Liên Thành
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang) gần đây đã bắt đầu chuyến công du tới ba nước châu Âu để thuyết phục các nhà lãnh đạo châu Âu tăng cường đầu tư vào TQ. Tuy nhiên, quan hệ đối tác Trung-Nga đã trở thành một bài toán khó đối với ông.
Tại Đức, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm châu Âu của ông Tần Cương, người đồng cấp Đức Annalena Baerbock đã có cuộc đối đầu gay gắt với ông Tần về “kế hoạch của EU trừng phạt các công ty Trung Quốc ủng hộ cuộc xâm lược của Nga”.
Khả năng áp đặt các hạn chế đối với tám công ty Trung Quốc đang được thảo luận trong EU. Tại cuộc họp báo sau cuộc gặp với bà Baerbock, khi được hỏi về triển vọng của các lệnh trừng phạt, ông Tần Cương tuyên bố rằng, ĐCSTQ kiên quyết phản đối bất kỳ lệnh trừng phạt đơn phương nào.
Ông cũng bảo vệ cách tiếp cận của Bắc Kinh, nói rằng: “Có sự trao đổi và hợp tác bình thường giữa các công ty Trung Quốc và Nga, điều này không thể bị gián đoạn”. Ông cũng nói thêm rằng, “Các vấn đề của Ukraina rất phức tạp…”
Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cũng sử dụng kinh tế như một mối đe dọa, nói rằng nếu Đức tách rời ĐCSTQ, chỉ vì “sự khác biệt” về chính trị, thì nền kinh tế lớn nhất Liên minh Châu Âu sẽ phải trả “giá đắt”.
Ông cũng đe dọa phía Đức rằng nếu EU có các hành động trừng phạt Bắc Kinh, ĐCSTQ sẽ có “những phản ứng cần thiết”, v.v.
Tuy nhiên, ngoại trưởng Đức hoàn toàn phớt lờ nội dung cuộc nói chuyện của người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương. Bà nói tại cuộc họp báo rằng: “Trung lập nếu có nghĩa là ủng hộ kẻ xâm lược, thì đó là lý do tại sao nguyên tắc chỉ đạo của chúng tôi là: nói rõ rằng chúng tôi cùng phe với nạn nhân”.
Bà nhắn nhủ ông Tần Cương rằng, trong cuộc xâm lược Ukraina của Nga, cái gọi là “trung lập” của Bắc Kinh chẳng khác nào đứng về phía Nga. Bà cũng gây áp lực buộc Bắc Kinh phải làm nhiều hơn để giúp chấm dứt chiến tranh.
Theo Ngoại trưởng Đức, EU muốn bảo đảm rằng, các biện pháp trừng phạt hiện có đối với Nga không bị các nước thứ ba phá hỏng, “các quốc gia nên hợp tác để ngăn chặn các bên phân phối vũ khí của Nga liên quan đến chiến tranh.
Bà cũng nhấn mạnh rằng “các biện pháp trừng phạt nhằm vào các công ty cụ thể chứ không phải các quốc gia cung cấp các bộ phận chính cho các nhà phân phối vũ khí của Nga”.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng có bài phát biểu tại Nghị viện Châu Âu vào ngày 9 tháng 5, trong đó nêu quan điểm hoàn toàn trái ngược với thái độ của tổng thống Pháp Macron đối với ĐCSTQ.
Ông Scholz kêu gọi hợp tác toàn cầu hơn nữa trên cơ sở bình đẳng, đồng thời nhấn mạnh rằng “Hoa Kỳ vẫn là đồng minh quan trọng nhất của châu Âu”, và “ĐCSTQ cũng đang ngày càng trở thành một ‘đối thủ cạnh tranh’ và ‘đối thủ có hệ thống’ của châu Âu.