Ngân hàng nước ngoài bị liên lụy bởi khủng hoảng bất động sản Trung Quốc
Cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản của Trung Quốc lan rộng, niềm tin thị trường sụp đổ, chính quyền Bắc Kinh phải vật lộn để kiềm chế tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng, các ngân hàng Trung Quốc có thể phải đối mặt với khoản lỗ cho vay mua nhà lên tới 2.400 tỷ nhân dân tệ. Cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc còn dẫn đến khó khăn cho các ngân hàng toàn cầu như HSBC và Standard Chartered Bank.
Theo Bloomberg, cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng sâu sắc ở Trung Quốc đã làm suy giảm niềm tin của hàng trăm ngàn người mua nhà và khiến tâm lý chờ đợi ngày càng gia tăng. Cơn bão nhà ở chưa hoàn thiện đang tiếp tục lan rộng, tính đến thời điểm hiện tại, hơn 90 thành phố và 300 chủ sở hữu bất động sản đã phản đối bằng cách “đình chỉ cho vay” (ngừng trả tiền vay thế chấp mua nhà), và đã có những cảnh báo về rủi ro hệ thống rộng hơn.
S&P Global ước tính rằng 2.400 tỷ nhân dân tệ (khoảng 356 tỷ USD), tương đương 6,4% tổng số các khoản thế chấp, sẽ gặp rủi ro trong trường hợp xấu nhất. Deutsche Bank cảnh báo rằng ít nhất 7% các khoản vay mua nhà có rủi ro.
Ngược lại, các khoản vay thế chấp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự gián đoạn nguồn cung mà các ngân hàng niêm yết của Trung Quốc báo cáo cho đến nay chỉ là 2,1 tỷ nhân dân tệ.
Ông Trần Chí Vũ (Zhiwu Chen), giáo sư tại Trường Kinh tế và Quản lý thuộc Đại học Hồng Kông, cho biết các ngân hàng đã bị mắc kẹt ở giữa, và nếu họ không hỗ trợ các nhà phát triển bất động sản hoàn thành việc xây dựng, họ sẽ mất nhiều hơn được. Nếu họ hành động dưới áp lực, họ sẽ gây được thiện cảm với chính quyền Bắc Kinh, nhưng đồng thời gia tăng khả năng bị chậm trễ trong các dự án bất động sản.
Áp lực đối với ngành ngân hàng Trung Quốc không dừng lại ở đó. Trong khi Bắc Kinh đang bị ảnh hưởng do kinh tế tăng trưởng chậm và dịch bệnh, và cả vấn đề tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục ở thanh niên, vào tuần trước chính quyền đã công bố kế hoạch thành lập quỹ bất động sản có quy mô 200 – 300 tỷ nhân dân tệ. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng yêu cầu các ngân hàng cung cấp khoản vay 1.000 tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ các công ty nhà ở hoàn thiện “các tòa nhà chưa hoàn thành” và cung cấp cho chủ sở hữu thời gian gia hạn hoàn trả khoản vay.
Rủi ro trong lĩnh vực bất động sản của ngành ngân hàng Trung Quốc cao hơn nhiều so với bất cứ lĩnh vực nào khác.
Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (ngân hàng trung ương), tính đến cuối tháng Ba, có 39.000 tỷ nhân dân tệ trong khoản vay mua nhà và 13.000 tỷ nhân dân tệ trong các nhà phát triển bất động sản. Cùng với việc chính quyền Bắc Kinh áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro, những người cho vay có mức độ rủi ro cao có thể phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn.
S&P dự đoán, doanh số bán nhà ở Trung Quốc có thể giảm tới 33% trong năm nay do việc ngừng thế chấp gây ra bởi các bất động sản dang dở, S&P dự đoán điều này càng làm siết chặt thanh khoản đối với các công ty nhà ở đang gặp khó khăn và dẫn đến nhiều vụ vỡ nợ hơn.
Theo công ty tư vấn Teneo, trong năm qua khoảng 28 trong số 100 công ty bất động sản hàng đầu của Trung Quốc đã vỡ nợ hoặc đạt được thỏa thuận với các chủ nợ để gia hạn nợ.
Trong tháng Bảy, doanh số của 100 công ty bất động sản hàng đầu đã giảm hơn nữa. Theo dữ liệu do tổ chức nghiên cứu bên thứ ba của Trung Quốc CRIC công bố vào ngày 31/7 cho thấy, trong tháng Bảy, doanh số của 100 công ty bất động sản hàng đầu đã giảm 28,6% so với tháng trước, và mức sụt giảm doanh số hàng năm vẫn ở mức mức cao gần 40%. Khu vực giao dịch của 30 thành phố trọng điểm giảm 16% theo so với tháng trước và giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng gia tăng của Trung Quốc đã làm gián đoạn thị trường tín dụng châu Á, làm tê liệt không chỉ các ngân hàng Trung Quốc mà cả các ngân hàng toàn cầu bao gồm HSBC và Standard Chartered cũng bị ảnh hưởng.
Theo Liberty Times tại Đài Loan đưa tin, HSBC tại Trung Quốc phải đối mặt với rủi ro bất động sản thương mại của Trung Quốc lên tới hơn 12 tỷ USD, 1/3 trong số các bất động sản đó là không đạt tiêu chuẩn hoặc bị hư hỏng, và HSBC sẽ đệ đơn cáo buộc lên chính quyền Trung Quốc.
Ngày 1/8, giám đốc Tài chính HSBC Holdings, ông Ewen Stevenson cho biết, họ đang theo dõi chặt chẽ các sổ sách nước ngoài về hoạt động kinh doanh bất động sản thương mại của họ ở Trung Quốc và vẫn còn một chặng đường dài để có thể bước qua được thời kỳ tồi tệ nhất.
HSBC đã gánh khoản lỗ tín dụng dự kiến lên tới 142 triệu USD liên quan đến bất động sản thương mại Trung Quốc trong quý II năm nay.
Reuters đưa tin vào tháng Chín năm ngoái, rằng các nhà phân tích của JPMorgan đã cảnh báo rằng lợi nhuận và bảng cân đối kế toán của HSBC và Standard Chartered có thể phải đối mặt với thiệt hại lan tỏa từ cuộc khủng hoảng nợ Evergrande, mặc dù họ nói rằng họ không tiếp xúc trực tiếp với rủi ro bất động sản của Evergrande.
Phần lớn lợi nhuận của 2 ngân hàng này là từ Trung Quốc Đại Lục và Hồng Kông, là những ngân hàng nước ngoài đã tham gia bảo lãnh cho vay vốn nhiều nhất của các nhà phát triển trong nước, có nghĩa là họ có thể phải đối mặt với tác động thứ cấp trực tiếp nhất.
Trong số các ngân hàng nước ngoài, HSBC và Standard Chartered có mức cho vay trực tiếp lớn nhất đối với lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, HSBC có 17 tỷ USD, tương đương 1,5% tài sản của tập đoàn; Standard Chartered có 1,3 tỷ USD, chiếm 0,5% các khoản cho vay của tập đoàn.
Hiểu Vũ, Vision Times
Nga chuẩn bị tấn công quê hương của Tổng thống Zelensky
Nga đã bắt đầu thành lập một lực lượng tấn công quân sự nhằm vào quê hương Kryvyi Rih của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và cảnh báo rằng Matxcova có thể đang chuẩn bị các hoạt động tấn công mới ở miền nam Ukraine, Kyiv cho biết hôm thứ Tư.
Nga đang nắm giữ vùng đất phía nam của Ukraine mà họ đã chiếm được trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược, nhưng Kyiv cho biết họ sẽ tổ chức một cuộc phản công. Hôm thứ Ba, Ukraine cho biết họ đã giành lại 53 ngôi làng ở vùng Kherson bị chiếm đóng, theo Reuters.
Trong bản cập nhật thường xuyên về cuộc chiến, Bộ chỉ huy quân sự miền Nam của Ukraine mô tả tình hình là căng thẳng và cho biết Nga đã tấn công dọc chiến tuyến vào ngày 2/8.
Thành phố sản xuất thép Kryvyi Rih, nơi tổng thống Ukraine sinh ra và lớn lên, nằm cách chiến tuyến phía nam khoảng 50 km.
Bộ chỉ huy quân sự miền nam nói: ‘Nga đã bắt đầu thành lập một nhóm tấn công theo hướng Kryvyi Rih. Rất có thể kẻ thù đang chuẩn bị một cuộc phản công thù địch với kế hoạch tiếp theo là tiến đến ranh giới hành chính của vùng Kherson’.
Ukraine đang cố gắng gây sức ép lên các vị trí của Nga ở khu vực biển Đen Kherson quan trọng về mặt chiến lược và đã sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp để tiến hành các cuộc tấn công vào các đường tiếp tế và bãi chứa đạn dược của Nga.
Quân đội Ukraine cho biết trong một tuyên bố rằng các lực lượng Nga đang lùng sục các căn cứ trong khu vực để biến chúng thành hầm trú bom nhằm cất giữ khí tài quân sự.
Nguồn: The Guardian
G7 kêu gọi Trung Quốc ngừng ‘hành động đe dọa’ xung quanh Đài Loan
Các Bộ trưởng thuộc khối G7 đã ra tuyến bố chung vào ngày 3/8 để đáp lại phản ứng quân sự và ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với Đài Loan, kêu gọi chế độ này chấm dứt hành vi hung hăn trong khu vực.
Tuyên bố trên cho biết các quốc gia khối G7 lo ngại về các hành vi đe dọa gần đây của ĐCSTQ, đặc biệt là các cuộc tập trận bắn đạn thật và ép buộc kinh tế, có nguy cơ leo thang không cần thiết.
“Không có lý do gì để biện minh cho việc sử dụng một chuyến thăm làm cái cớ cho hoạt động quân sự hung hăng ở eo biển Đài Loan”.
“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc không đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực trong khu vực và giải quyết các bất đồng xuyên eo biển bằng các biện pháp hòa bình”.
Bình luận này được đưa ra sau chuyến thăm được công bố của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan. ĐCSTQ đã phản đối chuyến đi bằng cách thực hiện các lệnh cấm nhập khẩu trả đũa đối với Đài Loan, tiến hành các cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật xung quanh hòn đảo và gửi máy bay chiến đấu vào Vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.
Trong vụ việc mới nhất như vậy, quân đội Đài Loan đã đáp trả cuộc xâm nhập của 22 máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay qua đường trung tuyến của eo biển Đài Loan vào ngày 3/8.
Đài Loan tuyên bố rằng họ đã điều động máy bay và triển khai các hệ thống tên lửa để ‘giám sát’ các hoạt động của Trung Quốc.
Bà Pelosi và Tòa Bạch Ốc khẳng định rằng chuyến đi này phù hợp với các chính sách lâu đời điều chỉnh quan hệ Trung – Mỹ và không cần báo hiệu một động thái thực hiện vai trò truyền thống của Mỹ trong khu vực.
G7 đồng ý với quan điểm của Mỹ và tuyên bố rằng chuyến thăm không có cách nào thay đổi đáng kể tiền lệ hoặc chính sách đã được thiết lập.
“Việc các nhà lập pháp từ các quốc gia của chúng tôi đi du lịch quốc tế là điều bình thường và thường xuyên”, tuyên bố của G7 viết. “Phản ứng leo thang của Trung Quốc có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng và gây bất ổn cho khu vực”.
“Chúng tôi nhắc lại cam kết chung và kiên định của mình trong việc duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan”.
Nhóm bảy nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) là một diễn đàn chính trị liên chính phủ bao gồm: Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ.
ĐCSTQ duy trì cái gọi là nguyên tắc “Một Trung Quốc”, trong đó tuyên bố rằng Đài Loan là một tỉnh ly khai phải được thống nhất với đại lục. Chế độ cầm quyền này không loại trừ việc sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu này.
Tuy vậy, Đài Loan đã duy trì nền dân chủ từ năm 1949 và chưa bao giờ bị ĐCSTQ kiểm soát. Hơn nữa, chính phủ dân chủ của Đài Loan và nền kinh tế thị trường phát triển mạnh đảm bảo rằng họ duy trì quan hệ thương mại lành mạnh với nhiều cường quốc toàn cầu.
Đức Minh, theo The Epoch Times