Bắc Kinh đã tổ chức cuộc gặp với các thứ trưởng ngoại giao của Iran và Ả Rập Saudi (16/12). Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Hai (18/12) mô tả cuộc gặp đó là một dấu hiệu cho thấy cam kết của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc “đóng vai trò mang tính xây dựng” ở Trung Đông.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã môi giới các cuộc đàm phán giữa Iran và Ả Rập Saudi, hai nước với hai dòng Hồi giáo đối địch nhau là Sunni và Shiite. Các cuộc đàm phán đó đã dẫn tới vào tháng Ba Bắc Kinh thông báo về việc khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Tehran và Riyadh. Sự khác biệt tôn giáo và việc Iran là quốc gia tài trợ khủng bố hàng đầu thế giới, khiến Iran và Ả Rập Saudi trong nhiều năm duy trì sự cạnh tranh gay gắt. Các nhóm khủng bố được Iran hậu thuẫn như nhóm thánh chiến Houthi ở Yemen gây ra mối đe dọa đáng kể đối với an ninh quốc gia của Ả Rập Saudi.
Mối quan hệ giữa Ả Rập Saudi và Iran trong hai năm qua có sự khởi sắc hơn, một phần là do mối quan hệ với Mỹ ngày càng xấu đi.
Ông Biden từng hứa biến Ả Rập Saudi – từ một đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ thành quốc gia “bị cô lập” toàn cầu. Tổng thống Biden cũng khiến Ả Rập Saudi phẫn nộ khi loại Houthis (nhóm vũ trang Hồi giáo dòng Shiite) khỏi danh sách tổ chức khủng bố – mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy nhóm này đã từ bỏ chủ nghĩa khủng bố. Điếu đó cũng khiến ông Biden nhận được màn chào đón lạnh lùng khi tới Jeddah để gặp Thái tử Mohammed bin Salman vào tháng 7 năm 2022.
Cuộc gặp khó xử trên diễn ra trước thời điểm Trung Quốc gọi là “tuần trăng mật” của họ với Ả Rập Saudi, với cường quốc Trung Đông.
Ngoại trưởng Antony Blinken vào tháng Sáu đã bất ngờ hoan nghênh sự tham gia của Trung Quốc trong việc bình thường hóa với chế độ khủng bố Iran, tuyên bố vai trò của Trung Quốc trong bình thường hóa quan hệ giữa Iran và Ả Rập Saudi: “Nếu Trung Quốc thực hiện các sáng kiến thực sự giúp giải quyết vấn đề và thúc đẩy hòa bình, đó là một điều tốt, và chúng tôi ủng hộ nó.”
Trung Quốc ngày càng cố gắng nâng cao vị thế địa chính trị của mình ở Trung Đông vừa nhằm mở rộng ảnh hưởng kinh tế và hỗ trợ các lợi ích chống Mỹ trong khu vực. ĐCSTQ cũng lên tiếng ủng hộ Hamas sau hành động tàn bạo của nhóm này chống lại Israel ngày 7 tháng 10 khiến 1.200 người thiệt mạng và bắt cóc khoảng 240 con tin.
Theo một báo cáo hôm Chủ nhật (17/12) của hãng tin Tasnim News của Iran, hoạt động trả đũa của Israel ở Gaza do Hamas thống trị là một trong nhiều chủ đề được các quan chức Iran và Ả Rập Saudi ở Bắc Kinh thảo luận. Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, đã tiếp đón Thứ trưởng Ngoại giao Iran Ali Baqeri và Thứ trưởng Ngoại giao Saudi Waleed Abdulkarim El Khereiji để thảo luận về sự hợp tác giữa ba bên và sự thống nhất thông điệp chống lại Israel vì nỗ lực trả đũa cuộc tấn công của Hamas ngày 7 tháng 10.
“Bày tỏ sự ủng hộ của Trung Quốc đối với hợp tác chặt chẽ hơn giữa Tehran và Riyadh, ông Vương Nghị cho biết Bắc Kinh muốn giúp tăng cường quan hệ kinh tế, an ninh và văn hóa cũng như các hoạt động trao đổi phổ biến giữa Iran và Ả Rập Saudi”, trang Tasnim đưa tin. “Ông ấy cũng nhấn mạnh sự ủng hộ của Trung Quốc đối với lập trường của các nước Hồi giáo và Ả Rập trong vấn đề Palestine, đồng thời kêu gọi thiết lập lệnh ngừng bắn ở Gaza và chuyển hàng viện trợ nhân đạo vào vùng đất này”.
Trung Quốc – cùng với các quốc gia Hồi giáo trên thế giới – đã kêu gọi “ngừng bắn” kể từ khi Israel tuyên chiến với Hamas vào ngày 8 tháng 10. Israel và Mỹ cho rằng một lệnh ngừng bắn về cơ bản sẽ cho phép Hamas thực hiện hành vi tàn bạo chống lại thường dân Israel mà không bị trừng phạt.
Quan điểm của Trung Quốc về chiến tranh Israel-Hamas là không đồng nhất với các hành động nội bộ của họ. Trung Quốc hiện đang thực hiện hành vi diệt chủng đối với cộng đồng người Hồi giáo ở Tân Cương, phía cực tây của nước này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói thêm rằng ông Vương Nghị đã trình bày với các vị khách một kế hoạch “gợi ý ba điểm” để đảm bảo hòa bình lâu dài giữa hai bên, ông Uông cho biết:
“Ông Vương Nghị đã có một cuộc họp nhóm với các phái đoàn của hai nước và đưa ra đề xuất ba điểm về việc cải thiện quan hệ Ả Rập Saudi-Iran”.
“Trước tiên, hãy cam kết với lựa chọn chiến lược là hòa giải; thứ hai, thúc đẩy quá trình cải thiện quan hệ; và thứ ba, phủ nhận chia rẽ từ bên ngoài.”
“Ba bên cũng thảo luận về hợp tác ba bên trên nhiều lĩnh vực và nêu rõ quan điểm chung về các vấn đề nóng trong khu vực, trong đó có Palestine”.
“Trung Quốc sẽ luôn hỗ trợ người dân ở Trung Đông độc lập khám phá con đường phát triển của họ. Chúng tôi sẽ luôn hỗ trợ các nước Trung Đông đoàn kết và hợp tác để tìm giải pháp cho các vấn đề an ninh trong khu vực. Trung Quốc sẽ đóng góp những hiểu biết sâu sắc của mình cho hòa bình ở Trung Đông và đóng vai trò tích cực trong quá trình này”.
Trung Quốc đã dính líu cuộc xung đột Hamas-Israel chủ yếu thông qua vai trò tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Chế độ Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi “ngưng bắn” và “hạn chế” khả năng tự vệ của Israel.
Vào cuối tháng Mười Một, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu Israel ngừng “trừng phạt tập thể” ở Gaza và tiến hành “ngừng bắn ngay lập tức”.
“Trung Quốc đặc biệt lo ngại rằng cuộc xung đột đang gây ra thương vong lớn cho dân thường và một thảm họa nhân đạo, đồng thời có xu hướng mở rộng và lan rộng”, ông Tập nói tại cuộc hội nghị thượng đỉnh BRICS có sự tham gia của Iran và Ả Rập Saudi.
Trung Quốc cũng đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh các ngoại trưởng Ả Rập vào tháng Mười Một nhằm tạo cơ sở cho những tiếng nói chống Israel.
“Trung Quốc là người bạn tốt và là anh em của các nước Ả Rập và Hồi giáo. Chúng tôi luôn bảo vệ vững chắc các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia Ả Rập (và) Hồi giáo, đồng thời luôn ủng hộ vững chắc sự nghiệp chính nghĩa của người dân Palestine”, ông Vương Nghị cho biết tại cuộc họp đó.
Anh Nguyễn, theo Breitbart News