- Lư Ất Hân
Taobao trước đây dùng hình thức đầu tư nước ngoài nhưng không vào được Đài Loan, năm 2019 thiết lập Taobao Đài Loan do Claddagh Venture Investment Limited mở theo mô hình Shopee, nhưng ngoại giới vẫn có nhiều nghi ngờ là “giả đầu tư nước ngoài, thực tế là đầu tư từ Trung Quốc Đại Lục”. Ngày 24/8, Ủy ban đánh giá đầu tư kinh tế Đài Loan tuyên bố, Tập đoàn Alibaba có năng lực kiểm soát Claddagh Venture Investment Limited, thực tế đã bị nguồn vốn đầu tư Trung Quốc kiểm soát, vi phạm quy định về điều luật hai bờ eo biển, đã bị xử phạt 410.000 Đài tệ, và hạn trong 6 tháng phải rút vốn hoặc cải chính.
Tổng hợp thông tin từ Thời báo Tự do và Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan cho biết, Taobao Đài Loan thuộc Tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Đại Lục Alibaba, năm 2019 thông qua phương thức nhượng quyền thương hiệu do chi nhánh Đài Loan của Claddagh kinh doanh.
Về việc này, Ủy ban đánh giá đầu tư cho biết, qua điều tra cho thấy Alibaba có quyền kiểm soát thực chất đối với Claddagh. Ủy ban này cho biết, trong hồ sơ đầu tư của Claddagh tại Đài Loan, Alibaba thông qua công ty tại Singapore nắm giữ 28,77% cổ phần, mặc dù chưa vượt quá tiêu chuẩn nhận định tỷ lệ sở hữu 30% trong cấp phép đầu tư từ Trung Quốc, nhưng sau khi điều tra đã phát hiện theo pháp lệnh hoặc ước định khế ước, Alibaba có thể kiểm soát phương châm vận hành của Claddagh, và nhận định rằng Alibaba có quyền kiểm soát.
Ủy ban thẩm tra cho biết thêm, một trong những tiêu chuẩn nhận định là Claddagh có 3 vị cổ đông, phân biệt làm 2 loại cổ phiếu hạng A và B, Alibaba là cổ đông duy nhất của cổ phiếu hạng B. Còn về 3 vị trí trong Hội đồng quản trị, Alibaba cũng giữ một ghế hội đồng quản trị duy nhất của cổ phiếu hạng B. Theo điều lệ của Claddagh, ít nhất phải có 2 người tham gia đại hội cổ đông theo pháp định, trong đó có ít nhất một người nắm giữ cổ phiếu hạng A, một cổ đông khác nắm giữ cổ phiếu hạng B tham gia; số người tham gia đại hội đồng quản trị pháp định cần 2 người, trong đó có ít nhất một người nắm giữ cổ phiếu hạng A đại biểu Hội đồng quản trị, một người nắm giữ cổ phiếu hạng B đại biểu Hội đồng quản trị.
Điều này có nghĩa là, nếu Alibaba không tham gia hội nghị, sẽ dẫn đến đại hội cổ đông, hội nghị hội đồng quản trị không cách nào tổ chức được, thực chất là có quyền phủ quyết đối với dự thảo nghị quyết của đại hội cổ đông hoặc hội nghị hội đồng quản trị của Claddagh.
Alibaba trao quyền thương hiệu và tên miền “Taobao”, cho đến cả việc duy trì hệ thống IT và hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật cho chi nhánh công ty Claddagh tại Đài Loan, để cung cấp nền tảng thương mại điện tử “Taobao Đài Loan” cho Claddagh. Chi nhánh công ty Claddagh tại Đài Loan cần nộp cho Alibaba chi phí bản quyền và dịch vụ mỗi quý. Các thiết bị mạng của Taobao Đài Loan như máy chủ, là do Công ty cổ phần TNHH Taobao Hồng Kông thuê; do đó có thể thấy việc vận hành của công ty phụ thuộc nhiều vào thương hiệu Taobao, tên miền, nền tảng hệ thống IT của Alibaba, còn Claddagh thiếu quyền lực và năng lực vận hành độc lập.
Thứ ba, theo trang đăng nhập của Taobao Đài Loan hiển thị, thành viên đăng nhập cần đồng ý với “Chính sách riêng tư và thỏa thuận dịch vụ đối với người dùng Taobao Đài Loan”, nhưng chính sách này lại liên kết đến “Chính sách riêng tư và thỏa thuận dịch vụ đối với nền tảng Taobao toàn cầu” của Alibaba. Điều này khiến thành viên Taobao Đài Loan nếu đồng ý chính sách mở, có thể trao quyền cho Alibaba sử dụng thông tin cá nhân, camera, v.v. Thông tin giao dịch của thành viên chuyển về máy chủ của Alibaba đặt tại nội địa Trung Quốc, e là sẽ có rủi ro mất an toàn thông tin.
Về vấn đề này, Bộ Kinh tế Đài Loan cho biết, Bộ này đã điều tra và nhận định nếu Alibaba không trao quyền hoặc chấm dứt trao quyền thương hiệu tên miền “Taobao” cho đến cả hệ thống IT cho chi nhánh Đài Loan của công ty Claddagh, thì chi nhánh Đài Loan của Claddagh sẽ không thể tiếp tục vận hành nền tảng thương mại điện tử Taobao Đài Loan nữa. Alibaba nắm quyền phủ quyết đối với các dự thảo của đại hội cổ đông hoặc hội nghị hội đồng quản trị của Claddagh, do đó có thể thấy Alibaba có thể kiểm soát phương châm vận hành của Claddagh.
Bộ Kinh tế nhấn mạnh, điều này dù phù hợp với cái gọi là “năng lực kiểm soát” trong “Luật cấp phép người dân khu vực Trung Quốc Đại Lục đến Đài Loan đầu tư”, cần chiểu theo quy định trong mục 1 điều 73 của điều lệ hai bờ eo biển. Trước tiên cần xin cấp phép từ Bộ Kinh tế, nhưng do công ty này không chiểu theo quy định nói trên để xin cấp phép vì thế Bộ Kinh tế căn cứ vào mục 1 điều 93 của luật này để đưa ra mức xử phạt 410.000 Đài tệ (khoảng 13.947 USD), và gia hạn trong 6 tháng phải rút lại vốn đầu tư hoặc cải chính.
Liên quan đến bộ phận quyền lợi của người dùng và các chủ gian hàng sau vụ việc này, Claddagh cần chiểu theo các quy định liên quan như Luật bảo vệ người tiêu dùng để xử lý thỏa đáng những tranh cãi giao dịch có thể xảy ra trong thời hạn cho phép, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng trong nước.
Thực tế, Alibaba và Taobao từ mấy năm trước đã muốn vào Đài Loan, nhưng đều bị Ủy ban đánh giá đầu tư phạt vì khai man quyền cổ đông, và gia hạn rút đầu tư, hai bên thậm chí còn ra tòa.
Công ty con của Alibaba Đài Loan năm 2008 dùng danh nghĩa Tinh Thương (Starmerx) để đăng ký tại Đài Loan, năm 2014 niêm yết tại thị trường chứng khoán Mỹ, mặc dù vốn đầu tư Trung Quốc nắm dưới 30% cổ phần, nhưng lại có quyền kiểm soát đối với vấn đề nhân sự, tài vụ, kế toán. Do đó, năm 2015 đã bị Ủy ban đánh giá đầu tư Đài Loan nhận định có quyền kiểm soát thực chất, và phạt 120.000 Đài tệ (khoảng 4.082 USD), yêu cầu rút đầu tư hoặc chuyển nhượng.
Ngoài ra, từ tháng 11/2013, chi nhánh Đài Loan của công ty Taobao Hồng Kông thuộc Alibaba đến Đài Loan thiết lập chi nhánh công ty, cũng đối mặt với việc này, họ dùng thân phận thương mại Hồng Kông để tiến vào Đài Loan. Sau khi Alibaba niêm yết cổ phiếu tại Mỹ, Ủy ban đánh giá đầu tư căn cứ vào báo cáo tài chính của công ty niêm yết tại New York và thông tin cổ đông thì phát hiện trong đó có các thông tin liên quan đến cổ đông như Jack Ma của Alibaba và các nhà điều hành. Do đó Ủy ban này xác định vốn đầu tư từ Trung Quốc có quyền kiểm soát.
Ủy ban đánh giá đầu tư sau đó chiểu theo luật quan hệ giữa hai bờ eo biển, quy định về cấp phép vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Đài Loan, để đưa ra mức xử phạt đối với Taobao Đài Loan không tuân theo quy định với số tiền phạt là 240.000 Đài tệ (khoảng 8.164 USD), đồng thời gia hạn trong 6 tháng phải ngừng hoặc rút vốn đầu tư.
Về việc Ủy ban đánh giá đầu tư Đài Loan đưa ra lệnh phạt, chi nhánh Đài Loan của Alibaba và chi nhánh Đài Loan của Taobao Hồng Kông đều kháng cáo và chuyển sang thủ tục tố tụng hành chính, sau đó Alibaba thua kiện, Taobao Hồng Kông thắng kiện. Tuy nhiên, Ủy ban đánh giá đầu tư tiếp tục đề nghị kháng cáo đối với vụ án Taobao Hồng Kông. Cuối cùng năm 2017, Taobao Hồng Kông bị tòa án hành chính tối cao xác định là đầu tư từ Trung Quốc, và vô hiệu hóa quyết định trước đó.
Lư Ất Hân