Viên Minh
Một thông tin mật từ Tình báo Anh tiết lộ vào ngày 21/8 tàu ngầm hạt nhân Type 093 số hiệu 417 của Trung Quốc gặp sự cố về hệ thống dưỡng khí khi đang hoạt động trên vùng biển Hoàng Hải khiến 55 người trên tàu, trong đó bao gồm 22 sĩ quan và 17 thuỷ thủ, tất cả đều tử vong. Mặc dù Bắc Kinh đã ra sức bưng bít thông tin nhưng vụ việc chấn động này vẫn được lan truyền khắp nơi và được truyền thông Anh Daily Mail xác nhận vào ngày 3/10.
Rõ ràng, việc rò rỉ thông tin tình báo một lần nữa khiến ban lãnh đạo cấp cao của Trung Nam Hải phải đau đầu và lo lắng khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tăng tốc thực hiện nhiều đợt thanh trừng trong đảng và quân đội. Kẻ tiết lộ để rò rỉ thông tin khắp nơi này là ai? Thế lực nào đứng đằng sau họ? Còn bao nhiêu bí mật nữa về các cuộc đấu đá nội bộ của ĐCSTQ sẽ bị rò rỉ trong tương lai?
Trong hoài nghi lo lắng của mọi người, thời gian hơn một tháng trôi qua, về việc tàu ngầm của Trung Quốc gặp nạn ở Hoàng Hải, có người tin, có người không tin, người đưa ra phủ nhận bác bỏ cũng không ít. Tuy nhiên, ngày 3/10 tờ “Daily Mail” của Anh đưa tin trích dẫn thông tin từ cơ quan tình báo Anh xác nhận tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc quả thực đã gặp tai nạn.
Theo một báo cáo mật của cơ quan tình báo Anh, ngày 21/8 tàu ngầm hạt nhân Type 093 số hiệu 417 của Trung Quốc gặp tai nạn lớn ở Hoàng Hải, hệ thống dưỡng khí của tàu ngầm xảy ra sự cố khiến 55 người gồm 22 sĩ quan, 7 học viên sĩ quan, 9 hạ sĩ quan và 17 thủy thủ bao gồm cả thuyền trưởng Tiết Vĩnh Bằng tử vong.
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương vong này là: Sau khi hệ thống cung cấp oxy gặp sự cố, tàu ngầm lại va phải dây neo xích sắt móc câu của hải quân Trung Quốc móc dưới đáy biển để mắc bẫy tàu ngầm của Hoa Kỳ và các nước đồng minh, từ đó khiến tàu ngầm không thể kịp thời nổi lên, trong khi việc sửa chữa hệ thống cung cấp oxy này mất ít nhất 6h, cuối cùng toàn bộ cán bộ và chiến sĩ trên tàu đều bị nhiễm độc và tử vong là điều không có gì ngạc nhiên.
Báo cáo của cơ quan tình báo Anh cũng gián tiếp xác nhận những thông tin khác về vụ tai nạn tàu ngầm hạt nhân, với độ tin cậy rất cao, đó là nguyên nhân cái chết là do ngộ độc khí độc. Thuyền trưởng tàu ngầm Tiết Vĩnh Bằng là giám khảo cấp cao nhất kiểm tra giám sát đánh giá tàu ngầm hạt nhân; trong số các sĩ quan thiệt mạng có một tiến sĩ hải dương học, người đã nhận bằng Tiến sĩ từ Viện Hải dương học Washington vào năm 2010. 7 sĩ quan bị thiệt mạng là thuyền trưởng tương lai của các tàu ngầm hạt nhân; Các sĩ quan và binh sĩ thiệt mạng được chôn cất tại Nghĩa trang Đảo Lưu Công, cách cảng biển Uy Hải 4 km.
Có thể suy đoán rằng báo cáo cực kỳ bí mật này của cơ quan tình báo Anh chắc chắn đến từ những người trong nội bộ ĐCSTQ, những người biết nội tình, hoặc là quân nhân, hoặc những người có liên quan đến quân đội. Việc rò rỉ thông tin tình báo như vậy rõ ràng một lần nữa khiến ban lãnh đạo cấp cao của Trung Nam Hải phải đau đầu và lo lắng.
Không lâu trước đây, sau khi ông Tập thực hiện các biện pháp đối với tư lệnh và chính ủy của lực lượng tên lửa, thông tin về tư lệnh lực lượng tên lửa Lý Ngọc Siêu, phó tư lệnh Ngô Quốc Hoa, Lưu Quang Bân, Trương Chấn Trung… được chứng thực. Nguyên nhận họ gặp sự cố ngoài việc ông Tập lo lắng xảy ra đảo chính, còn có một lý do khác là do Lực lượng Tên lửa dính líu đến việc bán thông tin tình báo và không trung thành với ông Tập.
Tháng 10 năm 2022, Viện nghiên cứu của Đại học Không quân Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo cho thấy, Hoa Kỳ nắm rõ tình hình 150.000 quân của Quân chủng tên lửa của Trung Quốc như lòng bàn tay, bao gồm đầy đủ mọi thứ như cơ cấu nhân sự, cơ cấu tổ chức, hệ thống chỉ huy, căn cứ hậu cần và tên của một số người phụ trách. Những thông tin này không phải là thứ mà vệ tinh có thể quay chụp được, nhiều khả năng là do rò rỉ trong nội bộ Lực lượng Tên lửa, và kẻ rò rỉ có liên quan trong đội quân hàng đầu của bộ đội tên lửa.
Đối với ĐCSTQ và Tập Cận Bình, Lực lượng Tên lửa là lực lượng dùng uy hiếp hạt nhân ba chiều quan trọng, tích hợp trên bộ, trên biển và trên không. Nếu ông Tập muốn tấn công Đài Loan, Lực lượng Tên lửa sẽ là quân chủ lực. Việc Lực lượng Tên lửa xảy ra chuyện khiến việc ông Tập tấn công Đài Loan gặp trở ngại.
Điều càng làm cho quân đội Trung Quốc và ông Tập không ngờ tới làm sự cố với Lực lượng Tên lửa vẫn chưa được giải quyết, tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc lại xảy ra chuyện, điều này cũng ảnh hưởng đến kế hoạch tấn công Đài Loan của Tập. Ngoài ra, còn có tin đồn Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc và các sĩ quan cấp tướng trong hệ thống trang bị đang bị điều tra, trong quân liên tiếp gặp tai họa. Điều này vừa làm tổn hại tinh thần quân đội, việc rò rỉ thông tin tình báo quan trọng một lần nữa cũng khiến các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đau đầu và lo sợ. Bởi những thông tin tình báo bị rò rỉ này không chỉ vạch trần gốc gác của quân đội Trung Quốc mà còn đẩy Trung Nam Hải vào thế bị động.
Đánh giá từ những thông tin được tiết lộ và rò rỉ trong và ngoài nước, những người để lộ thông tin trong nội bộ ĐCSTQ đã xuất hiện thường xuyên trong những năm gần đây, từ các cuộc đấu tranh cấp cao, tham nhũng trong quân đội, đến các bài phát biểu nội bộ của các nhà lãnh đạo và tin đồn ngoài lề, đây cũng là lý do tại sao nhiều tin đồn của ĐCSTQ bay khắp các ngõ nhỏ trên thế giới. Họ đã tiết lộ bí mật của ĐCSTQ, vì tình, vì sắc, vì tiền bạc, sự bất mãn với chế độ hoặc do các thế lực chống Tập trong nội bộ đảng.
Tòa nhà Bát Nhất trở thành ngôi nhà ma ám
Chỉ trong thời gian ngắn, lần lượt hai bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc là Ngụy Phượng Hòa và Lý Thượng Phúc đều phải bị mất chức trong bí ẩn. Bề mặt có thể là do những cuộc thanh trừng trong nội bộ ĐCSTQ đang lên đến đỉnh điểm. Tuy nhiên xét về mặt tâm linh, Tòa nhà Bộ Quốc phòng của Trung Quốc, còn được gọi là Tòa nhà Bát Nhất bị đồn là “ngôi nhà ma ám” sau khi cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng một người chết và một người bị đi tù. Tất cả những điều này càng khiến mọi người trong bộ quốc phòng tin rằng, Tòa nhà Bát Nhất chắc chắn là một nơi không may mắn.
Theo văn hóa dân gian, những ngôi nhà ma ám ám chỉ những tòa nhà nơi xảy ra những sự kiện chết chóc bất thường như những cái chết oan uổng, những vụ giết người, bất công, tự tử do hận thù, v.v. hoặc nơi thường xuyên xảy ra những sự kiện kỳ lạ. Sau này, nhà nào xảy ra chuyện xui xẻo cũng được đưa vào loại này.
Gần đây có tin tức cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa, tư lệnh Lực lượng Tên lửa đầu tiên đã bị cách chức, Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm Lý Thượng Phúc cũng mất tích đã lâu. Theo nguồn tin đáng tin cậy, The Epoch Times được biết Lý Thượng Phúc cũng đã bị cách chức và khai ra một nhóm tướng lĩnh liên quan.
Tại tiệc chiêu đãi Quốc khánh của ĐCSTQ vào ngày 28 tháng 9, cả Ngụy Phượng Hòa và Lý Thượng Phúc đều vắng mặt, càng khẳng định thêm tin đồn họ đã bị ngã ngựa. Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày hôm đó, khi trả lời về tung tích của lãnh đạo Lý Thượng Phúc, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng đã trả lời: “Tôi không biết”.
ĐCSTQ tuyên truyền thuyết vô thần, nhưng trong lòng của người dân Trung Quốc luôn giữ bản năng tôn kính Thần Phật. Người ta nói, bản thân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tin vào sức mạnh siêu nhiên của Phật giáo, trong đó có Phong thủy, sợ huyết mạch của núi Tần Lĩnh sẽ bị tiêu diệt, trong mấy năm qua đã lật đổ một số lượng lớn quan chức bằng vụ biệt thự xây trái phép ở núi Tần Lĩnh, trước khi Lý Cường làm thủ tướng, ông ta còn thuê người canh gác mộ tổ tiên ở quê hương Thụy An, Chiết Giang 24/24 giờ.
Tập Cận Bình cũng áp dụng những điều tương tự như vậy với quân đội, có không ít những điều cấm kỵ. Hiện tại cả hai bộ trưởng bộ quốc phòng phụ trách tòa nhà Bát Nhất đều đã bị hạ bệ, điều này chắc chắn sẽ khiến các quan chức của Bộ quốc phòng cảm thấy bất an, khiến nơi đây thành nơi không may mắn. Họ lén lút bình luận gọi đây là “ngôi nhà ma”, thậm chỉ còn chửi bới ông Tập, đây cũng không có gì lạ.
Tòa nhà Bát Nhất tọa lạc tại số 7 đường Phục Hưng, quận Hải Điện, Bắc Kinh, ban đầu là tòa nhà văn phòng của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, được xây dựng vào tháng 3 năm 1997 sau khi Đặng Tiểu Bình qua đời và Giang Trạch Dân trở thành của Chủ tịch Quân ủy, nó được hoàn thành năm 1999 với tổng kinh phí 779 triệu Nhân dân tệ.
Năm 2000, Giang Trạch Dân mở Văn phòng Chủ tịch Quân ủy Trung ương tại Tòa nhà Bát Nhất – một dãy phòng chiếm khoảng một nửa tầng của Tòa nhà. Tuy nhiên, sau khi Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền Chủ tịch Quân ủy vào năm 2004, ông đã từ chối chuyển đến đây để làm việc. Một trong những nguyên nhân được cho là dù Giang Trạch Dân đã từ chức Chủ tịch Quân ủy tại Phiên họp toàn thể lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 16 năm đó nhưng ông vẫn giữ văn phòng của mình tại tòa nhà này.
Văn phòng của Giang không bị đóng cửa cho đến Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2012, khi Hồ Cẩm Đào rút lui quyền lực và Tập Cận Bình lên nắm quyền. Nhưng người ta nói rằng Tập Cận Bình chưa bao giờ làm việc ở đây chỉ đến đó tạm thời khi thăng cấp phong quân hàm cho tướng lĩnh.
Tòa nhà mà Giang Trạch Dân từng chiếm giữ từ lâu, từ sau khi ông Tập lên nắm quyền và kiên quyết thực hiện kế hoạch “đả hổ”, đã lan truyền những thông tin tiêu cực là “ngôi nhà ma ám.
Vào cuối tháng 7 năm 2015 khi phong trào chống tham nhũng của ông Tập ở vào thời kỳ cao trào, trong quân đội truyền ra thông tin, cựu phó chủ tịch quân uỷ ĐCSTQ Từ Tài Hậu bị cách chức và qua đời vì ung thư bàng quang. Quách Bá Hùng một vị phó chủ tịch quân ủy trung ương khác cũng bị cách chức, còn có hàng loạt những kẻ thân tín của hai người này cũng bị điều tra. Mọi người trong tòa nhà Bát Nhất đều hoảng sợ lo lắng, bầu không khí vô cùng kỳ dị. Văn phòng làm việc cũ của Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng bị coi là “căn phòng ma ám”, bỏ trống, hàng ngày không ai muốn vào dọn dẹp, cũng không có vị tướng lĩnh nào đồng ý chuyển vào đó ngồi làm việc.
Một số sĩ quan cấp dưới thầm lén bàn luận, phòng làm việc Quách Bá Hùng và của Từ Tài Hậu đều là căn phòng xúi quẩy. Sau khi Từ xảy ra chuyện, Quách Bá Hùng sợ hãi tới mất cân bằng tâm lý, phải chạy tới Thiếu Lâm Tự cầu xin Thần Phật để được “gặp may mắn” nhưng kết quả vẫn không có tác dụng. Ngày 10 tháng 4 năm 2015, Quách Bá Hùng bị cách chức, ngày 25 tháng 7 năm 2016 bị kết án tù chung thân và tước quân hàm thượng tướng.
Điều đáng sợ hơn là, hai ủy viên quân ủy từng làm việc tại tòa nhà Bát Nhất – Phòng Phong Huy, tham mưu trưởng bộ tham mưu liên quân của quân ủy trung ương ĐCSTQ, và Trương Dương, chủ nhiệm ban công tác chính trị quân ủy trung ương ĐCSTQ, đều bị coi là “độc tố còn sót lại” của Quách Bá Hùng và của Từ Tài Hậu, lần lượt bị cách chức vào khoảng thời gian diễn ra Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2017. Ngày 23 tháng 11 năm đó Trương Dương đã treo cổ tự vẫn tại nhà, kết cục vô cùng bi thảm.
Câu chuyện “căn phòng ma ám” của tòa nhà Bát Nhất đã khiến các quan chức cao cấp của quân ủy trung ương bất an, sau Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ, khoảng thời gian khi Phòng Phong Huy và Trương Dương xảy ra chuyện, quân ủy trung ương dần chuyển tới Tây Sơn và Ngọc Tuyền Sơn ở ngoại ô Bắc Kinh để làm việc. Khi dịch Covid-19 ở vào thời kỳ nghiêm trọng nhất vào năm 2020, giới truyền thông Hồng Kông tiết lộ, ông Tập đã rời Trung Nam Hải, đến văn phòng của quân ủy trung ương ở Ngọc Tuyền Sơn để tránh dịch.
ĐCSTQ sắp hết quyền lực?
Sau khi Quân ủy ĐCSTQ rút lui, Tòa nhà Bát Nhất chỉ được sử dụng làm trụ sở của Bộ Quốc phòng, chủ yếu chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động đối ngoại quân sự cũng như các lễ thăng cấp và trao thưởng cho các tướng lĩnh cấp cao. Những câu chuyện “ngôi nhà ma” của quân đội Trung Quốc vẫn tiếp tục diễn ra.
Tập Cận Bình phong quân hàm tướng ở Tòa nhà Bát Nhất, tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều tướng lĩnh do ông đích thân thăng chức đã bị cách chức hoặc “chết vì bệnh tật”. Được biết, ngoài hai bộ trưởng quốc phòng Ngụy Phượng Hòa và Lý Thượng Phúc, những người bị cách chức còn có cựu Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Lý Ngọc Siêu, cựu chính ủy Từ Trung Ba và Tư lệnh Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược Cự Càn Sinh.
Ngoài ra còn có Trương Húc Đông, cựu Tư lệnh Chiến khu phía Tây, được thăng cấp tướng vào năm 2020. Ông “qua đời” vì bạo bệnh vào ngày 21/10/2021, thọ 58 tuổi. Ngoài ra còn có tin thượng tướng Từ Khởi Linh, người kế nhiệm Trương Húc Đông làm Tư lệnh chiến khu phía Tây, cũng được cho là mắc bệnh ung thư, hiện ông ta đang là là Phó Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu.
Những tướng lĩnh được chính Tập Cận Bình thăng chức thường gặp rắc rối, điều này chẳng khác nào chứng tỏ khả năng nhìn người của ông ta không chuẩn và có năng lực lãnh đạo kém cỏi. Điều này khiến người ta phải suy nghĩ: Không phải chỉ có tòa nhà Bát Nhất mới có vấn đề về phong thủy? Điều này thể hiện một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong sự cai trị của Tập Cận Bình, và sức mạnh của ĐCSTQ sắp cạn kiệt!
Theo Epochtimes
Viên Minh (biên dịch)