Liên Thành
Nhận xét của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng “Châu Âu không nên là chư hầu của Mỹ vì xung đột giữa Đài Loan và Trung Quốc” vẫn đang cháy lan khắp thế giới. Liên minh liên nghị viện về chính sách Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố chung vào ngày 11/4, nhấn mạnh rằng ông Macron không đại diện cho châu Âu và tiếng nói của người dân Đài Loan cần được tôn trọng.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền được công bố vào ngày 10/4, tổng thống Pháp Macron nói: “Câu hỏi mà người châu Âu phải đối mặt là: Việc đẩy nhanh (khủng hoảng) Đài Loan có lợi cho chúng ta không? Không hề. Điều tồi tệ hơn là người châu Âu nghĩ rằng họ nên theo đuổi vấn đề này, điều chỉnh bản thân theo nhiệp điệu của Mỹ và phản ứng thái quá của Trung Quốc”.
Đáp lại, hơn 30 nghị sĩ từ Liên minh liên nghị viện về Trung Quốc (IPAC) đã đưa ra tuyên bố chung vào ngày 11/4, nhấn mạnh rằng những nhận xét liên quan đến Đài Loan của ông Macron không đại diện cho châu Âu và cố gắng hết sức để bảo đảm lập trường hung hăng của Bắc Kinh đối với Đài Loan sẽ nhận được phản ứng thù địch từ cộng đồng quốc tế.
Tuyên bố cho thấy các thành viên IPAC vô cùng thất vọng trước nhận xét của ông Macron, đặc biệt là câu nói “Châu Âu nên tránh bị lôi kéo vào các cuộc xung đột không thuộc về chúng ta – đây rõ ràng là đề cập đến căng thẳng ở eo biển Đài Loan”.
Tuyên bố chung nhấn mạnh rằng, bài phát biểu của ông Macron ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm xúc của các nghị sĩ Châu Âu và thậm chí cả thế giới. Hơn 30 thành viên của IPAC “được thống nhất bởi niềm tin rằng phải chống lại bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng và tiếng nói dân chủ của người dân Đài Loan phải được tôn trọng”.
Hơn 30 người ký chung đến từ 15 quốc gia trên thế giới, trong đó có Olivier Cadic và Andre Gattolin, là hai phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Thượng viện Pháp, và ông Joar Forssell, Nghị sĩ Đảng Tự do của Thụy Điển cùng nhiều nghị sĩ khác.
Sự hoang mang và bất mãn của nghị sĩ các nước về những nhận xét được coi là “thân Trung Quốc, công kích Mỹ, bán đứng châu Âu và coi thường Đài Loan” của ông vẫn đang lan rộng. Họ cho rằng những nhận xét đó của ông không chỉ làm tổn thương Mỹ, mà còn gây nguy hiểm cho sự ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chia rẽ châu Âu.
Bài bình luận của tờ The Wall Street Journal cũng chỉ trích ông Macron: “Không ai muốn xảy ra khủng hoảng Đài Loan, nhưng để tránh nó, bạn cần có sự răn đe đáng tin cậy… Những bình luận vô ích của ông ấy sẽ làm suy yếu Mỹ và việc phương Tây răn đe Trung Quốc”.
Có lẽ người thẳng thắn nhất là ông Chris Smith, Chủ tịch Ủy ban Điều hành Quốc hội về Trung Quốc (CECC) của Mỹ, ông chỉ trích bài phát biểu của Macron là “dường như phản bội Đài Loan dân chủ” và kêu gọi xem xét lại quan hệ Mỹ-Pháp.
Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio cũng đăng một video lên tài khoản mạng xã hội của mình, đặt câu hỏi liệu ông Macron có đại diện cho Châu Âu không? Nếu phát biểu của ông thay mặt cho Châu Âu, Mỹ nên rút quân khỏi Châu Âu. Hiện tại Mỹ có hơn 60.000 quân đóng tại Châu Âu, phân bố ở hơn chục quốc gia, về cơ bản là bao trùm khắp các cường quốc nổi tiếng ở Châu Âu, chỉ có duy nhất Pháp là không có Mỹ đóng quân.