Hoa Kỳ chấp thuận bán máy bay chiến đấu F16 cho Thổ Nhĩ Kỳ trị giá 23 tỷ USD

Hoa Kỳ chấp thuận bán máy bay chiến đấu F16 cho Thổ Nhĩ Kỳ trị giá 23 tỷ USD
Đội máy bay chiến đấu F-16. ( (Ảnh của Jared C. Tilton/Getty Images)

Sau khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tán thành Thụy Điển trở thành thành viên NATO trong tuần này, Hoa Kỳ cũng đã chấp thuận bán máy bay chiến đấu F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Động thái này là một bước phát triển lớn đối với liên minh NATO, vốn càng trở nên quan trọng hơn kể từ khi Nga xâm lược Ukraine.

Tối thứ Sáu (26/1), Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức thông báo với Quốc hội về việc đã thông qua việc bán 40 máy bay chiến đấu F-16 và gần 80 bộ thiết bị hiện đại cho Thổ Nhĩ Kỳ, với tổng trị giá khoảng 23 USD tỷ.

Đồng thời, Mỹ cũng thông qua việc bán 40 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho Hy Lạp, trị giá khoảng 8,6 tỷ USD.

Chỉ vài giờ trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi “thư phê chuẩn” của Thụy Điển về việc trở thành thành viên NATO cho Washington, nơi lưu trữ các tài liệu của liên minh NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã tìm cách nâng cấp phi đội F-16 của mình và cho biết họ sẽ ra điều kiện cho Thụy Điển gia nhập NATO nếu được chấp thuận bán máy bay mới. Chính quyền ông Biden ủng hộ việc bán vũ khí này nhưng trước đây đã bị Quốc hội Mỹ phản đối vì Thổ Nhĩ Kỳ bị coi là vi phạm nhân quyền và có tranh chấp với thành viên NATO là Hy Lạp.

Các quan chức cho biết, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý cho phép Thụy Điển gia nhập NATO, vẫn có các nghị sĩ trong Quốc hội chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng các ý kiến phản đối về thương vụ bán quân sự đã được vượt qua.

Thổ Nhĩ Kỳ đã trì hoãn việc chấp thuận cho việc Thụy Điển gia nhập NATO hơn một năm, với lý do cho rằng Thụy Điển không quan tâm đây đủ đến vấn đề an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ.

Sự chậm trễ này của Thổ Nhĩ Kỳ khiến Mỹ và các nước thành viên NATO khác cảm thấy thất vọng. Sau khi Nga xâm lược Ukraine, các quốc gia Bắc Âu đã từ bỏ tư cách quân sự trung lập dài hạn, và gần như tất cả các thành viên NATO đã nhanh chóng chấp nhận sự gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan.

Hiện tại, Hungary là quốc gia cuối cùng chưa đồng ý với việc Thụy Điển gia nhập NATO. Các quan chức Hoa Kỳ và NATO cho biết họ hy vọng Hungary sẽ hành động nhanh chóng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra quyết định.

Đồng thời, việc phê chuẩn bán máy bay chiến đấu tiên tiến cho Hy Lạp là một điều quan trọng để tạo sự cân bằng. Trước đây, Hy Lạp cũng đã phản đối mạnh mẽ việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, vì tranh chấp về lãnh thổ giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Địa Trung Hải giàu năng lượng chưa được giải quyết.

Do đó, trong khi Hoa Kỳ chấp thuận thương vụ bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời đảm bảo rằng Hy Lạp sẽ nhận được máy bay chiến đấu F-35 tiên tiến.

Năm 2019, do quyết định mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã bị Hoa Kỳ loại trừ khỏi chương trình máy bay chiến đấu F-35.

Sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức thông báo, Quốc hội sẽ có 15 ngày để đưa ra ý kiến phản đối, sau đó thương vụ này sẽ được coi là cuối cùng.

Mặc dù có một số nghị sĩ chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng các quan chức Hoa Kỳ dự kiến Quốc hội sẽ không ngăn chặn cả hai thương vụ này.

Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch

Related posts