Mới đây, Chính phủ Hàn Quốc đã cảnh báo thông qua một cuộc điều tra rằng hàng giả sản xuất tại Trung Quốc có chứa kim loại nặng gây ung thư. Chì và cadmium được phát hiện trong một số sản phẩm vượt quá giới hạn cho phép ít nhất 2 lần đến 930 lần, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.
Các công ty mua sắm trực tuyến của Trung Quốc như AliExpress và Temu phiên bản nước ngoài của Pinduoduo đã nhanh chóng mở rộng ra nước ngoài thông qua các sản phẩm giá cực thấp. Người tiêu dùng nước ngoài gặp rắc rối với giá cao đã bị cám dỗ bởi hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, nhược điểm của sản phẩm giá rẻ sản xuất tại Trung Quốc cũng khiến người tiêu dùng cảnh giác.
Gần đây, Hải quan Hàn Quốc tuyên bố, do hàng giả tăng gấp 6 lần trong 4 năm qua, cơ quan này đã tiến hành kiểm soát tập trung đối với các mặt hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhập khẩu vào Hàn Quốc trong 4 tuần, từ ngày 6/11 – 1/12/2023.
Kết quả cho thấy, 142.930 mặt hàng giả đã bị thu giữ, trong đó 62,3% đến từ Trung Quốc Đại Lục và 27,5% đến từ Hồng Kông, nghĩa là khoảng 90% hàng giả có xuất xứ từ Trung Quốc. Hàng giả đến từ Việt Nam chiếm 10%.
Việc kiểm soát tập trung này được thực hiện trong các sự kiện giảm giá quy mô lớn như ngày 11/11 và ngày 24/11 trong mùa mua hàng trực tiếp, và được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực thông quan nhập khẩu, bao gồm chuyển phát nhanh, gửi bưu điện và nhập khẩu thông thường.
Cục Hải quan Hàn Quốc đã chỉ định quần áo, giày dép và túi xách có nhiều hàng giả nhất là 3 danh mục được kiểm soát thường xuyên.
Hải quan tập trung kiểm soát nguồn cung cấp thời trang tại sân bay quốc tế Sân bay quốc tế Incheon, Seoul. Các sản phẩm điện tử, thực phẩm và dược phẩm được kiểm soát tập trung tại Cảng Sân bay quốc tế Incheon. Đồng hồ và điện tử được quản lý tập trung tại cảng Pyeongtaek.
Trong số hàng giả bị tịch thu, quần áo chiếm tỷ trọng lớn nhất với 40%, tiếp theo là văn phòng phẩm 16%, phụ kiện 14%, móc chìa khóa 8%, túi xách 5%. Ngoài ra, đồ chơi, giày dép, ví mỗi loại chiếm 2%.
Trong đó, khuyên tai, túi xách và các mặt hàng khác tiếp xúc trực tiếp với da cũng được nhập khẩu mà không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn.
Viện Phân tích Thuế quan Trung ương Hàn Quốc cũng tiến hành phân tích bổ sung về thành phần của 83 loại sản phẩm trực tiếp tiếp xúc vào da.
Kết quả phát hiện, 25 loại (chiếm 30%) sản phẩm chứa hàm lượng chì, cadmium và kim loại nặng khác vượt quá mức cho phép. Chì và cadmium được phát hiện trong một số sản phẩm vượt quá giới hạn cho phép ít nhất 2 lần đến 930 lần.
Trong số 24 chiếc khuyên tai giả của các thương hiệu nổi tiếng ở nước ngoài như Louis Vuitton, Dior, Chanel và các mặt hàng thời trang bình dân khác, có 20 chiếc (83%) được phát hiện chứa cadmium. 3 chiếc trong số đó cũng bị phát hiện có hàm lượng chì quá cao.
Phân tích thành phần cũng cho thấy, để giảm giá thành, các công ty sản xuất hàng giả không chỉ sử dụng cadmium trong xử lý bề mặt, mà còn sử dụng chì và cadmium làm nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất.
Trong số 20 chiếc khuyên tai được phát hiện có chứa cadmium, 15 chiếc được phát hiện có hàm lượng cadmium vượt quá giới hạn cho phép tới 600 lần, một số sản phẩm có hàm lượng cadmium vượt quá giới hạn cho phép tới 930 lần. Hàm lượng chì gấp 153 lần so với tiêu chuẩn cũng được phát hiện trên trâm cài áo Chanel.
Ngoài ra, một số túi, ví giả cũng bị phát hiện có chứa hàm lượng chì và cadmium quá cao.
Theo Cục Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp, một bộ phận của Bộ Lao động Hoa Kỳ, cadmium và các hợp chất của nó có độc tính cao. Việc tiếp xúc với kim loại này có thể gây ung thư và làm tổn thương hệ thống tim mạch, thận, đường tiêu hóa, hệ thần kinh, sinh sản và hệ thống hô hấp.
Theo Viện Ung thư Quốc gia, cadmium chủ yếu liên quan đến ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận và ung thư tuyến tụy ở người, đồng thời cũng liên quan đến ung thư vú và ung thư bàng quang.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) đã xác định rằng chì và các hợp chất chì có thể gây ung thư ở người.
Chì có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan và hệ thống trong cơ thể. Ngộ độc chì ở trẻ em và người lớn chủ yếu gây hại cho hệ thần kinh. Tiếp xúc lâu dài có thể làm giảm khả năng học tập, trí nhớ và sự tập trung, cũng như ngón tay, cổ tay hoặc mắt cá chân suy yếu.
Tiếp xúc với chì có thể gây thiếu máu (nồng độ sắt trong máu thấp) và tổn thương thận, đồng thời cũng có thể làm tăng huyết áp, đặc biệt ở người trung niên và người lớn tuổi.
Cục Hải quan Hàn Quốc đưa ra cảnh báo, rằng việc lưu thông và tiêu thụ hàng giả không chỉ là vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Các công ty mua sắm trực tuyến của Trung Quốc cũng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Hàn Quốc. Năm 2023, thị phần của Trung Quốc trong thị trường mua sắm trực tuyến thương mại điện tử xuyên biên giới của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt qua Hoa Kỳ, trở thành thị trường mua sắm ở nước ngoài lớn nhất của Hàn Quốc.
Không chỉ Hàn Quốc phát hiện số lượng lớn sản phẩm kém chất lượng, độc hại từ Trung Quốc, nhiều nước trên thế giới, gồm cả Việt Nam, cũng không tránh khỏi tai họa này.
Bản thân người dân Trung Quốc cũng phải đương đầu với nạn hàng giả, hàng nhái kém chất lượng trong nước chứa chất gây ung thư.
Đầu năm 2007, Trung Quốc xôn xao trước việc Tuần báo Tin tức Quảng Châu báo buộc một số nhà hàng tại tỉnh Thiểm Tây đã sử dụng dầu ăn chứa hóa chất gây bệnh ung thư để chế biển đồ ăn. Vụ bê bối sữa bột trẻ em chứa chất Melamine năm 2008 khiến 6 em tử vong và 51.900 em phải nhập viện.
Hàng loạt sản phẩm cũng bị phanh phui có chứa hóa chất gây bệnh ung thư như hạt trân châu (làm từ bột sắn và nhựa), bánh bao tái chế bằng hóa chất, giá đỗ nhiễm độc, hạt hướng dương rang sẵn…
Bình Minh