Luna-25 của Nga đã thất bại tan tành khi lao vào Mặt Trăng
TASS đưa tin, nhiệm vụ không gian vũ trụ được nối lại sau gần nửa thế kỷ của Nga —Luna-25— đã thất bại vì thiết bị vuột ngoài tầm điều khiển và tan tành khi lao vào Mặt Trăng, Reuters và nhiều hãng khác đưa tin hôm 20/8. Ngày hôm trước, Roskosmos —cơ quan hàng không vũ trụ của Nga— thông báo họ đã gặp phải sự cố về điều khiển tàu vũ trụ không người lái này, và hôm nay, cú hạ cánh khẩn cấp đã không thành công.
“Thiết bị di chuyển vào quỹ đạo không thể đoán trước và không còn tồn tại do va chạm với bề mặt Mặt Trăng,” Roskosmos cho biết trong một tuyên bố.
Thời Xô Viết, Liên Xô từng là cường quốc về công nghệ không gian vũ trụ. Lần cuối cùng của nhiệm vụ mang tên Luna trước đó là năm 1976, thời Leonid Brezhnev ngồi ghế lãnh đạo Điện Kremlin.
Vừa qua, Nga dưới thời Vladimir Putin đã nối lại chương trình không gian, và đặt tên là Luna-25, với kỳ vọng đưa thiết bị hạ cánh xuống cực Nam của Mặt Trăng.
Giới bình luận chính trị cho rằng Luna-25 là một thông điệp vang đội trả lời cho các lệnh trừng phạt của phương Tây do chiến tranh Ukraine, đặc biệt là cấm vận công nghệ chip.
Ngoài ra cũng bình luận rằng Nga là muốn cạnh tranh với Ấn Độ, quốc gia có tàu Chandrayaan-3 dự kiến hạ cánh xuống Mặt Trăng ngày 23/8 cũng vào tuần này.
Giới khoa học cho biết, quỹ đạo tương đối của các hành tinh và vệ tinh trong hệ Mặt Trời cho phép có một cơ hội phóng tàu vũ trụ hạ cánh lên Mặt Trăng một cách thuận lợi hơn đúng vào dịp này, do đó sự trùng quãng thời gian giữa Luna-25 và Chandrayaan-3 là do vấn đề khoa học kỹ thuật, chứ không nhất định là do chạy đua công nghệ không gian.
Nhật Tân
Tin tặc Triều Tiên nhắm mục tiêu vào cuộc tập trận Mỹ-Hàn
Cảnh sát Hàn Quốc ngày 20/8 cho hay, tin tặc Triều Tiên đã nhắm mục tiêu vào cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn được tổ chức trong tuần này, mặc dù thông tin mật không bị xâm phạm.
Các lực lượng của Hàn Quốc và Hoa Kỳ sẽ bắt đầu cuộc tập trận mùa hè Người bảo vệ tự do Ulchi (Ulchi Freedom Guardian) kéo dài 11 ngày từ ngày 21/8 để cải thiện khả năng đối phó với các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa đang gia tăng của Bắc Triều Tiên.
Triều Tiên phản đối các cuộc tập trận như vậy và cáo buộc đó là sự chuẩn bị của Mỹ và đồng minh Hàn Quốc cho việc xâm lược nước này.
Các tin tặc được cho là có liên quan đến một nhóm người Triều Tiên mà các nhà nghiên cứu gọi là Kimsuky. Họ đã thực hiện vụ tấn công qua email tới các nhà thầu Hàn Quốc làm việc tại trung tâm mô phỏng cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ, Cơ quan cảnh sát tỉnh Gyeonggi Nambu cho biết trong một tuyên bố.
“Chúng tôi xác nhận rằng thông tin liên quan đến quân sự không bị đánh cắp,” cảnh sát lưu ý trong một tuyên bố hôm 20/8
Triều Tiên trước đây từng phủ nhận bất kỳ vai trò nào trong các cuộc tấn công mạng.
Theo các nhà nghiên cứu, tin tặc Kimsuky từ lâu đã sử dụng kỹ thuật tấn công “spear-phishing”, trong đó dùng email, văn bản hoặc đường link để lừa người dùng click hoặc download một liên kết hoặc tệp độc hại.
Cảnh sát Hàn Quốc và quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc điều tra chung và tìm thấy địa chỉ IP được sử dụng trong nỗ lực tấn công mạng khớp với địa chỉ được xác định trong vụ tấn công năm 2014 nhằm vào nhà điều hành lò phản ứng hạt nhân của Hàn Quốc.
Thời điểm đó, Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên đứng sau vụ tấn công mạng này.
Minh Ngọc (Theo Reuters)
Ukraine báo 150 thương vong do “khủng bố” ở Chernihiv
Thành phố Chernihiv của Ukraine cách 50 km về phía Nam so với biên giới với Belarus. Trong trận Nga tấn công tên lửa vào Chernihiv hôm Thứ Bảy 19/8, phía Ukraine báo cáo có 7 người thiệt mạng, gồm cả 1 trẻ em 6 tuổi, cùng 144 người bị thương, gồm 15 trẻ em. Trên mạng xã hội, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi đó là tấn công “khủng bố”, và tuyên bố “các chiến binh của chúng ta sẽ có câu trả lời thực thể tới Nga.” Phía Nga tuyên bố rằng họ đã đánh trúng sự kiện quân sự bí mật “hội UAV” của Ukraine mang tên “Angry Birds”.
Ukrainian propaganda is so weak and obvious now it falls apart within minutes of an event happening. The Drama theater in Chernigov was housing a Drone expo and they specifically asked participants to wear civilian clothing because weapons/military aren’t aloud in that building. pic.twitter.com/VAO37utVDN
— ayden (@squatsons) August 19, 2023
“Mọi người có mặt trong rạp kịch đã kịp thời xuống hầm trú ẩn. Cảnh sát đã cố gắng đưa mọi người đến nơi trú ẩn khi có cảnh báo không kích,” theo lời Ihor Klymenko, Bộ trưởng Nội vụ, và cho hay phía sau nhà hát kịch còn có một công viên rộng lớn, theo Pravda Ukraine báo cáo. Các bà mẹ đã đưa con đi dạo ở đó từ sáng sớm. Quảng trường trung tâm chật ních xe cộ. “Lực lượng cứu hộ khẩn cấp của chúng tôi đã đến kịp thời sau khi tên lửa tấn công và dập tắt [ngọn lửa ở] tâm chấn của vụ nổ. Sau đó, cùng với cảnh sát, họ bắt đầu sơ cứu cho người dân.”
Phía Nga cho hay họ tấn công vào sự kiện kín về máy bay không người lái. Sự kiện được ngụy trang thành hội “Angry Birds” và người tham gia không mặc quân phục cũng như không mang vũ khí.
Cư dân mạng phê bình kín đáo rằng tại sao lại đặt tên sự kiện các UAV là “Angry Birds”? Trong khi những con chim ảo trong trò chơi điện tử này kỳ thực không biết bay.
Thành phố Chernihiv có gần 300.000 cư dân trước chiến tranh, và nằm cách thủ đô Kiev khoảng 130 km, và cách biên giới Belarus khoảng 50 km.
Nhật Tân
BRIEF 19.8: Philippines quyết tiếp tế Bãi Cỏ Mây, Mỹ, Nhật, Úc ra mặt hậu thuẫn
Tình hình căng thẳng ở Biển Đông dự kiến sẽ leo thang trong những ngày sắp tới khi quân đội Philippines thông báo triển khai sứ mệnh tiếp tế mới ở Bãi Cỏ Mây giữa lúc Mỹ, Nhật, Úc dồn tàu chiến cỡ lớn về khu vực tập trận.
1. Trung Quốc tập trận xung quanh Đài Loan
Bộ tư lệnh Chiến khu Đông bộ của Trung Quốc ngày 19.8 thông báo tổ chức các cuộc tuần tra liên hợp của không quân và hải quân cũng như các cuộc tập trận xung quanh vùng biển và vùng trời của Đài Loan.
Cuộc tập trận có sự tham gia của tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu tên lửa, chiến đấu cơ, máy bay cảnh báo sớm và máy bay tác chiến điện tử cũng như các đơn vị tên lửa thông thường của Lực lượng Tên lửa.
Tuyên bố cho biết cuộc tập trận là lời cảnh báo nghiêm khắc đến sự thông đồng giữa các lực lượng ly khai Đài Loan và những phần tử nước ngoài và những hành động khiêu khích của họ.
Cuộc tập trận này được cho là phản ứng của Trung Quốc với chuyến công du bao gồm các chuyến quá cảnh ở Mỹ của Phó tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức. Trung Quốc chỉ thông báo tiến hành tập trận sau khi ông Lại, một ứng cử viên tổng thống, đã trở về Đài Loan.
2. Philippines chuẩn bị tiếp tế ở Bãi Cỏ Mây
Ngày 19.8, quân đội Philppines thông báo sẽ tiến hành chuyến tiếp tế mới ở Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa bất chấp sự cố xảy ra vào ngày 5.8, khi các tàu tiếp tế của Philippines bị tàu hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng để ngăn cản.
Thông báo không nói rõ sứ mệnh tiếp tế sẽ diễn ra vào thời điểm nào. Trước đó, hãng Kyodo của Nhật Bản tiết lộ Nhật Bản, Mỹ và Úc sẽ tiến hành cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông vào tuần tới.
Theo kế hoạch, ba nước này sẽ triển khai các tàu đổ bộ lớn của họ, bao gồm JS Izumo (Nhật Bản), USS America (Mỹ) và HMAS Canberra (Úc) cho cuộc tập trận dự kiến diễn ra ngày 23.8.
Các lực lượng Philippines đã “hủy bỏ” việc tham gia cuộc tập trận chung vì máy bay của ba quốc gia khác quá lớn để hạ cánh trên boong tàu chiến Philippines, theo các nguồn tin.
Thay vào đó, các chỉ huy từ bốn quốc gia có thể tập trung tại thủ đô của Philippines để gửi một “thông điệp mạnh mẽ”, các nguồn tin cho biết.
Theo các nguồn tin, bốn quốc gia đã xem xét tiến hành các cuộc tuần tra hàng hải chung bằng tàu của họ trên biển cùng với cuộc tập trận hải quân, nhưng kế hoạch này chưa thể hoàn tất.
Cuộc tập trận được lên kế hoạch của ba quốc gia Mỹ, Nhật và Úc chắc chắn là phản ứng thể hiện sự sát cánh với Philippines sau sự cố ngày 5.8. Không loại trừ khả năng chuyến tiếp tế mới của Philippines sẽ diễn ra trong thời điểm cuộc tập trận diễn ra.
Phát biểu vào sáng 19.8, đại tá Medel Aguilar, phát ngôn viên của quân đội Philippines, cũng úp mở rằng sứ mệnh tiếp tế mới “sẽ diễn ra trước sứ chứng kiến của toàn thế giới”. Như vậy, có khả năng Philippines sẽ mời các đoàn nhà báo quốc tế tham gia trên tàu tuần duyên để theo dõi phản ứng của Trung Quốc, hoặc tàu chiến các nước sẽ có mặt ở gần khu vực Bãi Cỏ Mây.
Cũng trong ngày 23.8, Đài Loan dự kiến sẽ tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật ở Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, theo các thông báo hàng hải.
3. Trung Quốc xây đường băng ở Tri Tôn?
Khả năng Trung Quốc tiến hành xây đường băng ở Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa được trang The Drive cũng như hãng AP nêu ra trong tuần này dựa trên việc phân tích hình ảnh vệ tinh cho thấy sự hình thành của một dải đất đang được san lấp.
Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi. Một số chuyên gia chẳng hạn như Greg Poling ở Trung tâm minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) nhận xét rằng khu vực được cho là đường băng quá nhỏ, chỉ dài 600 mét và rộng 15 mét. Ông đưa ra giả thuyết đó có thể là một con đường kết nối với các cơ sở đang được xây dựng ở phía nam.
Chuyên gia William Conroy của hãng URSA Space thì nhận định Trung Quốc có thể đang tiến hành xây dựng một loại đê chống xâm lấn của thủy triều để bảo vệ các cơ sở nằm ở phía nam.
Đặng Sơn Duân