Trung Quốc: Hàng trăm người xông vào cướp dược liệu đang được thu hoạch
Ngày 31/10, một chủ thầu ở Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam đang thu hoạch dược liệu thì bị hàng trăm dân làng xông vào cướp bóc. Mặc dù chủ thầu đã thuê hơn 20 người canh gác nhưng vẫn không ngăn cản được.
Ngày 31/10, một chủ thầu ở Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam đang thu hoạch dược liệu thì bị hàng trăm dân làng xông vào ruộng cướp. (Ảnh cắt từ video)
Vào ngày 2/11, tài khoản “Truth Media” trên mạng xã hội X đăng đoạn video nói rằng một người phụ nữ ở Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam thầu ruộng trồng dược liệu bạch truật, đang vào mùa thu hoạch thì vào ngày 31/10 bị hàng trăm người dân đến cướp. Người nhà của bà nói rằng, “Trồng mấy năm qua đều lỗ, năm nay vừa mới khởi sắc, con nhỏ còn không có cơm ăn, tiền trong nhà đều là vay mượn. Họ cướp nguyên liệu làm thuốc là để đem bán kiếm tiền. Chúng tôi bán giá 9 hoặc 10 nhân dân tệ một cân (0,5kg), nhưng họ bán với giá 6 tệ một cân.”
10月31日,河南周口。大娘家承包土地种植药材白术,正值收割季节,被上百 #村民哄抢,大娘气的坐在地上哭喊。
— 真相傳媒 (@TruthMedia123) November 2, 2023
报警后,警察拿喇叭吆喝,这些人才被吓跑。家里人:“种地赔了几年了,今年刚有起色,小孩都吃不上饭,家里借的都是贷款。他们抢药是为了卖钱,我们卖九、十块一斤,他们卖六块一斤。” pic.twitter.com/H2ZNs4Yuiv
Đoạn video cho thấy nhiều người dân trong làng cầm các loại thùng, giỏ, túi xách khác nhau tràn vào ruộng trồng thuốc, dùng dụng cụ để đào bới, nhặt dược liệu trên ruộng. Tiếng la hét giận dữ của một người đàn ông cố gắng ngăn cản nhưng đều vô ích. Sau đó một người phụ nữ trung niên ngồi trên cánh đồng và kêu lên tuyệt vọng: “Của nhà tôi!”. Sau đó cảnh sát đã đến hiện trường.
Đáp lại, một số cư dân mạng bình luận:
“Ai đã biến những người dân tầng lớp thấp chất phác thiện lương thành những kẻ ngỗ ngược?”
“Tàn tích của Cách mạng Văn hóa!”
“Việc xuất hiện thường xuyên những video như vậy chắc chắn là một điềm báo xấu. Tôi sẽ không trách họ, vì họ không biết mình đang làm gì.”
“Những người ích kỷ ở Trung Quốc còn tệ hơn cả động vật. Xung quanh tôi có rất nhiều người khốn nạn đến cùng cực và không phân người nghèo và người giàu.”
Một số cư dân mạng chỉ ra rằng nguyên nhân sâu xa của vấn đề là do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ):
“Đây chính tầng lớp thấp đấu tranh với tầng lớp thấp, chính là điều mà ĐCSTQ thích nhìn thấy.”
“ĐCSTQ chính là thổ phỉ, bên dưới đương nhiên cũng là kẻ cướp, nhà nước nào thì có người dân như thế. Có gì đáng ngạc nhiên không? Không có gì đáng ngạc nhiên cả.”
“Người dân cướp bóc đã đến mức không biết xấu hổ nữa, con cháu của ma đỏ!”
Hàng trăm dân làng ở Hà Nam cướp dược liệu, nhưng thông báo của chính quyền đã phủ nhận việc cướp bóc.
Theo trang tin Jiemian News tại Trung Quốc Đại Lục đưa tin, ngày 1/11, Cục Nông nghiệp và Nông thôn huyện Hoài Dương đã ban hành thông cáo báo cáo về “vụ việc dân làng cướp dược liệu đông y” được lan truyền trên mạng. Thông cáo nói, chiều 31/10, một người trồng dược liệu họ Khâu (Qiu) ở thị trấn Phùng Đường (Fengtang), quận Hoài Dương, thành phố Chu Khẩu, trong quá trình đang thu hoạch cây thuốc bạch truật lần thứ hai và được 2/3 thì máy hỏng. Dân làng gần đó lầm tưởng người trồng đã thu hoạch xong lần thứ hai nên ra đồng nhặt dược liệu (người trồng dược liệu cho phép dân làng đến nhặt dược liệu sau khi thu hoạch xong lần thứ hai; việc nhặt dược liệu còn sót trên đồng đã thành thói quen từ nhiều năm nay) sau khi người nông dân cố gắng can ngăn nhưng không có kết quả, họ gọi điện thoại cho cảnh sát, cảnh sát đã đến thuyết phục người dân rời đi.
Theo lời kể của người nắm được tình hình, sau khi kiểm kê, khoảng 10 tấn dược liệu đã bị cướp, thiệt hại gần 200.000 nhân dân tệ (khoảng 700 triệu đồng).
Đáp lại nội dung thông báo chính thức, có cư dân mạng Hắc Long Giang cho biết: “Lý do thật là tuyệt! Đây có phải là nỗ lực về ngôn ngữ không? Cái gì gọi là “cho rằng [đã thu hoạch xong]? Chúng tôi cũng là nông dân, người ta thu hoạch hoạch xong hay chưa thì không thể nào không biết! Nếu cứ luôn dung túng cho [hành động cướp bóc] thế này thì, e rằng sẽ hành động này thành chuyện bình thường!”
Trước đó, ngày 14/10, cũng có ít nhất 500 – 600 người dân đã xông vào một cánh đồng ngô rộng gần 500 mẫu ở huyện Đan Thành, thành phố Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam để cướp bóc. Cánh đồng này cũng đang được một công ty nông nghiệp bao thầu.
Đoạn video được chia sẻ trên mạng cho thấy hầu hết những người cướp ngô là người trung niên và người già, con đường bên cạnh cánh đồng ngô chật kín xe ba bánh. Trong video, xe cảnh sát đến hiện trường nhưng cũng không ngăn được người dân.
Được biết, ban đầu những người này tới để “mót ngô”, đi nhặt số ngô bị máy thu hoạch bỏ sót nhưng sau đó người ta bắt đầu cướp bóc. Cuối cùng, sau khi được thuyết phục, mọi người mới bắt đầu giải tán.
河南周口一玉米地被哄抢 回应称是在拾捡 pic.twitter.com/6fY13uFau1
— 开眼实验室 (@kaiyan_1) October 15, 2023
Lý Mộc Tử, Vision Times
Thổ Nhĩ Kỳ triệu hồi Đại sứ tại Israel ngay trước cuộc gặp mặt Ngoại trưởng Mỹ Blinken
Do “thảm kịch nhân đạo tại Gaza”, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố triệu hồi đại sứ của mình tại Israel. Sự kiện xảy ra ngay trước lúc Ngoại trưởng Mỹ theo kế hoạch hiếm hoi sẽ thăm quốc gia phần đông theo đạo Hồi này.
Hôm Thứ Bảy 4/11, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố Đại sứ Sakir Ozkan Torunlar ở Israel đang được triệu hồi, bởi vì “thảm kịch nhân đạo ở Gaza đang diễn ra do Israel tấn công liên tục vào dân thường, và việc Israel từ chối [đề xuất hãy ra] lệnh ngừng bắn.”
Hôm Thứ Sáu, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan rằng: “Ông Netanyahu không còn là người mà chúng tôi có thể nói chuyện. Chúng tôi đã cắt đứt với ông ấy.”
Tuy Thổ Nhĩ Kỳ trở nên xa cách Israel, nhưng không phải là dấu hiệu cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
“Việc cắt hoàn toàn mối quan hệ là điều không thể, đặc biệt trong ngoại giao quốc tế,” ông Erdogan nói. “Nhưng ông Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính về bạo lực. Điều ông ấy cần làm là lùi lại một bước và dừng việc đó lại.”
Cùng quãng thời gian này, Honduras và Jordan cũng tuyên bố triệu hồi đại sứ của họ tại Israel với lý do tương tự với Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối tháng trước, Bolivia cắt đứt quan hệ với Israel, Chile và Colombia triệu hồi đại sứ của mình tại Israel.
Cuối tuần trước Bộ Ngoại giao Israel cho hay họ đang ”đánh giá lại” quan hệ với Ankara khi lời lẽ của Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng gay gắt về chiến tranh Israel-Gaza.
Bấy giờ, Israel cũng đã rút tất cả các nhà ngoại giao khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, với lý do lo lắng cho an toàn của những nhà ngoại giao ở quốc gia mà phần đông là người theo Hồi giáo này.
Phản ứng trước quyết định này của Thổ Nhĩ Kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel Lior Haiat miêu tả trên X (Twitter) rằng “Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ lại tiến một bước nữa ủng hộ tổ chức khủng bố Hamas,” và viết rằng “quân khủng bố Hamas lấy người Palestine làm lá chắn… [Hamas] là kẻ thù đích thực của nhân dân Palestine” chứ không phải Israel.
Trong khi đó, theo France-24 báo cáo, Hamas ca ngợi quyết định này và kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ “gây áp lực lên Tổng thống Mỹ Biden và chính quyền của ông ấy”, sao cho “những trợ giúp nhân đạo và y tế có thể đến được những người dân chúng tôi đang bị công hãm ở Dải Gaza.”
Bộ Y tế Gaza, nơi Hamas kiểm soát, công bố trên 9.500 người Palestine ở Gaza đã bị bom đạn Israel giết chết, trong đó rất nhiều là phụ nữ và trẻ em.
Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên cứng rắn hơn trong quan hệ với Israel sau khi chiến tranh leo thang, và người Palestine Hồi giáo bị trở thành đối tượng của bom đạn của quân đội IDF oanh tạc Gaza. Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đang có những nỗ lực cùng với Israel để hàn gắn quan hệ hai nước. Tuy nhiên, chiến tranh Israel-Gaza đã khiến quan hệ này thay đổi.
“Tôi đã bắt tay một người đàn ông mang tên Netanyahu này một lần trong đời,” ông Erdogan nói ở Quốc hội hôm 26/10 khi hủy chuyến đi tới Israel lúc bấy giờ, và đề cập đến cuộc gặp của ông với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9. Bấy giờ ông nói “Hamas không phải tổ chức khủng bố, mà là giải phóng quân và nhóm thánh chiến… bảo vệ đất đai và nhân dân của mình.”
Trước thềm chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ
Tuyên bố triệu hồi đại sứ của Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo rằng ông sẽ đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài gần đây tới khu vực.
Một bản tin của Bộ Ngoại giao sáng Thứ Bảy đã nêu rõ các mục tiêu của ông Blinken ở Thổ Nhĩ Kỳ là nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc bảo vệ mạng sống dân thường ở Israel và Dải Gaza”, gồm cả hỗ trợ nhân đạo.
Tuyên bố cũng nhấn mạnh mục tiêu của ông Blinken là “giảm căng thẳng trong khu vực và tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc hợp tác với các đối tác nhằm đặt ra các điều kiện cần thiết cho nền hòa bình lâu dài và bền vững ở Trung Đông, bao gồm cả việc thành lập một nhà nước Palestine.”
Nhật Tân (theo France-24, Politico, và Forbes)
Điện Kremlin: Chỉ có một Tổng thống Putin
Điện Kremlin đã bác bỏ suy đoán rằng họ có thể sử dụng người đóng thế Tổng thống Vladimir Putin cho một số sự kiện. Người phát ngôn của tổng thống, ông Dmitry Peskov, đã chế nhạo những tuyên bố như vậy là “buồn cười”.
Vladimir Putin 2
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc gặp thường niên với những người tham gia Valdai Discussion Club hôm 5/10/2023 tại Sochi, Nga. (Ảnh: Cộng tác viên/Getty Images)
“Chỉ có một Tổng thống Putin!”, ông Peskov phát biểu tại triển lãm ‘Nga’ khai mạc ở Moscow hôm thứ Bảy (4/11). Ông nói rằng những điều nực cười, vô lý và thú vị xuất hiện trên nhiều hãng tin tức và trên mạng xã hội, ví dụ như tin đồn về người đóng thế của tổng thống Nga.
Phát ngôn viên Điện Kremlin nói đùa rằng các “chuyên gia” trên mạng hiện đang tự hỏi ông Putin có bao nhiêu bản sao và họ đang thấy những bản sao nào mỗi ngày. “Hôm nay các quan chức và nhân vật công chúng do ông Putin dẫn đầu đã đặt hoa tới Tượng đài Minin và Pozharsky… Đó là người thứ ba hay thứ tư thay thế cho ông Putin? Tôi cũng không biết”, người phát ngôn nói đùa.
Điện Kremlin đã dập tắt những tin đồn về những bản sao của Tổng thống Putin vào tuần trước sau khi tờ Mirror của Anh đưa tin về vấn đề này, viện dẫn kênh Telegram ẩn danh của Nga có tên General SVR. Tờ báo cho rằng người đóng thế của tổng thống còn được sử dụng trong một số lần xuất hiện trước công chúng, bao gồm cả các chuyến thăm nước ngoài. Đồng thời trích dẫn một bản tin truyền hình Nhật Bản gần đây cho rằng ông Putin có những bản sao khác.
Những tuyên bố tương tự cũng được người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Ukraine, ông Kirill Budanov đưa ra.
Ông Peskov trước đó vào tháng Tư đã bác bỏ các báo cáo về bản sao của ông Putin, gọi chúng là “dối trá”. Ông cũng nói rằng nhà lãnh đạo Nga có “thể lực tuyệt vời để làm việc” và có thể làm việc không ngừng nghỉ trong nhiều ngày liên tục. Người phát ngôn Điện Kremlin nói thêm rằng ông đã trực tiếp trải nghiệm điều này khi làm việc trực tiếp dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin.
Anh Nguyễn
Gallup của Mỹ sẽ rút khỏi Trung Quốc
Tập đoàn tư vấn và thăm dò ý kiến Gallup của Mỹ sẽ rời khỏi Trung Quốc, trở thành công ty rời đi mới nhất trong bối cảnh các công ty tư vấn phương Tây ngày càng bị giám sát chặt chẽ vì căng thẳng địa chính trị gia tăng, tờ Financial Times đưa tin hôm thứ Bảy.
Năm 1993, tập đoàn thăm dò tư vấn Gallup, có trụ sở tại Washington, lần đầu tiên đến Trung Quốc và lập văn phòng tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến, tuyển dụng hàng chục người, theo hồ sơ trả lương công khai. Tuy nhiên, hoạt động thăm dò nổi tiếng của Gallup gặp khó khăn vì các quy định nghiêm ngặt của chính quyền Trung Quốc.
Theo 3 người quen thuộc với vấn đề này, Gallup đã thông báo với khách hàng trong tuần này rằng họ sẽ rút khỏi Trung Quốc. Công ty cho biết sẽ chuyển một số dự án ra ngoài Trung Quốc và hủy bỏ những dự án khác. Công ty cho biết trong một thông báo được Financial Times xem qua rằng, “Thật đáng buồn, Gallup đã quyết định đóng cửa hoạt động tại Trung Quốc”.
Gallup sẽ đóng cửa cả 3 văn phòng tại Trung Quốc Đại Lục, và không rõ sẽ giữ lại bao nhiêu nhân viên địa phương. Theo thông tin công khai, Gallup trước đây có văn phòng tại Quảng Châu nhưng đã đóng cửa vào năm 2014.
Gallup đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Các công ty tư vấn Hoa Kỳ đang cố gắng thu hút doanh nghiệp từ Trung Quốc, tuy nhiên sự suy thoái chung của nền kinh tế Trung Quốc đã khiến các cơ quan an ninh quốc gia tăng cường giám sát ngành này. Họ lo ngại việc chia sẻ dữ liệu với các công ty nước ngoài có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Gallup lọt vào tầm ngắm của chính quyền khi các cuộc thăm dò toàn cầu của họ cho thấy quan điểm ủng hộ Trung Quốc của người nước ngoài đang sụt giảm. Tờ Hoàn cầu Thời báo do nhà nước Trung Quốc điều hành năm nay tuyên bố rằng cuộc thăm dò của Gallup “là một công cụ để kiềm chế Trung Quốc và duy trì sự thống trị của Mỹ”.
Một cuộc thăm dò khác do Gallup thực hiện vào tháng 3 cho thấy sự ưa thích của người Mỹ đối với Trung Quốc đã giảm 15%, đạt mức thấp mới.
Bài viết của Hoàn Cầu Thời báo cũng nói rằng các cuộc thăm dò ý kiến ”đã trở thành một công cụ được giới tinh hoa chính trị (Mỹ) thao túng để làm mất uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế”, và tuyên bố rằng kết quả của họ được sử dụng để “kiềm chế và cô lập Trung Quốc”.
Các báo cáo chỉ ra rằng trong khi Gallup rút lui, các công ty tư vấn đa quốc gia khác cũng đã thực hiện các biện pháp nhằm giảm hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.
Công ty tư vấn tập trung vào công nghệ Forrester Research đã sa thải hầu hết các nhà phân tích Trung Quốc, trong khi công ty mạng lưới chuyên gia Gerson Lehrman Group đã bắt đầu sa thải nhân viên ở Trung Quốc vào mùa hè sau khi ban đầu có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại đây trong năm nay. Các công ty tư vấn quản lý nổi bật của Mỹ cũng đã cho nhân viên nghỉ phép có lương, hoặc hoãn ngày vào làm của nhân viên mới để hạn chế việc tuyển dụng quá nhiều nhân viên tư vấn.
Bloomberg đưa tin hôm thứ Năm, trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này, rằng tập đoàn quản lý tài sản khổng lồ Vanguard Group của Mỹ đang thực hiện các bước cuối cùng để rời khỏi Trung Quốc và đóng cửa văn phòng tại thị trường quỹ tương hỗ trị giá 29.000 tỷ nhân dân tệ của Trung Quốc. Theo những người quen thuộc với vấn đề này, Pioneer Pilot Group đã ký thỏa thuận thôi việc với khoảng 10 nhân viên còn lại ở Thượng Hải, trong đó có người đứng đầu doanh nghiệp Trung Quốc. Hầu hết nhóm sẽ rời đi vào đầu năm tới và văn phòng sẽ đóng cửa.
Tuyết Mai, theo RFI