Tin thế giới chiều thứ Tư: Tập đoàn đánh thuê Wagner của Nga tuyển mộ tù nhân từ Belarus

Tập đoàn đánh thuê Wagner của Nga tuyển mộ tù nhân từ Belarus

Một tù nhân đến từ Belarus nằm trong nhóm tân binh của Tập đoàn Wagner đã chạy trốn khỏi một căn cứ huấn luyện ở vùng Donbass phía đông Ukraine vào tháng 12, theo trang thông tin địa phương.

Theo trang thông tin tiếng Nga Donday, Bộ Nội vụ Nga đã ra thông báo “truy nã” tại vùng Rostov-on-Don – nằm gần biên giới Ukraine – đối với 6 thành viên của Tập đoàn Wagner bị cáo buộc bỏ trốn trong khoảng thời gian từ ngày 21/12 đến 22/12 từ một trung tâm đào tạo ở Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng.

Trong số những người trốn khỏi trung tâm huấn luyện có ba người quốc tịch Uzbekistan, một người quốc tịch Kyrgyzstan, một người quốc tịch Nga và một người Belarus. “Cả sáu người đều có vũ trang và rất nguy hiểm”, theo Donday, trích dẫn một nguồn tin trong cơ quan thực thi pháp luật.

Donday mô tả những người đàn ông là “lính đánh thuê bị kết án” và là “tù nhân có vũ trang từ Wagner PMC [Công ty quân sự tư nhân].”

Nhóm bán quân sự này đã tham gia rất tích cực vào cuộc chiến hiện tại ở Ukraine và hỗ trợ quân đội Nga trong việc sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Nhà nước Nga kể từ năm 2014 đã nhiều lần phủ nhận sự tồn tại của nhóm, khẳng định rằng lính đánh thuê là bất hợp pháp theo luật pháp Nga và các công ty an ninh quân sự tư nhân cũng sẽ không được phép cung cấp dịch vụ bên ngoài nước Nga theo luật của nước này.

Nhưng sau khi ông Putin xâm lược Ukraine vào ngày 24/2, giọng điệu ở Nga đã thay đổi về nhóm cung cấp binh lính cho thuê này, và Nga đã khởi động quá trình hợp pháp hóa các công ty quân sự tư nhân như PMC.

Mặc dù Điện Kremlin vẫn chính thức phủ nhận bất kỳ mối liên hệ trực tiếp nào giữa Tập đoàn Wagner và nhà nước, nhưng nhiều người tin rằng các chiến dịch của họ được phối hợp với Bộ Quốc phòng Nga.

Tập đoàn Wagner đã tuyển dụng một số lượng lớn tù nhân cho cuộc chiến ở Ukraine. Họ cũng như tuyển dụng ở các thuộc địa ở Nga, đề nghị giảm án cho các tù nhân nam và khuyến khích đổi tiền mặt lấy sáu tháng thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Ukraine.

Vladimir Oschkin, một nhà hoạt động nhân quyền người Nga và là người đứng đầu dự án chống tham nhũng Gulagu.net, một nhóm bảo vệ quyền của tù nhân, cho biết hồi tuần trước rằng kể từ ngày 24/2, có tới 30.000 tù nhân đã được tuyển dụng từ các nhà tù và đưa đến Ukraine, trong khi hơn 5.000 người đã thiệt mạng trong trận chiến và trong các trại của Tập đoàn Wagner, Newsweek đưa tin.

Ông Oschkin được cho là có một mạng lưới rộng lớn những người cung cấp thông tin bên trong hệ thống nhà tù của Nga và hiện đang sống lưu vong ở Pháp.

Cũng theo ông Oschkin, việc tuyển mộ cho cuộc chiến ở Ukraine đang diễn ra trong các nhà tù không chỉ ở Nga mà còn ở một số quốc gia ở Châu Phi, Turkmenistan và Kyrgyzstan, Tajikistan và thậm chí cả Belarus.

“Chúng tôi có thông tin rằng hệ thống nhà tù Belarus đã mở cửa cho Prigozhin và các đồng nghiệp của ông ta tuyển mộ tù nhân trong năm nay. Chúng tôi có tài liệu [ngày 28/9] về điều này, khi [nhân viên] Bộ Tư pháp Belarus chuyển nó đến hệ thống nhà tù để mở cửa cho một nhóm người Nga muốn vào nhà tù Belarus cùng với Prigozhin,” ông nói.

Belarus, một đồng minh trung thành của Kremlin, đã không tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột Ukraine. Tuy nhiên, quân đội Nga đã được phép tập trận trên lãnh thổ Belarus từ trước khi bắt đầu chiến tranh.

Nhật Minh (theo Newweek)

WHO kêu gọi Trung Quốc tiết lộ số ca tử vong thực sự vì Covid-19

Huyền Anh

Một thi thể được chuyển từ ​​xe tang vào thùng chứa đông lạnh ở nhà hỏa táng và nhà tang lễ Đông Giao, một trong số những nơi xử lý thi thể của các bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 18 tháng 12, năm 2022. (Ảnh: Getty Images)

Sau nhiều lần bị chính quyền Trung Quốc che giấu sự thực, đặc biệt là về số ca tử vong vì dịch bệnh, các cố vấn khoa học hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang tìm kiếm một “bức tranh thực tế hơn” về tình hình Covid-19 ở Trung Quốc.

Vào ngày 3/1, WHO đã mời các nhà khoa học Trung Quốc tham dự một cuộc họp kín với nhóm cố vấn kỹ thuật của họ để chia sẻ dữ liệu về các biến thể Covid-19 hiện đang lây lan tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, cuộc họp giữa các chuyên gia của WHO và Trung Quốc sẽ không được công khai cho công chúng hoặc giới truyền thông. Chính quyền Bắc Kinh bị cáo buộc tiếp tục che giấu sự thực, đặc biệt là về số ca tử vong vì dịch bệnh tại nước này.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dỡ bỏ chính sách Zero Covid vào tháng 12/2022 sau các cuộc biểu tình lịch sử lan rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, thay vì dần nới lỏng các biện pháp phòng dịch, chính quyền Bắc Kinh đã đột ngột chấm dứt chính sách này, khiến cho các ca nhiễm Covid-19 hiện đang gia tăng trên khắp Trung Quốc.

Phát biểu với báo chí trước cuộc họp hôm thứ Ba (3/1), nhà virus học và thành viên ủy ban của WHO Marion Koopmans nói rằng, thông tin mà chính quyền Trung Quốc công bố về tỷ lệ nhập viện do nhiễm Covid-19 là “không đáng tin cậy”, đồng thời ông kêu gọi chính quyền nước này cần phải trung thực hơn vì lợi ích của chính người dân Trung Quốc.

“Chúng tôi muốn thấy một bức tranh thực tế hơn về những gì đang thực sự diễn ra [tại Trung Quốc]”, ông Koopmans nói.

“Việc cung cấp những thông tin đáng tin cậy hơn là vì lợi ích của chính Trung Quốc”, ông nhấn mạnh.

ĐCSTQ che giấu cái chết hàng loạt và tình hình lây nhiễm của Covid-19

Gần ba năm phong tỏa vì chính sách Zero Covid của ĐCSTQ đã làm suy giảm khả năng miễn dịch tự nhiên của người dân Trung Quốc. Đại dịch lần này dường như đang vượt quá khỏi tầm kiểm soát ở Trung Quốc.

Việc Trung Quốc đột ngột nới lỏng chính sách phòng dịch sau nhiều năm phong tỏa đã dẫn đến sự bùng nổ các ca nhiễm Covid-19 trong nước, với ước tính gần 37 triệu người nhiễm Covid-19 chỉ trong một ngày, theo biên bản bị rò rỉ từ cuộc họp ngày 21/12 của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC). Tờ Bloomberg là bên đầu tiên đưa tin về vụ rò rỉ dữ liệu này vào hôm 23/12.

Theo số liệu bị rò rỉ, có tới 248 triệu người có thể đã nhiễm Covid-19 chỉ trong 20 ngày đầu tiên của tháng 12. Theo đó, loại virus này đã lây nhiễm cho hơn một nửa số cư dân của thủ đô Bắc Kinh và tỉnh Tứ Xuyên ở phía tây nam Trung Quốc.

Mặc dù vậy, chính quyền Trung Quốc vẫn đưa tin rằng, chỉ có 10 ca tử vong vì Covid-19 ở Trung Quốc trong tháng 12. Trong một động thái tương tự, chính quyền Bắc Kinh chỉ báo cáo ba trường hợp tử vong mới do nhiễm Covid-19 vào ngày 2/1 và chỉ có một trường hợp tử vong mới vào ngày 1/1.

Một báo cáo do công ty dữ liệu y tế Airfinity có trụ sở tại Anh công bố vào tháng 12 ước tính rằng, có khoảng 9.000 người ở Trung Quốc tử vong mỗi ngày vì nhiễm Covid-19 và con số đó có thể sẽ lên tới 25.000 người vào cuối tháng 1. Báo cáo cho biết, số ca tử vong tích lũy ở Trung Quốc kể từ ngày 1/12 có thể lên tới 161.000 người.

BMJ, một tạp chí thương mại y tế được bình duyệt hàng tuần, đã phát hành một bài báo vào ngày 3/1 cho thấy rằng, ĐCSTQ đã làm xáo trộn dữ liệu về Covid-19 bằng cách thay đổi các tiêu chí mà họ sử dụng để thống kê số ca nhập viện và tử vong.

Bài báo cho biết: “Trung Quốc đã ngừng thống kê các trường hợp nhiễm Covid-19 và tử vong vì Covid-19, họ ngừng xét nghiệm hàng loạt và áp dụng các tiêu chí mới để thống kê các trường hợp tử vong [vì Covid-19ơ. Điều này sẽ loại trừ hầu hết các ca tử vong được báo cáo”.

Bất chấp làn sóng bùng phát của các ca nhiễm mới, ĐCSTQ thông báo rằng họ sẽ mở cửa biên giới vào ngày 8/1.

Động thái này đã gây ra sự phản đối kịch liệt từ cộng đồng quốc tế. Các quốc gia trên thế giới hiện đang gấp rút đưa ra các yêu cầu xét nghiệm đối với tất cả những du khách đến từ Trung Quốc. Hoa Kỳ, Anh, Úc, Canada, Pháp, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Malaysia và Qatar nằm trong số các quốc gia đang tìm cách hạn chế mạnh mẽ hơn đối với những người đến từ Trung Quốc.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí ngày 28/12 rằng, hành khách sẽ buộc phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 hoặc bằng chứng đã hồi phục trước khi lên chuyến bay khởi hành từ Trung Quốc.

“Quyết định này của CDC nhằm kìm hãm tốc độ lây lan của Covid-19 tại Hoa Kỳ trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc đang tăng vọt do thiếu dữ liệu trình tự bộ gen và dịch tễ học đầy đủ, cũng như thiếu sự minh bạch về báo cáo từ Trung Quốc”, CDC Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí.

Phát ngôn viên của ĐCSTQ cho biết, các yêu cầu xét nghiệm là “không thể chấp nhận được” và chế độ này sẽ “có biện pháp đối phó” đối với các quốc gia ban hành lệnh hạn chế đi lại đối với các chuyến bay xuất phát từ Trung Quốc.

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch

Ukraine nói Nga đã mất hơn 2000 binh sĩ chỉ sau 3 ngày đầu năm mới

Các quan chức quân sự Ukraine cho biết, số người chết trong cuộc chiến năm 2023 của Nga đã vượt qua con số 2.000 và không có dấu hiệu cho thấy cuộc xung đột sẽ kết thúc.

Theo ước tính được Bộ Quốc phòng Ukraine đăng tải trong vài ngày qua, Nga đã thiệt hại ước tính khoảng 2.230 binh sĩ chỉ trong ba ngày giao tranh, nâng tổng số người Nga thiệt mạng lên con số ước tính 108.190 kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 .

Tuy nhiên, đây là những con số vẫn còn gây tranh cãi và không được xác minh độc lập.

Sau một cuộc tấn công bằng tên lửa ở miền đông Ukraine do Nga chiếm đóng hôm thứ Hai, các quan chức Ukraine ước tính đã giết chết khoảng 400 lính Nga, trong khi Điện Kremlin nói rằng tổng số gần 63 người thiệt mạng.

Nhiều bên quan sát khác đã đưa ra những ước tính khác nhau về số người thiệt mạng. Hãng tin độc lập của Nga Mediazona đã xác nhận tên của hơn 10.000 người thương vong tính đến giữa tháng 12, mặc dù quan chức quân sự hàng đầu của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Tướng Mark Milley, cho rằng cả hai bên đã vượt mốc 100.000 người chết vào tháng 11. 

Sự tức giận ở Nga về những tổn thất gia tăng trong cuộc chiến đang ngày càng trở nên rõ nét. Sau cuộc thăm dò cho thấy sự phản đối chiến tranh ngày càng tăng ở nước này hồi cuối năm, cuộc tấn công hôm thứ Hai ở khu vực Donetsk đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích lãnh đạo quân đội Nga, theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW). Một số blogger thân Nga đã chỉ trích việc bố trí tập trung binh lính và báo cáo số người chết cao hơn đáng kể so với con số 63 mà chính phủ Nga báo cáo.

Trong khi đó, ISW báo cáo rằng Bộ Quốc phòng Nga đang cố gắng đổ lỗi cho các quan chức ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk cũng như các binh sĩ, cho rằng cuộc tấn công xảy ra khi các quân nhân Nga “vi phạm an ninh hoạt động bằng cách sử dụng điện thoại di động cá nhân, cho phép các lực lượng Ukraine tiến hành một cuộc tấn công chính xác vào căn cứ.”

ISW cho biết, một số blogger trong số đó đã đề cập trên Telegram về tuyên bố ngày 21 tháng 12 của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Bộ Quốc phòng Nga cần phải chịu trách nhiệm và lắng nghe những lời chỉ trích về những thất bại của mình, đồng thời kêu gọi Điện Kremlin trừng phạt các nhà lãnh đạo quân sự chịu trách nhiệm về những thất bại này.

ISW cho biết, những điều đó cho thấy dấu hiệu về khả năng chỉ huy cuộc xung đột của ông Putin đang bị trượt dốc.

ISW viết: “Những thất bại quân sự sâu sắc như vậy sẽ tiếp tục làm phức tạp thêm những nỗ lực của Putin nhằm xoa dịu cộng đồng ủng hộ chiến tranh của Nga và duy trì giọng điệu thống trị trong không gian thông tin trong nước”.

“Các nguồn tin của Nga tuyên bố rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho quân đội và Ủy ban Điều tra làm rõ vụ việc ở Makiivka trước ngày 6 tháng 1. Việc ông Putin không thể giải quyết những lời chỉ trích và sửa chữa những sai sót trong chiến dịch quân sự của Nga có thể làm giảm uy tín của ông ấy với tư cách là một nhà lãnh đạo chiến tranh.”

Ngân Hà (theo Newsweek)

Lạm phát của Đức đạt 7.9% vào năm 2022, cao nhất trong hơn 70 năm

Lạm phát của Đức đạt 7.9% vào năm 2022, cao nhất trong hơn 70 năm
Một thợ làm bánh người Đức đặt những ổ bánh mì lên kệ trưng bày tại một tiệm bánh ở Berlin hôm 28/12/2022. (Ảnh: John Macdougall/AFP qua Getty Images)

BERLIN—Đức đã ghi nhận mức lạm phát hàng năm cao nhất trong hơn 70 năm qua, theo dữ liệu sơ bộ do Văn phòng Thống kê Liên bang của nước này công bố hôm thứ Ba (03/01).

Giá lương thực và năng lượng tăng do cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã khiến lạm phát cả năm đạt 7.9% vào năm 2022. Lần cuối cùng lạm phát thường niên gần mức đó là vào năm 1951, khi lạm phát ở mức 7.6% khi cuộc bùng nổ kinh tế thời hậu chiến bắt đầu. Lạm phát thường niên năm 2021 là 3.1%.

Dữ liệu sơ bộ cho thấy lạm phát đã chậm lại phần nào trong tháng Mười Hai, xuống còn 8.6% so với cùng tháng năm trước, do các khoản thanh toán một lần của chính phủ để giúp người tiêu dùng thanh toán hóa đơn sưởi ấm và xăng có hiệu lực. Trong tháng Mười, lạm phát hàng tháng đã đạt mức kỷ lục 10.4% trước khi giảm xuống 10% vào tháng Mười Một.

Giá cả tăng làm giảm khả năng chi tiêu của người tiêu dùng. Nhiều nghiệp đoàn Đức đã vận động thành công để tăng lương cao hơn mức trung bình trong những tháng gần đây để bù đắp tác động của lạm phát.

Trong khi đó, số liệu thất nghiệp ở nền kinh tế lớn nhất Âu Châu tăng nhẹ trong tháng Mười Hai lên 2.45 triệu, tương đương 5.4%. Con số này cao hơn khoảng 0.1% so với tháng Mười Một, mặc dù mức tăng như vậy không phải là bất thường vào cuối năm khi các hợp đồng tạm thời hết hạn.

Con số thất nghiệp trung bình cả năm cho năm 2022 là 2.42 triệu, ít hơn gần 200,000 so với năm 2021.

The Associated Press

Related posts