Liên Thành
ĐCSTQ đã có những thay đổi liên tiếp từ trong ra đến ngoài kể từ khi ông Tập bắt đầu lên nắm quyền tới nay. Đằng sau những thay đổi đó – những thay đổi mang tính thế kỷ của vị tổng bí thư họ Tập phải chăng là tham vọng thay đổi trật tự quốc tế của chế độ này?
Sau khi diễn ra cuộc hội đàm với tổng thống Putin tại Matxcova, ông Tập đã trở về Trung Quốc và thị sát lực lượng hải quân của chiến khu phía nam vào giữa tháng tư.
Ngày 27 tháng 4, Tiến sĩ Trình Hiểu Nông (Cheng Xiaonong/程晓农), chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, đã đăng một bài viết trên Đài Á Châu Tự Do, phân tích những thông tin quan trọng đằng sau chuyến thị sát của ông Tập Cận Bình.
Tiến sĩ Trình đã viết về các báo cáo từ truyền thông chính thức của ĐCSTQ cho thấy, ông Tập đã nhấn mạnh trước các cơ quan hải quân ở chiến khu phía nam rằng, hải quân “phải nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề chiến tranh cũng như chiến đấu, đồng thời đổi mới các khái niệm hoạt động, chiến thuật và phương pháp huấn luyện.
Theo tiến sĩ Trình, hàm ý đằng sau lời nhắc nhở của ông Tập là ý nói việc huấn luyện của Hải quân Trung Quốc chưa được tiến hành theo mô hình chiến tranh, vẫn hoàn toàn chỉ là những cuộc diễn tập thông thường, nên các sự kiện có vẻ giống như được dàn dựng.
Ông Tập cũng nói rằng: “Cần phát triển mạnh mẽ các loại hình lực lượng và phương tiện tác chiến mới, quán triệt đặc điểm và quy luật xây dựng năng lực tác chiến chất lượng mới, thúc đẩy trang bị mới, lực lượng mới để đẩy nhanh hình thành thực lực tác chiến”.
Tiến sĩ Trình chỉ ra rằng, câu này thực sự thể hiện điểm yếu cơ bản của Hải quân Trung Quốc.
Đó là dù họ có một số thiết bị mới hiện đại, thì vẫn bị hạn chế trong việc sử dụng thành thạo các thiết bị đó trong thực chiến, và có một khoảng cách lớn so với “sức mạnh chiến đấu chất lượng mới” mà Hải quân cần, sau khi bước vào kỷ nguyên chiến tranh hỏa tiễn.
Nói cách khác, ĐCSTQ vẫn đang tìm cách tự bảo vệ mình sau khi các tàu hải quân bước vào trạng thái chiến đấu trên biển, và cách hình thành “năng lực chiến đấu thực tế” một cách hiệu quả.
Nói cách khác, hải quân Trung Quốc vẫn còn là một tân binh. Và ông Tập, vốn đã ít khi điều động quân đội trong những năm qua, lần này có động thái lạ- là rời Bắc Kinh để thị sát Hạm đội Biển Đông ở Trạm Giang. Vì ông ấy muốn thúc giục đội quân tân binh này tăng tốc và tập trung vào việc chuẩn bị cho chiến tranh.
Tuy nhiên, mặt khác, tiến sĩ Trình tin rằng, tham vọng của ĐCSTQ đối với Đài Loan nằm ở sự thống nhất hòa bình chứ không phải thống nhất quân sự.
Tiến sĩ Trình phân tích rằng, về đối nội, ông Tập đang vô vọng, muốn củng cố quyền lực của mình nên quyết tâm thu phục Đài Loan. Tuy nhiên ĐCSTQ hiểu rõ sự kiên quyết tới từ Hoa Kỳ- nhằm ngăn căn ông ta thực hiện kế hoạch này. Chính vì vậy, ông Tập đã thay đổi sách lược, cố gắng dùng phương thức hòa bình.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ- phụ trách các Vấn đề An ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, ông Ely Ratner, cho biết trong một cuộc hội thảo tại Viện Hudson vào tháng 3 rằng, quân đội Hoa Kỳ tự tin có thể ngăn chặn ĐCSTQ tấn công Đài Loan vào năm 2030.
Ông Ratner dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, bà Kathleen Hicks, cho biết:
“Khi các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh thức dậy, họ sẽ biết rằng hôm nay không phải là ngày để gây hấn. Phân tích của chúng tôi cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực sự nghĩ như vậy. Sự răn đe của Hoa Kỳ rất mạnh mẽ, và chúng tôi hy vọng sẽ duy trì được điều đó. Tôi tin rằng chúng tôi có thể làm được”.
Ông Ratner nhấn mạnh quân đội nước này “sẽ tiếp tục tăng cường khả năng răn đe để ĐCSTQ biết rằng hành động gây hấn sẽ phải trả một cái giá rất đắt mà Bắc Kinh không thể chống đỡ nổi”.
Cuối cùng, tiến sĩ Trình Hiểu Nông chỉ ra rằng cộng đồng tình báo Hoa Kỳ gần đây cũng đã tuyên bố Bắc Kinh nên tránh xâm lược Đài Loan bằng vũ lực.
Tiến sĩ Trình đánh giá việc chuẩn bị chiến tranh của ĐCSTQ cho thấy, ông Tập đang vẽ ra những kế hoạch lớn, sức mạnh hải quân mà ông Tập muốn là nhằm để đối trọng với quân đội Hoa Kỳ.
Bắc Kinh đang chuẩn bị đối đầu với Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Và nếu ĐCSTQ có thể thôn tính Đài Loan bằng phương thức hòa bình, thì Đài Loan sẽ trở thành bàn đạp cho sự bành trướng ra thế giới của ĐCSTQ.
Quốc đảo này sẽ bị Bắc Kinh kéo vào thế chiến.