Tạ Linh
Nhà tài phiệt gốc Hoa, Thẩm Đống (Shen Dong/沈栋), tác giả cuốn “Red Roulette” nổi tiếng, đã đăng tin trên nền tảng mạng xã hội X nói rằng, thủ tướng Lý Khắc Cường rất có thể đã chết dưới hệ thống của ĐCSTQ.
Tác giả Thẩm Đống tin rằng, những tin đồn hiện đang lan truyền trên Internet nói ông Lý Khắc Cường chết vì bị ám sát giống một thuyết âm mưu hơn.
Ông nói rằng dựa trên những gì ông đã biết trước đây, ông Lý Khắc Cường lẽ ra phải chết vì nguyên nhân tự nhiên, nhưng ông cũng chỉ ra rằng ông Lý Khắc Cường đã vô tình bị giết bởi các quy định của ĐCSTQ.
Tác giả Thẩm Đống đăng bài nói rằng: “Năm 2011, chỉ vài tháng trước khi ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường lên nắm quyền, đã có các cuộc thảo luận trong Bộ Chính trị Trung Quốc về việc liệu họ có phù hợp để cùng lúc đảm nhiệm chức lãnh đạo thứ nhất và thứ hai hay không, vì lý do thể chất của họ.
Tác giả Thẩm Đống cũng đưa ra một ví dụ: “Tôi nhớ rõ một quan chức cấp cao đã phải nằm chờ trên bàn mổ mấy tiếng đồng hồ, cho đến khi Bộ Chính trị phê duyệt mới được làm phẫu thuật. Lúc đó tôi rất ngạc nhiên, tưởng tượng ra một quan chức cấp cao của ĐCSTQ không mặc gì, nằm bất tỉnh trên bàn mổ, xung quanh là một nhóm bác sĩ và y tá. Ca phẫu thuật cứu sống ông chỉ có thể được thực hiện khi có sự chấp thuận của Bộ Chính trị Trung Quốc.
Trên thực tế, tình trạng này không phải là trường hợp cá biệt, mà là thực tế trong các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, cựu thủ tướng Chu Ân Lai là một ví dụ rất điển hình.
Theo Wikipedia, khi các bác sĩ chẩn đoán ông Chu Ân Lai mắc bệnh ung thư bàng quang giai đoạn đầu vào năm 1972, cựu lãnh đạo Mao Trạch Đông đã lần đầu tiên ngăn chặn việc điều trị cho ông bằng “ba chỉ thị”, và sau đó trì hoãn việc điều trị cho ông với lý do phải tiến hành khám, theo dõi và điều trị trong “hai bước”. Cuối cùng khiến ông Chu bị bỏ lỡ thời kỳ điều trị tốt nhất. Cuốn sách “Chu Ân Lai những năm cuối đời” nói rằng, Mao muốn Chu chết sớm nên đã đưa ra một lý do “trung thực và công bằng” để không cho Chu được chữa trị.
Tác giả Thấm Đống ước tính: Ở Trung Quốc ngày nay, các dịch vụ y tế dành cho ông Lý Khắc Cường có thể cần có sự chấp thuận cá nhân của ông Tập Cận Bình. Vì vậy, người ta có thể cho rằng ông Lý Khắc Cường đã vô tình bị giết bởi các quy định của ĐCSTQ.
Cái chết của ông Lý Khắc Cường được coi là sự kết thúc của Đoàn Thanh niên Cộng sản. Trong thời gian cầm quyền, đặc biệt là trong nhiệm kỳ thứ hai, ông Lý Khắc Cường đã bị ông Tập Cận Bình thuộc thế hệ đỏ thứ hai, dồn ép và đàn áp, và trở thành người ngoài chính quyền ông Tập.
Sau cái chết đột ngột của ông Lý Khắc Cường, một câu đối bi thương do một cựu sinh viên Đại học Bắc Kinh viết đã được lưu truyền ra nước ngoài, rằng: “Tôi đã cẩn thận suốt mười năm. Dù giữ mình trong sạch nhưng tôi đã sống một cuộc đời khốn khổ; tôi chỉ còn cách một bước, nhưng tôi đã chọn cách dũng cảm rút lui khỏi thác ghềnh và vẫn phải chết một cách vô ích, thật sự bất lực”.
Không biết đây có phải là sự “sáng tạo” của cựu sinh viên Đại học Bắc Kinh về ông Lý Khắc Cường hay không, nhưng những câu đối đã khắc họa một cách sống động cái nhìn tổng thể của ngoại giới về ông Lý Khắc Cường.