Telegram hợp tác với công ty Internet của Trung Quốc: Chuyên gia tiết lộ rủi ro bảo mật thông tin người dùng

Telegram hợp tác với công ty Internet của Trung Quốc: Chuyên gia tiết lộ rủi ro bảo mật thông tin người dùng
Telegram là phần mềm liên lac có 800 triệu người dùng trên thế giới (Ảnh: CHRISTOPHE ARCHAMBAULT/AFP qua Getty Images)

Ngày 27/9, Công ty Internet của Trung Quốc là Tencent đã hợp tác với một phần mềm liên lạc nổi tiếng Telegram, điều này gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận, nhiều người cảnh báo rằng, việc hợp tác này có thể dẫn đến nhiều rủi ro bảo mật thông tin của người dùng.

Theo thông tin từ Tencent, việc hợp tác giữa Telegram và TON Foundation sẽ biến Telegram thành một nền tảng sinh thái siêu ứng dụng tương tự như WeChat, điều này sẽ giúp các khách hàng bên thứ ba phát triển các phần mềm nhỏ để giao tiếp với người dùng. Các nhà phát triển có thể sử dụng JavaScript để tạo các giao diện vô cùng linh hoạt, có thể khởi động bên trong Telegram, hoặc thay thế hoàn toàn bất kỳ trang web nào.

Để tránh sự kiểm duyệt Internet của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhiều người dân Trung Quốc đã sử dụng Telegram để liên lạc với thế giới bên ngoài bằng cách vượt tường lửa.

Sau khi tin tức Telegram hợp tác với Tencent được truyền ra, dư luận lo ngại rằng cơ chế kiểm duyệt của ĐCSTQ sẽ mang đến nhiều rủi ro cho người dùng, như bị theo dõi và tin tặc xâm nhập.

Hôm 30/09, ông Hà Gia Vĩ (He Jiawei), một người trong ngành công nghệ thông tin, nói với The Epoch Times rằng: “Vì Tencent bị chính quyền ĐCSTQ kiểm soát nên rất nhiều tư liệu [của Tencent] sẽ nhập vào kho dữ liệu lớn của họ [ĐCSTQ]. ĐCSTQ có thể sử dụng kho dữ liệu lớn này để kiểm soát những người mà họ muốn kiểm soát.”

“Chẳng phải WeChat của Tencent đã bị kiểm soát hoàn toàn sao? Nếu quý vị sử dụng WeChat, cảnh sát mạng và thậm chí cả tin tặc có thể xâm nhập vào tài khoản của quý vị bất cứ lúc nào, thay đổi thông tin của quý vị, hoặc sử dụng tài khoản của quý vị để làm những việc khác. Hầu như tất cả thông tin của quý vị đều nằm trong phạm vi kiểm soát của họ, vì cửa hậu của nó rất lớn” – ông Hà cho biết.

Hình minh họa của Telegram hiển thị trên thiết bị máy điện toán bảng. (Ảnh: Epochtimes)

Nhiều nguồn tin tiết lộ rằng, có giám sát mạng của ĐCSTQ làm việc trong tòa nhà trụ sở của Tencent.

Ông Vương Ngang (Wang Ang, bí danh), một nhà truyền thông ở Hoa lục, nói với ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times: “Từ lâu, Tencent đã trở thành một vị trí quan trọng để ĐCSTQ bảo vệ quyền lực của mình. Tòa nhà văn phòng trụ sở chính của Tencent có nhiều tầng lầu. Trên các tầng cao nhất, có bộ phận an ninh quốc gia, bộ phận giám sát mạng, bộ phận an ninh công cộng, và bộ phận tình báo quân sự của ĐCSTQ làm việc ở bên trong…”

Hôm 30/09, ông Kim Thuần (Jin Chun), cựu kỹ sư phần mềm Huawei, nói với Epoch Times tiếng Trung rằng: “Khi Telegram hợp tác với Tencent, nhiều thông tin tài chính, số thẻ tín dụng, mật khẩu ngân hàng, và các thông tin khác của người dùng có thể bị tiết lộ, chưa kể thông tin trò chuyện và các thông tin cá nhân khác cũng bị tiết lộ.”

“Hơn nữa, bản thân Telegram là nguồn mở. ĐCSTQ có thể trực tiếp sử dụng Telegram mà sáng lập viên và nhà phát triển ban đầu của trang app không hề hay biết. [ĐCSTQ] trực tiếp chuyển đổi Telegram và sau đó phát hành trang app này cho mọi người sử dụng.” – Ông Kim cho biết, Telegram hiện tại rất khác so với Telegram ban đầu.

Trong những năm gần đây, nhiều người phản đối ĐCSTQ, các nhà hoạt động nhân quyền, người khiếu kiện, và các nhân vật ủng hộ dân chủ Hồng Kông đã thành lập các nhóm trên Telegram để liên lạc; nhiều người đã chuyển các bài viết và video bị cấm ở Trung Quốc sang Telegram để lưu trữ. Trước khi tin tức Telegram hợp tác với Tencent được công bố, một số lượng lớn tài khoản của người dùng Telegram đã bị đánh cắp, các bài đăng phản đối ĐCSTQ bị kiểm duyệt, và các nhóm bị tấn công.

Nhiều người dùng Telegram không hiểu tại sao Telegram lại hợp tác với chính quyền ĐCSTQ.

Ông Hà Gia Vĩ cho biết: “Trong một số tổ chức truyền thông ở các quốc gia, ĐCSTQ dùng tiền để từ từ xâm nhập, cung cấp tiền để trợ giúp quý vị, sau đó từ từ chiếm hết cổ phần của quý vị, và cuối cùng quý vị hoàn toàn bị tiền vốn Trung Quốc quản lý. Đây là một phần trong cuộc chiến thông tin toàn cầu của ĐCSTQ.”

Trong những tuần gần đây, người ta phát hiện ra rằng GREF (tin tặc ĐCSTQ) đã đặt các phiên bản Signal và Telegram bị nhiễm Trojan (hiện đã bị xóa) trong Cửa hàng Google Play, Samsung Galaxy Store và các trang web mồi nhử của riêng họ. Hai ứng dụng có tên “Signal Plus” & “FlyGram” chứa mã độc hại rất phức tạp, dai dẳng, cùng nhiều thứ khác để xác định chính xác điện thoại thông minh bị nhiễm, đánh cắp nhật ký cuộc gọi và SMS, ghi âm cuộc gọi, chụp ảnh và truyền danh sách liên lạc, Tệp tin và Cơ sở dữ liệu.

Đặc biệt Signal Plus cho phép kẻ tấn công đăng ký bất kỳ thiết bị nào chúng sở hữu với tài khoản Signal của nạn nhân và liên kết chúng với nhau. Ngay cả sau khi khôi phục cài đặt gốc, thay thế hoặc tiêu hủy điện thoại thông minh bị nhiễm virus, mọi thông tin liên lạc vẫn có thể được theo dõi và chuyển tiếp vĩnh viễn.

Hiện Signal Plus và FlyGram đã được xoá khỏi App store cho các ứng dụng IOS, nhưng vẫn còn trong App store cho các ứng dựng Android.

Lý Ngọc tổng hợp

Related posts