Nga ồ ạt đưa người tới vùng lãnh thổ mới chiếm đóng và cam kết trả lương cao
Liên Thành
Việc tuyển dụng người Nga tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng đang phát triển mạnh ở Nga. Nhiều doanh nghiệp tuyển dụng đã ồ ạt tham gia thị trường này.
Đây là những nhận định từ nghiên cứu mới nhất các vấn đề bùng nổ di cư lao động ở Quận Liên bang Trung tâm, Siberia và miền nam nước Nga.
Mặc dù Cục Thống kê Nhà nước Liên bang Nga không thực hiện cung cấp số liệu thống kê về các khu vực bị chiếm đóng, nhưng các Ngân hàng Nga đã phát hiện ra dòng người lao động di cư đến các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng từ kết quả kinh doanh tuyển dụng đang phát triển mạnh ở những khu vực này.
Ngoài ra các trang web tuyển dụng cũng thể hiện hàng trăm vị trí tuyển dụng nêu rõ vị trí làm việc chủ yếu tại các cơ sở của Mariupol, Berdiansk và các thành phố bị chiếm đóng khác.
Các “nhà tuyển dụng” cũng đưa ra mức lương cao hơn đáng kể so với các khu vực của Nga.
Ví dụ, trong khi mức lương trung bình ở Nga vào tháng 6 là 76.604 rúp [khoảng 798 đô la Mỹ], thì ở các khu vực bị chiếm đóng, họ đề nghị làm việc với mức lương 180.000 rúp [khoảng 1.875 đô la Mỹ] một tháng.
Tuy nhiên, truyền thông Ukraina nhận định, việc ồ ạt đưa người lao động đến các khu vực chiếm đóng này rõ ràng là không liên quan đến nhu cầu của nền kinh tế địa phương.
Liên Thành
Ukraina đẩy lùi quân Nga, tuyên bố ‘dọn dẹp sạch sẽ’ 15km tả ngạn sông Dnepr
Hôm qua (14/9), Quân đội Ukraina tuyên bố đã đẩy lùi lực lượng Nga và đã “dọn dẹp sạch sẽ” ít nhất khu vực trải dài 10-15km tính từ tả ngạn sông Dnepr.
Bà Natalia Gumeniuk, người đứng đầu Trung tâm báo chí của Lực lượng Phòng vệ phía Nam Ukraina cho biết: “Quân đội Ukraina đã tiếp tục đẩy đối phương lùi ra xa, và dải đất tả ngạn sông Dnepr với ít nhất 10-15km đã không còn bóng dáng của quân địch. Và điều này sẽ làm giảm đáng kể số lượng các cuộc tấn công vào hữu ngạn, sẽ dễ dàng hơn cho người dân để có thể trở về định cư dọc bờ sông”.
Bà Gumeniuk nói thêm rằng, người Nga hiện tại đang tìm cách “khủng bố” hữu ngạn sông Dnepr.
Ngoài ra, hôm qua Cơ quan An ninh Ukraina và Hải quân Ukraina đã phá hủy trong đêm một hệ thống phòng không Triumf ở Yevpatoria, Crimea do Nga chiếm đóng. Đây là kết quả của một chiến dịch đặc biệt do Ukraina phát động gần Yevpatoria, và kết quả là họ đã phá hủy hệ thống phòng không trị giá 1,2 tỷ USD của Nga.
Tân thủ tướng Campuchia thăm Trung Quốc rồi sang Mỹ
Liên Thành
Thủ tướng Campuchia Meas Sophorn cho biết, ông Hun Manet dự kiến hội đàm với Thủ tướng Lý Cường và sau đó tới Mỹ để tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Campuchia-Mỹ tại New York vào ngày 22/9.
Người phát ngôn của Thủ tướng Campuchia Meas Sophorn cho biết, ông Hun Manet dự kiến hội đàm với Thủ tướng Lý Cường, chứng kiến lễ ký kết một số văn kiện hợp tác. Ông cũng sẽ gặp Chủ tịch Tập Cận Bình và Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Triệu Lạc Tế.
Ông Hun Manet sau đó sẽ tới thành phố Nam Ninh để tham dự Hội chợ Trung Quốc – ASEAN lần thứ 20.
Trước đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Hun Manet ở Phnom Penh, thủ đô của Campuchia vào tháng trước. Hun Manet bảo đảm với Vương Nghị rằng chính sách một Trung Quốc mới của chính phủ Campuchia sẽ không thay đổi và sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Hun Manet là con trai cả của Hun Sen, người đã nắm chức thủ tướng Campuchia 38 năm. Hun Manet chính thức được bầu làm thủ tướng Campuchia vào ngày 22/8 năm nay.
Mặc dù quan hệ giữa Campuchia và Trung Quốc đã được tăng cường sau chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Hun Manet, nhưng theo số liệu thống kê mới nhất, lượng khách du lịch Trung Quốc đến Campuchia không tốt như mong đợi, gây thiệt hại cho ngành du lịch Campuchia.
Trong khi thế giới bên ngoài đang chú ý đến chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của ông Hun Manet sau khi nhậm chức, thì truyền thông Campuchia “Khmer Times” ngày 12/9 đưa tin, Phòng Thương mại Campuchia và Phòng Thương mại Mỹ sẽ tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Campuchia-Mỹ được tại New York vào ngày 22/9. Diễn đàn này nhằm mục đích thúc đẩy các cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Campuchia.
Ông Lim Heng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Campuchia cho biết, diễn đàn sẽ do Thủ tướng Hun Manet chủ trì và được kỳ vọng sẽ “giúp mở rộng mối quan hệ giữa doanh nhân và nhà đầu tư ở hai nước”. Nói cách khác, Thủ tướng Hun Manet sẽ tới Mỹ ngay sau khi kết thúc chuyến thăm Trung Quốc.
Trung Quốc vạch kế hoạch biến Phúc Kiến thành khu vực phát triển với Đài Loan
Liên Thành
Trung Quốc hôm thứ Ba tiết lộ thêm chi tiết về kế hoạch biến tỉnh Phúc Kiến thành khu vực phát triển hội nhập với Đài Loan, bao gồm các sáng kiến về thị trường tài chính.
Chính quyền Bắc Kinh cho biết vào năm 2020 rằng, họ hỗ trợ Phúc Kiến khám phá con đường mới để phát triển hội nhập với Đài Loan.
Hôm thứ Ba, Tân Hoa Xã dẫn lời một tuyên bố chung của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội đồng Nhà nước cho biết rằng, Bắc Kinh sẽ khuyến khích các công ty Đài Loan hoạt động trong tỉnh Phúc Kiến niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Trung Quốc.
Họ cũng cho biết, Bắc Kinh sẽ hỗ trợ những cách thức sáng tạo trong hợp tác về tài chính xuyên eo biển và khuyến khích thành lập quỹ phát triển hội nhập.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường hiện diện quân sự gần Đài Loan, với việc Bắc Kinh nói rằng, họ muốn ngăn chặn sự độc lập của Đài Loan.
Trung Quốc thường tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ của mình, trong khi Đài Loan bác bỏ mạnh mẽ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc vẫn không ngừng xây dựng các kế hoạch kinh tế và xã hội dài hạn cho Đài Loan, và họ hình dung một ngày nào đó Đài Loan sẽ sáp nhập vào Trung Quốc.
Đài Loan lên tiếng vụ Elon Musk nói Đài Loan là của Trung Quốc
Elon Musk, CEO của Tesla và người sáng lập Công ty X, gần đây khi tham gia chương trình Podcast “All-In Podcast” đã so sánh Đài Loan với với Hawaii, nói rằng Đài Loan là “một phần không thể tách rời của Trung Quốc”. Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đã nói về vấn đề này trên mạng xã hội X: “Hy vọng Musk cũng có thể yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mở cửa mạng xã hội X cho dân chúng”.
Chương trình podcast “The All-In Podcast” đã tổ chức “All-In Summit” vào ngày 12/9 và mời tỷ phú Elon Musk đến nói chuyện. Trong video trò chuyện dài gần 50 phút do “The All-In Podcast” tung ra, ông Musk không chỉ nói về Starlink và nền tảng X mà còn nói thêm về các vấn đề như Ukraine, bảo vệ quyền tự do ngôn luận và hòa bình thế giới cũng như tình hình ở Trung Quốc.
Khi được người dẫn chương trình hỏi ông nhìn nhận vấn đề Trung Quốc và quan hệ Mỹ – Trung như thế nào, Musk cho biết ông đã đến thăm Trung Quốc nhiều lần trong những năm qua và có nhiều trao đổi với nhiều lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc nên biết rất rõ về Trung Quốc.
“Vấn đề cơ bản nhất ở đây là Đài Loan”, Musk nói, “Từ góc độ của họ mà nói, [Đài Loan] là một phần không thể tách rời của Trung Quốc, nhưng nó bị phân cách do con người, nguyên nhân chủ yếu là do Mỹ đặc biệt ngăn cản bất cứ phương thức nỗ lực thống nhất và vũ lực thống nhất.” Ông cũng nói thêm rằng trong tương lai gần, sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại eo biển Đài Loan sẽ vượt xa Mỹ, điều này sẽ gây khó khăn vô cùng lớn cho Mỹ để bảo vệ Đài Loan.
Musk nói: “Nếu chúng ta hiểu chính sách của Trung Quốc theo nghĩa đen, và có lẽ chúng ta nên hiểu như vậy, Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để sáp nhập Đài Loan vào Trung Quốc. Họ chính là nói như thế, nếu không có phương thức giải quyết bằng ngoại giao, vậy thì sẽ có phương thức giải quyết bằng vũ lực.”
Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp (Joseph Wu) đã hội đáp về đoạn bình luận này trên X: “Tôi hy vọng Musk cũng có thể yêu cầu ĐCSTQ mở cửa nền tảng X cho người dân, có lẽ ông cho rằng chặn nền tảng này là tốt, giống như tắt dịch vụ Starlink để cản trở cuộc phản công của Ukraine chống Nga. Nghe này, Đài Loan không phải là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, càng không thể bị bán!”
Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lưu Vĩnh Kiện (Jeff Y.J. Liu) cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 14/9 rằng Musk đã phớt lờ sự thật rằng Trung Quốc không có quyền tự do ngôn luận và Internet, đồng thời người dân Trung Quốc vẫn không thể sử dụng nền tảng xã hội X, những ngôn luận như thế không đáng được chú ý và người nói cũng không đáng được tôn trọng.
Ông Lưu Vĩnh Kiện nhấn mạnh, Bộ Ngoại giao không biết liệu ý chí tự do của Musk có được bán hay không, nhưng Đài Loan chắc chắn không được bán.
CNN đưa tin, đại diện Đài Loan tại Mỹ, bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Meiqin), cũng trả lời: “Đài Loan bán nhiều sản phẩm, nhưng tự do và dân chủ của chúng tôi sẽ không bao giờ bị bán”.
Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, chế độ quân chủ địa phương ở Hawaii đã bị lật đổ bởi một cuộc nổi dậy do người Mỹ lãnh đạo vào cuối thế kỷ 19, và Hawaii sau đó trở thành lãnh thổ của Mỹ. Năm 1959, Hawaii chính thức trở thành một tiểu bang của Mỹ. Mặc dù Chính phủ Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan, nhưng Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ thực sự cai trị Đài Loan.
Helen Raleigh, người phụ trách chuyên mục của tạp chí chính trị trực tuyến Mỹ The Federalist, viết trên X: “Bình luận của Musk cho thấy ông ấy không hiểu cả lịch sử Trung Quốc lẫn lịch sử Mỹ”.
Ông Donald Clarke, giáo sư tại Trường Luật Đại học George Washington, cũng viết trên nền tảng X: “Trong khi lấy lòng Trung Quốc, Musk đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi so sánh Đài Loan với Hawaii”.
Bà Rebeccah Heinrichs, một nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm Hudson, chỉ trích: “Musk chưa bao giờ nói một lời chỉ trích nào về ĐCSTQ và các hoạt động thù địch của họ đối với Mỹ. Giờ ông ấy đang đóng vai trò là cái loa (cổ xúy) Trung Quốc có chủ quyền đối với Đài Loan dân chủ.”
Đây không phải là lần đầu tiên ông Musk đưa ra quan điểm sai lầm về vị thế của Đài Loan, gây tranh cãi trong dư luận. Vào tháng 5 năm nay, ông Musk đã trả lời phỏng vấn của CNBC, khi được hỏi liệu Trung Quốc có hành động để kiểm soát Đài Loan hay không, ông nói rằng thống nhất Đài Loan là chính sách chính thức của Trung Quốc và không cần giải thích thêm. Về liệu việc Trung Quốc tìm kiếm kiểm soát Đài Loan có phải là điều tất yếu hay không, Musk trả lời rằng đây là chính sách của họ và ông tin rằng mọi người nên thực hiện nghiêm túc. Musk trả lời rằng đây là chính sách của họ và ông nghĩ mọi người nên đối đãi một cách nghiêm túc.
Khi đó, ông Ngô Chiêu Nhiếp cũng chuyển tiếp một đoạn tin tức về cuộc phỏng vấn của ông Musk và gắn thẻ Musk, thẳng thừng nói: “Ông Musk, ngoài tiền, còn có một thứ mà chúng tôi gọi là giá trị trên thế giới này”.
Lý Giai Kỳ, Vision Times