Israel đột kích bắt giữ phiến quân Hamas và tịch thu vũ khí ở Bờ Tây
Minh Sang
Lực lượng quân sự của Israel (IDF) hôm qua 4/11 cho biết, họ và Shin Bet là một trong ba trụ cột tình báo của Israel, đã tiến hành một chiến dịch chống lại những kẻ khủng bố Hamas ở Bờ Tây.
Trong quá trình hoạt động, IDF và Shin Bet đã bắt giữ một số cá nhân bị tình nghi liên quan đến các hoạt động khủng bố trên khắp Gush Etzion – một cụm các khu định cư của Israel nằm trên dãy núi Judaean về phía nam của Jerusalem và Bethlehem ở Bờ Tây. Trong số những người bị bắt có 4 người có liên hệ với Hamas.
Tại khu vực thị trấn Beit Umar của Palestine, lực lượng an ninh Israel cũng đã bắt giữ hàng chục nghi phạm và tìm thấy thiết bị quân sự trong quá trình khám xét.
Trong quá trình hoạt động, lực lượng Israel đã phải đối mặt với rào chắn và việc bị ném đá. Binh sĩ IDF đáp trả bằng bắn đạn thật. Một số người ném đá đã bị thương.
Tại thị trấn Jaba của Palestine, đã có một thiết bị nổ đã được ném vào nhân viên IDF và Shin Bet. trong khi đó, tại al Fawar, vũ khí, bao gồm tên lửa và đạn dược, đã bị tịch thu. Nhiều vũ khí hơn ở Bethlehem, bao gồm một khẩu súng trường, một khẩu súng tiểu liên tự chế và đạn dược cũng bị tịch thu cùng với một chiếc xe máy bị đánh cắp.
IDF và Shin Bet lưu ý rằng, kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột hiện nay, hơn 1.300 người đã bị bắt ở Bờ Tây, trong đó có 800 người có quan hệ với Hamas.
Nạn lừa đảo ngày càng tinh vi ở Trung Quốc
Minh Sang
Lừa đảo trên Internet ở Trung Quốc ngày càng tràn lan và các phương thức tinh vi liên tục được cập nhật. Đáng chú ý, khi mới đây, một người phụ nữ ở Thượng Hải bị lừa hơn 200.000 nhân dân tệ, tuy nhiên bà nói mình sẵn sàng bị lừa.
Vào ngày 3 tháng 11, tài khoản WeChat chính thức của Viện Kiểm sát Thượng Hải đưa tin về trường hợp một người phụ nữ thường gọi là bà Trương, đã bị lừa hơn 200.000 nhân dân tệ. Tuy nhiên, khi bị cảnh sát thẩm vấn, bà này từ chối cung cấp bất kỳ thông tin danh tính của kẻ lừa đảo, và còn từ chối tiết lộ hoàn cảnh bị lừa. Thậm chí bà Trương còn nói rằng: “Cho dù có bị lừa lần nữa, tôi cũng sẵn lòng làm như vậy!”
Theo con trai của bà Trương, thì bà là một fan hâm mộ trung thành của nam diễn viên Cận Đông. Khi rảnh rỗi, bà thường thích đăng ảnh hoặc video về nam diễn viên này trên các nền tảng video ngắn.
Gần đây, vào tháng 10 năm 2021, bà Trương được lôi kéo vào một nhóm người hâm mộ có tên “Ngôi sao Cận Động” trên nền tảng này, kể từ tháng 2 năm 2022, bà đã liên tục nạp tiền và khen thưởng cho “Cận Đông” trong nhóm.
Ngay sau đó, “Cận Đông” đã thêm tài khoản WeChat của bà Trương với danh nghĩa hiệu tình cảm “đặc biệt”.
Con trai bà Trương cho biết, mẹ anh trò chuyện với “Cận Đông” hàng ngày và liên tục cho đi tiền tiết kiệm của bà, những nỗ lực can ngăn của con cái đều vô ích.
Vào tháng 4, anh con trai đã bí mật lấy được điện thoại di động của mẹ mình, ghi nhớ những manh mối như tài khoản phòng phát sóng trực tiếp của “Cận Đông” và lịch sử trò chuyện giữa bên kia và mẹ anh, sau đó gọi báo cảnh sát.
Kết hợp hồ sơ trước đây cảnh sát đã phát hiện ra một nhóm “Cận Đông giả” đã mở “chương trình livestream của người nổi tiếng” trên nền tảng video ngắn và có hành vi lừa đảo.
Nhóm “Cận Đông giả” phạm tội lừa đảo dưới danh với một nhóm hâm mộ diễn viên giả.
Thoạt nhìn hình thức này có vẻ đơn giản, nhưng kỳ thực rất nhiều người đã mắc bẫy.
Người chủ mưu của vụ giả danh diễn viên để lừa tiền này trước kia từng là một nhân viên bán hàng, người này từng có kinh nghiệm giả làm các ngôi sao trên các ứng dụng video ngắn để quảng cáo bán sản phẩm. Sau khi thấy hình thức này mang lại thu nhập cao, thì nhân viên bán hành này đã nghỉ việc và thành lập công ty riêng.
Làm chủ một doanh nghiệp giả danh người nổi tiếng để lừa đảo, người này tổ chức đào tạo nhân viên. Rồi giao việc, chấm công trả lương, quản lý như mọi doanh nghiệp bình thường khác.
Nhóm lừa đảo này nghiên cứu thị trường và các con mồi cẩn thận. THí dụng như với trường hợp bà Trương ở trên, họ sẽ tìm kiếm nam diễn viên “Cận Đông” (Jin Dong) trên các nền tảng để theo chân những người hâm mộ. Một số phụ nữ lớn tuổi hâm mộ “Cận Động” thường đăng ảnh hoặc video về “Cận Đông”, nhanh chóng trở thành mục tiêu của các băng nhóm tội phạm .
Băng nhóm lừa đảo này đã lợi dụng tâm lý muốn nhận được sự quan tâm chăm sóc của những người già, những phụ nữ cô đơn để có những cách tiếp cận thành công. Các thành viên băng nhóm lừa đảo này cũng tải xuống một số giọng nam từ Internet, sao đó chuyển thể thành các câu nói đơn giản để xác nhận danh tính của mình, như: “Xin chào chị, em là Cận Đông “.
Các thủ phạm cho biết, giọng nói của những người nổi tiếng được sử dụng trong quá trình tương tác với các nạn nhân là âm thanh được sửa đổi thông qua phần mềm.
Khi cuộc trò chuyện diễn ra, các thành viên trong nhóm sẽ dần dần đi vào trọng tâm và xúi giục nạn nhân chuyển tiền dưới chiêu bài “tình cảm” hoặc “đầu tư”. Lúc này, đối phương thường tin tưởng mình 100% và sẵn sàng trả tiền cho “anh ta”.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy một điều khá bất ngờ là băng nhóm tội phạm này gồm 9 người đều là những phụ nữ trẻ , và họ đã lừa đảo được rất nhiều nạn nhân.
Tỷ phú Elon Musk giới thiệu chatbot mới cạnh tranh trực tiếp với ChatGPT
Hôm 4/11 vừa qua, tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X (Twitter trước đây), đã giới thiệu chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên “Grok” được tích hợp sẵn trên X và xe điện Tesla, cạnh tranh trực tiếp với ChatGPT.
Cụ thể, trên trang mạng X, ông Musk cho biết chatbot Grok có thể đưa ra những câu trả lời mang tính hài hước và việc chatbot này được tích hợp sẵn trên X là một lợi thế lớn so với các mô hình chatbot AI khác. Sau giai đoạn thử nghiệm phiên bản beta, Grok sẽ ra mắt đối với những người dùng đăng ký dịch vụ X Premium+ (dịch vụ trả phí 16 USD/tháng và không bị quảng cáo làm phiền).
Ngoài phản hồi văn bản, chatbot Grok có thể nhận dạng hình ảnh và giọng nói cũng như tạo ảnh. Điều khác biệt của Grok là ngữ cảnh của câu trả lời chủ yếu dựa vào nội dung thu thập trên X. Bên cạnh đó, chatbot AI của tỷ phú Musk sẽ được tích hợp trên xe điện Tesla.
Grok là sản phẩm đầu tiên của công ty khởi nghiệp xAI do tỷ phú Elon Musk sáng lập hồi tháng 7. xAI tập hợp các nhà nghiên cứu đến từ công ty công nghệ OpenAI (Mỹ), nhóm phát triển AI DeepMind của Google, Tesla và Đại học Toronto.
Kể từ khi chatbot ChatGPT của OpenAI ra mắt cách đây một năm, công nghệ AI đã trở thành một lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt giữa những hãng công nghệ Microsoft và Google, cũng như Meta và các công ty khởi nghiệp như Anthropic và Stability AI. Tỷ phú Musk là một trong số ít nhà đầu tư trên thế giới được đánh giá có đủ năng lực tài chính để cạnh tranh với OpenAI, Google hay Meta về công nghệ AI.
Trước đó, ngày 1/11, chính phủ 28 nước đã ký tuyên bố quốc tế đầu tiên nhằm ngăn chặn thảm họa đến từ AI, trong đó khuyến khích tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các bên phát triển công nghệ AI với mục đích giảm thiểu những khả năng có hại.
Phan Anh