Theo Reuters, Công ty Công nghệ Khám phá Không gian (SpaceX) của tỷ phú Elon Musk vì để có thể bắt kịp kế hoạch “di dân lên sao Hỏa”, đã khiến nhân viên phải chịu áp lực rất lớn. Không chỉ phải làm việc tới 80 giờ/tuần, họ thậm chí còn bị buộc phải uống “loại thuốc thông minh” chứa amphetamine để duy trì thể lực.
Dùng thuốc có chứa amphetamine để bắt kịp công việc
Để duy trì tinh thần tốt, một số nhân viên buộc phải sử dụng loại thuốc chứa amphetamine có tên “Adderall” (còn được gọi là thuốc thông minh), được thiết kế đặc biệt để điều trị chứng rối loạn thiếu tập trung mà không cần kê đơn.
Đồng thời, để đẩy nhanh tiến độ công việc và giảm chi phí, SpaceX đã thiết lập một khu vực nhà máy tạm thời bên cạnh bãi biển chưa được phát triển ở vịnh Mexico, nơi công nhân phải thực hiện công việc hàn với nhiệt độ cao lên đến 100 độ F (khoảng 37 độ C), nếu có dấu hiệu mất nước và bị say nắng, thì họ sẽ được tiêm tĩnh mạch, sau khi phục hồi thì phải lập tức trở lại vị trí làm việc.
Ít nhất 6 nhân viên hiện tại và cựu nhân viên đã chỉ ra rằng khi gió ở công trường quá mạnh, các giám sát viên của SpaceX đã yêu cầu tắt thiết bị thông gió rất quan trọng đối với công việc hàn. Tuy nhiên, những hạt bụi gây ung thư này phát tán khắp nhà máy khiến nhân viên phải hít phải những chất gây ung thư này ngày này qua ngày khác.
Cựu quản lý của SpaceX cũng tiết lộ rằng ông Elon Musk không coi trọng an toàn lao động và rất ghét những biển báo an toàn màu sắc đa dạng trong khu công trường. Do đó, ngoài việc nhiều thiết bị màu vàng sáng sẽ được sơn đen, xanh, quản lý còn yêu cầu nhân viên tránh mặc áo phản quang có chức năng cảnh báo khi Elon Musk thăm quan.
Ít nhất 600 trường hợp tai nạn lao động từ năm 2014, tỷ lệ cao hơn mức trung bình trong ngành nghề
Theo cuộc điều tra của Reuters, từ năm 2014 trở đi, SpaceX đã ghi nhận ít nhất 600 vụ tai nạn lao động của nhân viên, trong đó có nhiều vụ nghiêm trọng và gây tàn tật. Các trường hợp bao gồm: 29 người gãy xương hoặc trật khớp; 17 người bị nghiền nát hoặc bị gãy tay hoặc ngón tay; 9 người bị thương đầu, trong đó có 1 người gãy xương sọ, 4 người bị chấn động não, và thậm chí có 1 người bị tổn thương não do chấn thương.
Ngoài ra còn có 12 vết thương trên các bộ phận cơ thể, 8 vết cắt cụt chi, 7 người thương ở mắt, 5 vụ bỏng, 5 vụ điện giật và hơn 170 vụ bong gân. SpaceX cũng cho biết công ty không chịu trách nhiệm về thương tích của nhân viên vì họ đã tiến hành đào tạo về an toàn liên quan.
Thực tế, những dữ liệu này không hoàn chỉnh bởi vì SpaceX không tuân thủ quy định nộp các dữ liệu liên quan hàng năm cho các cơ quan chức năng. Chỉ riêng tỷ lệ thương tích tại nhà máy Brownsville trong năm 2022 đã đạt mức 4,8 người bị thương trên mỗi 100 người, cao hơn gấp 6 lần so với con số trung bình 0,8 người của toàn ngành công nghiệp hàng không vũ trụ.
Cựu kỹ sư điện tử hàng không kỳ cựu: Musk vì để lên sao Hỏa càng sớm càng tốt mà không quan tâm đến mọi thứ
Ông Tom Moline, cựu kỹ sư điện tử hàng không cấp cao tại SpaceX, nói rằng triết lý của ông Musk là SpaceX cần nhanh chóng lên sao hỏa càng sớm càng tốt, để cứu nhân loại. Triết lý này đã thâm nhập vào mọi ngóc ngách của công ty, khiến công ty có lý do để vứt bỏ mọi nhân tố có khả năng ngăn cản mục tiêu này, trong đó bao gồm cả sự an toàn của công nhân.
Theo báo cáo, vào năm 2022, Giám đốc Điều hành Gwynne Shotwell đã gửi email cho nhân viên để trả lời những lời phàn nàn rằng họ nên tập trung vào công việc và sứ mệnh SpaceX, để đưa con người lên Sao Hỏa càng sớm càng tốt.
SpaceX đã không hồi đáp về báo cáo này.
Ngoài ra, SpaceX gần đây đã thông báo trên nền tảng mạng xã hội X (Twitter) rằng “Starship” có thể được phóng lại vào ngày 17/11, hiện tại tàu vũ trụ đã được chuẩn bị trên bệ phóng, đang chờ kiểm tra an toàn và chờ phê duyệt từ Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA).
Trước đó, “Starship” đã có lần phóng thử nghiệm đầu tiên vào tháng 4. Tuy nhiên, do trục trặc động cơ và cánh quạt không thể tách rời khỏi tàu vũ trụ, nên nó đã tan rã và phát nổ giữa không trung ở Vịnh Mexico.
Vương Quân, Vision Times