Shawn Jiang
Trong vòng 10 ngày kể từ Tết Dương lịch 2024, ít nhất 15 quan chức cấp cao của Trung Quốc đã qua đời vì bạo bệnh.
Các quan chức này bao gồm:
1. Ông Trương Khắc Huy (Zhang Kehui), nguyên phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPPC), một cơ quan cố vấn chính trị mang tính biểu tượng của Trung Quốc.
Ông Trương Khắc Huy cũng từng giữ chức phó trưởng Văn phòng Các vấn đề Đài Loan vào đầu những năm 1990, một cơ quan tích cực hỗ trợ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong các hoạt động của Mặt trận Thống nhất nhắm vào người Đài Loan.
2. Ông Tiết Câu (Xue Ju), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang.
Ông Tiết Câu, cựu Bí thư tỉnh Chiết Giang, qua đời vì bạo bệnh tại Hàng Châu vào ngày 12/1/2024. Ông cũng từng giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 12 và 13; đại biểu Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa 6 và 8.
3. Ông Chu Đạo Huỳnh (Chu Daojiong), Chủ tịch thứ hai Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC).
Ông Chu Đạo Huỳnh, Chủ tịch thứ hai của CSRC, đồng thời là cựu Chủ tịch Ban Kiểm soát Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, qua đời ngày 11/01/2024 tại Bắc Kinh. Ông Chu từng giữ chức phó giám đốc Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc; đồng thời là cố vấn cao cấp của Hiệp hội Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc và giám đốc điều hành của Quỹ Nghiên cứu Chủ nghĩa Marx Trung Quốc.
4. Ông Tôn Tải Phu (Sun Zaifu), nguyên phó Bí thư tỉnh Hồ Nam.
Ông Tôn Tải Phu, nguyên Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị tỉnh, qua đời vào ngày 05/01/2024 tại Trường Sa vì bạo bệnh.
5. Bà Hác qua đời tại Bắc Kinh hôm 04/01/2024.
Bà Hác Trị Bình từng đảm nhiệm nhiều chức vụ cấp cao, trong đó có chức Phó Giám đốc Bộ Công an, Ủy viên Đảng ủy Bộ Tổng tham mưu. Bà nghỉ hưu vào năm 1988.
6. Ông La Thụy Khanh, người chồng quá cố của bà Hác Trị Bình.
Ông La là một trong hàng triệu nạn nhân của Cách mạng Văn hóa. Trong những ngày đầu của phong trào chính trị này, ông bị coi là thành viên trong một nhóm “bè phái phản Đảng”.
Không thể chịu đựng được sự sỉ nhục và bức hại, ông đã cố tự tử bằng cách nhảy từ tầng ba của một khách sạn sau một “phiên đấu tố”, nhưng sau đó ông vẫn sống sót dù bị gãy hai chân. Điều này được coi là bằng chứng cho tội lỗi của ông, và ông đã phải đối mặt với những lời chỉ trích của công chúng sau khi bình phục. Ông phải nhập viện nhiều lần trong nhiều năm và phải cắt bỏ chân trái vào năm 1969.
Ông La Thụy Khanh qua đời vào ngày 03/08/1978 khi đang được điều trị y tế ở Tây Đức.
Chín quan chức còn lại đều là lãnh đạo địa phương. Tất cả đều là đảng viên ĐCSTQ. Những quan chức này bao gồm:
- Ông Tạ Cần (Xie Qin), nguyên Phó Cục trưởng Cục Chính trị Cục Công an tỉnh Huy Châu và nguyên Cục trưởng Cục Cơ khí và Máy nông nghiệp tỉnh Huy Châu.
- Ông Khương Hỷ Đồng (Jiang Xitong), cựu giám đốc Nhà máy số 3403 của PLA và là một cán bộ đã về hưu được hưởng quyền lợi ở cấp thứ trưởng.
- Ông Giang Thủy Sinh (Jiang Shuisheng), cán bộ đã về hưu của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất ở Vũ Hán.
- Ông Chu Đạo Cử (Zhou Daoju), nguyên Chính ủy Lữ đoàn Giảng dạy Quân khu Thiểm Tây.
- Ông Trần Vĩ (Chen Wei), nguyên trưởng đoàn kiểm tra kỷ luật của Tòa án Trung cấp Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông.
- Ông Vương Kỳ (Wang Qi), nguyên tổng công tố Viện kiểm sát thành phố An Khánh tỉnh An Huy, nguyên phó giám đốc Ủy ban thường vụ Quốc hội nhân dân thành phố An Khánh.
- Ông Khương Vĩnh Quý (Jiang Yonggui), cựu phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân thành phố Kê Tây, tỉnh Hắc Long Giang.
- Ông Triệu Phụ (Zhao Fu), nguyên tổng biên tập kiêm Bí thư đảng ủy của tờ Nhật báo Liêu Ninh.
- Ông Uông Chương (Wang Zhang), cựu phó thanh tra Cục Công Thương thành phố Trùng Khánh.
Lam Giang biên dịch