Điều gì khiến nước Mỹ suy yếu?

Chương Thiên Lượng

Điều gì khiến nước Mỹ suy yếu?
Tượng Nữ Thần tự do ở New York. Ảnh Freepik.

Trên trang web tiếng Trung của tổ chức phi lợi nhuận là Thiên lượng Liên minh (Tianliang Alliance), Giáo sư Chương Thiên Lượng viết rằng: ‘Liên quan đến tương lai nhân loại thì giáo dục, truyền thông và nghệ thuật đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đối với xã hội, giáo dục có ảnh hưởng lâu dài nhất, truyền thông thì nhanh nhất, còn nghệ thuật thì trực tiếp nhất’.

Khi một xem một chương trình nghệ thuật, người ta lập tức có một sự nhận thức về mặt cảm xúc đối với một sự kiện cụ thể, sau đó sẽ dẫn đến sự chuyển biến về mặt quan niệm, cho nên nghệ thuật là trực tiếp nhất.

Khi xảy ra một sự việc, truyền thông đưa tin nhanh nhất. Từ những phân tích của truyền thông, người ta có thể chuyển biến quan niệm của mình.

Còn giáo dục thì lâu dài nhất. Tất nhiên, còn có nhiều lĩnh vực khác cũng có ảnh hưởng lớn đến xã hội như là công nghệ hay pháp luật. Nhưng nếu ai ai cũng là một người tốt trong xã hội thì pháp luật sẽ không còn được nhấn mạnh như vậy. Mặc dù công nghệ có ảnh hưởng lớn đến con người, nhưng bản thân công nghệ không cung cấp một giá trị, ví dụ như Youtube, nó không phải là một nhà sản xuất nội dung, mà nó chỉ là một nền tảng.

Do đó công nghệ hay pháp luật là thứ yếu so với các lĩnh vực như giáo dục, truyền thông và nghệ thuật. Giáo dục, truyền thông và nghệ thuật trực tiếp tạo ra nội dung, sản xuất ‘lương thực’ tinh thần cho xã hội, cho nên ba lĩnh vực này trở nên cực kỳ quan trọng.

Năm 1966, ở Trung Quốc xảy ra cách mạng văn hóa (CMVH). Trong những năm 60, ở Mỹ cũng xảy ra một cuộc cách mạng văn hóa, nào là phong trào Hippie, nhạc Rock, phản chiến… Khi đó những phần tử cấp tiến làm những cuộc vận động nhằm nhắm vào ba lĩnh vực trên là giáo dục, truyền thông và nghệ thuật.

Chúng ta biết rằng, Mỹ là ngọn hải đăng của tự do, cũng là lực lượng quan trọng nhất để duy trì trật tự thế giới.

Nếu không có nước Mỹ, thế giới sẽ như thế nào? Chắc chắn sẽ không có sự phồn vinh như ngày hôm nay. Thế giới sẽ biến thành xã hội kiểu ‘cá lớn nuốt cá bé’.

Nếu không có nước Mỹ thì những quốc gia có dã tâm như Trung Quốc sẽ bắt nạt các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Philippines, v.v. Sở dĩ Trung Quốc không dám quá manh động ở Biển Đông là vì có quân đội Mỹ hiện diện ở đó.

Cường đại là như vậy, nhưng nước Mỹ vẫn có thể bị suy yếu, không phải vì lý do bên ngoài, mà chính là sự ‘ăn mòn’ từ bên trong. Rốt cuộc đây là sự việc gì?

Trong chương trình ‘Triết tư tâm ngữ’ (哲思心語: suy nghĩ minh triết, lời nói thật tâm) thuộc kênh Youtube ‘Thiên Lượng thời phân’ đăng vào ngày 13/9/2020, Giáo sư Chương đã có những chia sẻ rất đáng suy nghĩ như sau.

‘Hạng mục 1619’ bồi đắp lòng thù hận nước Mỹ

Một nhà sử học từng nói rằng: ‘Người dân của một quốc gia nên mang một thái độ ấm áp và tôn kính đối với lịch sử quốc gia mình’. Nếu một người thù hận lịch sử thì người ấy có thể làm gì cho quốc gia của mình đây?

Nước Mỹ hiện nay có rất nhiều hiện tượng hỗn loạn, có rất nhiều các hoạt động bạo lực diễn ra trên đường phố. Những cái gọi là ‘mạng người da đen trân quý’ (Black Lives Matter – BLM), Antifa… những người này họ làm một việc rất quan trọng đó chính là: Phủ định hoặc từ bỏ lịch sử nước Mỹ, họ gọi đó là ‘văn hóa hủy bỏ’ – cancel culture.

Việc thù hận lịch sử nước Mỹ, thù hận nước Mỹ chính là nguyên nhân khiến nước Mỹ suy bại từ bên trong.

Nói về thù hận nước Mỹ thì không thể không nhắc đến ‘Hạng mục 1619’. Sự kiện này xảy ra vào giữa cuối năm 2019, trong năm 2020, nhưng vẫn có giá trị tham chiếu, bởi vì nó quyết định hướng đi của nước Mỹ trong mấy chục năm tới: Một là giữ lại giá trị truyền thống, hai là đi theo con đường giống như Trung Quốc.

‘Hạng mục 1619’ là một hạng mục do Tạp chí New York Times mở ra năm 2019, do một nữ nhà báo da màu tên là Nikole Hannah Jones đề xướng. Hạng mục này định nghĩa lại lịch sử nước Mỹ.

Theo nhận thức thông thường, lịch sử nước Mỹ đúng ra là bắt đầu từ năm 1620. Khi đó có một nhóm người châu Âu ngồi trên con tàu Hoa Tháng Năm – Mayflower để đến nước Mỹ, sau đó định cư và canh tác trên mảnh đất Bắc Mỹ. Lịch sử nước Mỹ chính là bắt đầu như thế.

Nhưng ‘Hạng mục 1619’ lùi lịch sử nước Mỹ về một năm, tức lấy năm 1619 làm dấu mốc. Vì sao nhà báo Nikole Hannah Jones lại lấy như vậy? Bởi vì cô cho rằng, khi ấy (tức là năm 1619) có một nhóm nô lệ da đen bị đưa đến châu Mỹ. Cho nên nhà báo này miêu tả lịch sử nước Mỹ là ‘lịch sử 400 năm người da đen đấu tranh cho tự do và giải phóng của chính họ’.

Hạng mục này miêu tả Chiến tranh độc lập năm 1776 không phải là cuộc chiến giành độc lập từ Vương quốc Anh, đấu tranh cho tự do thuộc địa, kiến lập một nhà nước tự do… mà hạng mục này miêu tả Chiến tranh độc lập năm 1776 thành: Người da trắng muốn dùng máu và cơ thể của người da đen để bảo vệ chế độ nô lệ của nước Mỹ. Đây là bóp méo hoàn toàn lịch sử nước Mỹ.

Theo nghiên cứu, ở lục địa Bắc Mỹ, người sở hữu nô lệ da đen hợp pháp đầu tiên không phải là người da trắng, mà là người da đen. Chủ nô da đen này tên là Anthony Jones, còn gọi là Anthony Johnson. Đây là một người da đen sở hữu 5 nô lệ hợp pháp đầu tiên.

Sự việc này nói lên điều gì? Đó là khi nước Mỹ bắt đầu có chế độ nô lệ thì trong quá trình ‘Hạng mục 1619’ kể chuyện dễ khiến chúng ta lầm tưởng rằng: Người da trắng áp bức người da đen, người da đen sống cuộc đời đầy máu và nước mắt dưới đòn roi của người da trắng, cuộc sống vô cùng bi thảm, không có tự do cá nhân. Đây là bức tranh về chế độ nô lệ mà ‘Hạng mục 1619’ miêu tả. Nhưng trên thực tế không phải như vậy.

Chúng ta biết rằng từ nô lệ – slave, trên thực tế là chỉ người Slav, tức là người da trắng ở châu Âu. Những nô lệ đầu tiên chính là người da trắng, một số lượng lớn người da trắng cũng bị bán sang châu Mỹ làm nô lệ. Chỉ tính riêng từ Vương quốc Anh đã đưa đến châu Mỹ hơn 300 nghìn nô lệ da trắng. Hơn nữa, chủ nô không hoàn toàn là người da trắng, mà cũng có rất nhiều chủ nô là người da đen. Theo khảo sát thì có hơn 3000 chủ nô da đen. Do đó chủ nô không hoàn toàn là người da trắng, mà nô lệ cũng không hoàn toàn là người da đen. Vì thế giữa chủ nô và nô lệ không phải là vấn đề nhân chủng, không phải là nhân chủng này áp bức nhân chủng kia, mà đây là vấn đề chế độ nô lệ vào thời ấy.

Những điều trình bày ở trên là sự thật lịch sử, nhưng ‘Hạng mục 1619’ đã cố ý bóp méo lịch sử, miêu tả lịch sử nước Mỹ là lịch sử đầy tăm tối.

Một nhà tư tưởng người Trung tên là Cung Tự Trân có một câu nói rất nổi tiếng, điểm trúng bản chất vấn đề đó là: ‘Muốn diệt quốc gia, phải diệt sử trước’, tức là nếu muốn tiêu diệt một quốc gia, thì đầu tiên phải tiêu hủy lịch sử của quốc gia đó.

Hiện nay ‘Hạng mục 1619’ chính là đang làm việc đó. Mục đích để làm gì? Chính là rót vào đầu trẻ em, để chúng thù hận nước Mỹ, thù hận lịch sử nước Mỹ.

Hiện nay chúng ta thấy những cuộc vận động đường phố ở Mỹ như cướp bóc, đốt phá… thì những người này có một loại thù hận đối với lịch sử nước Mỹ, thù hận những giá trị quan của nước Mỹ. Loại thù hận này đến từ đâu? Chủ yếu đến từ giáo dục.

Khi một đứa trẻ bắt đầu học mẫu giáo, đến tiểu học, nó chưa có năng lực phân tích thì đã bị rót vào đầu những tư tưởng thù hận giá trị quan của nước Mỹ, thù hận Thần, thù hận Thánh Kinh. Cho nên vào tháng 7/2020, khi cựu tổng thống Trump phát biểu tại bang Nam Dakota đã nói một câu như thế này: ‘Giáo dục hiện nay đã biến học sinh thành những người thù hận quốc gia của mình‘.

Khi những đứa trẻ như thế lớn lên, nếu chúng thù hận quốc gia của mình thì chúng không thể có bất cứ cống hiến gì cho quốc gia. Chúng ta không thể hy vọng sự an định và phồn vinh đặt trong tay những con người như vậy, bởi vì chúng chỉ muốn phá huỷ hết thảy nước Mỹ, bao gồm cả những di tích lịch sử. Thậm chí chúng còn muốn lật đổ bức điêu khắc 4 vị tổng thống Mỹ trên núi Rushmore, bởi vì chúng cho rằng, 4 tổng thống này là chủ nô da trắng.

Cũng trong thời gian là năm 2020, Uỷ ban ở Washington DC đã đưa ra một báo cáo kêu gọi phải đổi tên hàng trăm trường học, công viên, kiến trúc… Vì sao họ muốn làm như vậy?

Bởi vì những cái tên đó là người da trắng, cho nên cũng bị đánh đồng là chủ nô bóc lột người da đen. Ví như họ muốn đổi tên Đài tưởng niệm Washington, Đài tưởng niệm Jefferson, đổi tên Đại học George Mason (người khởi thảo Tuyên ngôn Nhân quyền)…

Cho nên những người này thúc đẩy cái gọi là ‘cancel culture’ (văn hoá huỷ bỏ), phủ định hoàn toàn văn hóa nước Mỹ. Nếu trong mấy chục năm nữa, nước Mỹ nằm trong tay những con người mang thù hận như vậy, nước Mỹ sẽ ra sao? Đây là điều không thể tưởng tượng nổi.

Nguyên người dẫn chương trình của Fox News là ông Tucker Carlson đã nói một đoạn lời như thế này: ‘Chúng ta không thể giao đất nước này vào tay những người thù hận quốc gia, họ không thể quản lý quốc gia, mà họ chỉ có thể khởi tác dụng phá hoại’.

Thời điểm đó, nguyên tổng thống Trump cũng có những đòn phản công đối với ‘Hạng mục 1619’. Ông Trump đã đề xuất dự luật: Nếu thực hiện Hạng mục 1619, xem nó như một khóa học ở trường thì nó sẽ không nhận được tài trợ. Ông Trump còn nói thêm rằng: ‘Hạng mục 1619’ này đã chính thức bước vào các khoá học dạy học sinh ở California, Chicago, Washington DC. Nếu hạng mục này tiếp tục, chúng ta sẽ không thể nhận ra nước Mỹ nữa.

Nước Mỹ suy yếu, sẽ giống như ‘Defund the police’, cảnh sát không đánh được lưu manh

Trên thực tế, chúng ta thấy rằng, ở một số thành phố của Mỹ có ‘Defund the police’, tức là giảm quỹ lương của cảnh sát, giảm số lượng cảnh sát, thì tỷ lệ tội phạm ở nơi đó lập tức tăng cao. Ví như ở các bang xanh do Đảng Dân chủ làm chủ đạo như California, Chicago, Minnesota, Washington DC, New York…

Trong 20 thành phố có tỷ lệ tội phạm và mưu sát cao nhất nước Mỹ, có 17 thành phố là do đảng Dân Chủ vận hành, 3 thành phố còn thì người dân chủ yếu là dựa vào hình thái ý thức của Đảng Dân chủ.

Cho nên khi thúc đẩy cái gọi là ‘Defund the police’, không cấp đủ lương cho cảnh sát thì ai ai cũng không có cảm giác an toàn. Vì sao người Mỹ lần lượt mua súng? Bởi vì khi cảnh sát không còn bảo hộ họ thì họ phải tự bảo vệ mình.

Nhưng chúng ta biết rằng, nước Mỹ là ngọn hải đăng của thế giới tự do, là lực lượng quan trọng nhất để duy trì trật tự thế giới. Chúng ta hãy tưởng tượng, nếu không có nước Mỹ, thế giới sẽ ra sao? Tuyệt đối sẽ không có sự phồn vinh như ngày hôm nay.

Nếu không có nước Mỹ, thế giới sẽ biến thành xã hội của ‘cá lớn nuốt cá bé’.

Trong chiến tranh Ukraine lần này, vì sao xã hội tự do lại đoàn kết như vậy, thái độ vô cùng cứng rắn, vô cùng kiên quyết, hơn nữa càng ngày càng không ngần ngại viện trợ cho Ukraine. Bởi vì nếu Nga thắng, sẽ tạo ra một tiền lệ vô cùng xấu đó là cá lớn nuốt cá bé, dựa vào sức mạnh quân sự mà xâm chiếm các nước khác, thế giới không có trật tự và quy tắc nào cả.

Nếu Nga thắng, trật tự thế giới bị đảo loạn, hễ trật tự thế giới loạn, thì toàn cầu hoá không còn, toàn cầu hoá không còn thì hiện nay không có bất cứ quốc gia nào có thể sản xuất độc lập tất cả những sản phẩm cần thiết, dù là chip hay sản phẩm công nghiệp nặng, quần áo, v.v. Lúc này sự phồn vinh của thế giới sẽ kết thúc.

Trung Quốc hay bắt nạt các nước nhỏ ở Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Philippines… Nếu không có nước Mỹ thì các nước nhỏ chỉ có thể ‘ngậm bồ hòn làm ngọt’, không dám làm gì Trung Quốc. Trung Quốc muốn chặn eo biển Malacca để đòi tiền, nếu không có nước Mỹ thì các nước khác chặn Trung Quốc như thế nào?

Cho nên nếu không có nước Mỹ, thì thế giới sẽ giống như xã hội mà ‘Defund the police’, cảnh sát không đánh được lưu manh.

Chúng ta biết rằng vì sao nổ ra Chiến tranh Triều Tiên? Bởi vì tổng thống Hoa Kỳ khi đó là ông Truman có chính sách là: Tập trung ở châu Âu mà tạm bỏ rơi châu Á.

Một sự việc xúc tác đặc biệt quan trọng dẫn đến Chiến tranh Triều Tiên đó là: Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Acheson nói rằng ‘Mỹ tập trung ở châu Âu, không can thiệp sự việc ở châu Á’.

Stalin cho rằng, Mỹ sẽ không can thiệp vào sự việc ở Bán đảo Triều Tiên, cho nên Stalin mới dám xúi giục Kim Nhật Thành phát động Chiến tranh Triều Tiên, sau đó Mao Trạch Đông cũng nhảy vào.

Chỉ với một câu nói của Mỹ là ‘tạm bỏ rơi châu Á’ mà đã nổ ra một cuộc chiến tranh. Vậy thì nếu không có nước Mỹ, thế giới sẽ loạn. Những Taliban, Iran, hay các phần tử khủng bố sẽ trỗi dậy. Cho nên nước Mỹ không thể loạn. Mà để nước Mỹ không loạn thì nước Mỹ phải giữ được lý niệm của phái bảo thủ (giữ gìn truyền thống). Mà muốn giữ được điều đó phải thông qua giáo dục.

Giáo dục chính là sự nghiệp ‘trồng người’

Nói về giáo dục, Giáo sư Chương thuận tiện nói một chút về bản chất của giáo dục.

Có người cho rằng khi đi học đại học, học các môn như lập trình, cơ khí, hàng không… thì họ cho rằng đây là giáo dục. Nhưng Giáo sư Chương không cho đây là Giáo dục, mà đây là Đào tạo.

Giữa Giáo dục – Education và Đào tạo – Training là hai khái niệm khác nhau.

Bởi vì khi bạn lên đại học để học những môn như lập trình, khoa học máy tính, khoa học dữ liệu, v.v. thì những việc này cũng không khác về bản chất so với việc bạn học một kỹ năng như sửa ống nước hay xây dựng, bởi vì đây đều là đào tạo kỹ năng.

Vậy thì giáo dục rốt cuộc dùng để làm gì? Triết gia Socrates từng nói một câu như thế này: ‘Mục đích của giáo dục là bồi dưỡng phẩm đức chí thiện (hoàn thiện) cho con người’. Nói cách khác, giáo dục là bồi dưỡng con người chứ không phải bồi dưỡng kỹ năng.

Trên thực tế, điều này cũng giống như trong Nho gia giảng. Trong ‘Tứ Thư’ có một cuốn tên là ‘Đại học’, thì ngay câu đầu tiên của chương đầu tiên viết rằng: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện”.

Dịch nghĩa:

Cái đạo của Đại học, nằm ở làm rõ cái đức sáng, nằm ở chỗ thân yêu mọi người, nằm ở phẩm đức chí thiện.

Thời xưa, khái niệm giữa Tiểu học và Đại học là khác nhau. Tiểu học là giảng: ‘Tiến lui, vẩy nước quét nhà, ứng đối lễ tiết’. Còn Đại học là ‘nằm ở phẩm đức chí thiện’. Điều này giống với tư tưởng của Socrates về giáo dục đó là ‘bồi dưỡng phẩm đức chí thiện’. Cho nên bản chất của giáo dục không giống như bồi dưỡng nghề nghiệp.

Trên thế gian có rất nhiều loại người, có người có học vấn là chính trị, đỉnh cao nghề nghiệp của họ có thể là tổng thống Mỹ. Có người học pháp luật, đỉnh cao nghề nghiệp của họ có thể là thẩm phán. Có người học nghệ thuật, đỉnh cao nghề nghiệp của họ có thể là một nghệ thuật gia vĩ đại. Nhưng đây chỉ là đỉnh cao nghề nghiệp.

Nhưng đối với một người, nếu bỏ đi tất cả những khác biệt về nghề nghiệp thì đỉnh cao của họ là gì?

  • Trong Nho gia, đỉnh điểm cao nhất là đạt đến Thánh nhân.
  • Trong Phật gia, đỉnh điểm cao nhất là thành Phật.
  • Trong Đạo gia, đỉnh điểm cao nhất là thành Chân nhân.
  • Còn trong Cơ Đốc giáo, đỉnh điểm cao nhất là nhận được sự công nhận của Chúa, sau đó đi đến Thiên quốc (nước Trời).

Tức là đối với một người mà nói, thành tựu thật sự của họ không phải đặt ở thế gian.

Nếu nói mục đích của giáo dục là bồi dưỡng phẩm đức chí thiện thì phải làm từng bước từng bước. Đây mới là mục đích chân chính của giáo dục.

Nếu tương lai của xã hội nằm ở giáo dục, nằm ở sự nghiệp trăm năm trồng người, thì người Mỹ cần hành động, phải bồi dưỡng được những người có lý niệm truyền thống, nếu không, chúng ta sẽ vĩnh viễn mất nước Mỹ…

***

Ở trên là một chia sẻ của Giáo sư Chương vào tháng 9/2020. Khoảng 3 năm sau, tức là vào tháng 6/2023, trong chuyến đi diễn giảng ở Đài Loan và Nhật Bản, Giáo sư Chương cũng có những chia sẻ rất sâu sắc.

Ở Đài Loan, Giáo sư Chương chia sẻ về ‘tấm khiên’ bảo vệ Đài Loan. Còn Đông Kinh (Tokyo), Giáo sư Chương đã nói về nội dung đó là ‘Văn minh nhân loại đang gặp nguy hiểm ở đâu’ với một góc nhìn rất sâu sắc của một người có tín ngưỡng chân chính. Rốt cuộc đây là sự việc gì, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo về chuỗi bài ‘Diễn giảng ở Đông Kinh’.

Thuần Phong biên dịch

Related posts