Quang Nhật
Tin đồn lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Sacombank (mã cổ phiếu STB) là ông Dương Công Minh đang bị điều tra vì dính líu tới vụ án Vạn Thịnh Phát đã làm giá cổ phiếu giảm tới gần 4% trong phiên giao dịch hôm nay (2/4/2024). Lãnh đạo STB lập tức đính chính bằng văn bản gửi cơ quan ban ngành nhưng chưa thể vãn hồi được tâm lý thị trường.
Vào tháng 10/2022 khi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) đang phải chống đỡ với việc người dân ồ ạt rút tiền thì Ngân hàng Thương mại cổ phần Sacombank cũng bị liên luỵ do thương hiệu của ngân hàng trùng với tên viết tắt của SCB. Khi đó, Sacombank vội vã ra thông báo rằng mã cổ phiếu của họ là STB và Sacombank không liên quan gì tới cái tên viết tắt SCB của vụ án Vạn Thịnh Phát; vụ án lũng đoạn tài chính, hối lộ lớn nhất Việt Nam cho tới nay.
Hôm nay, cổ phiếu của STB bất ngờ lao dốc, hiện tại (15h00 ngày 2/4/2024) đang giao dịch ở mức giá 30.150 đồng/cổ phiếu; giảm 1.250 đồng mỗi cổ phiếu, tương đương với mất giá 3,98%. Tính chung cả tháng, giá trị cổ phiếu STB mất giá khoảng hơn 5%. Tuy nhiên, so với cùng kỳ 2023, cổ phiếu của ngân hàng này vẫn tăng 13,35% theo đà tăng giá cổ phiếu của ngành ngân hàng nói chung.
Giá cổ phiếu của STB lao dốc được cho là do có tin đồn ông Dương Công Minh bị điều tra vì liên quan tới việc hỗ trợ bà Trương Mỹ Lan, người phụ nữ đứng sau Ngân hàng TMCP Sài Gòn, rút hơn 1 triệu tỷ từ ngân hàng này và chuyển về Trung Quốc cho gia tộc của chồng. Chồng bà Trương Mỹ Lan là Chu Lập Cơ.
Theo một số nguồn tin không chính thống, ông Chu Lập Cơ thuộc gia tộc của Chu Vĩnh Khang, một con hổ lớn nhất bị “ngã ngựa” trong chiến dịch “đả hổ – diệt ruồi – săn cáo” ngay sau khi ông Tập Cận Bình tại vị không lâu. Tuy nhiên, NTDVN chưa xác thực được nguồn tin này.
Để ngăn chặn tin đồn, CEO của STB lập tức soạn thảo công văn gửi tới Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Bộ Thông tin & Truyền thông, Các Cơ quan BÁo trí & Truyền thông với nội dung “Hỗ trợ xử lý tin đồn sai lêch trên mạng”. Theo đó, STB đính chính rằng không có sự việc là Chủ tịch HĐQT của STB là ông Dương Công Minh liên quan tới vụ án Vạn Thinh Phát và ông Minh cũng không bị cấm xuất cảnh để điều tra. STB thậm chí nhờ các cơ quan chức năng và báo chí hỗ trợ xử lý thông tin sai lệch trên mạng, được cho là xuất phát từ tài khoản có tên “Thang Dang”.
Chưa rõ liệu đính chính từ STB có hỗ trợ ngân hàng này phục hồi niềm tin của nhà đầu tư vào phiên giao dịch ngà mai hay không. Cho tới nay, phản ứng của thị trường trước tin đồn này vẫn khá thận trọng.
Tuy nhiên, sự việc làm dấy lên nghi án về việc tồn tại một dường dây trong hệ thống tài chính thao túng thị trường tài chính Việt Nam nhằm rửa tiền và kiếm tiền cho một gia tộc họ Chu; một gia tộc có liên quan mật thiết tới Chu Vĩnh Khang.
Chu Vĩnh Khang (sinh năm 1942) là một lãnh đạo cao cấp về hưu của Trung Quốc, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an, từng giữ chức trong Ban thường vụ Bộ Chính trị lần thứ 17 và chủ nhiệm Ủy ban Chính trị – Pháp luật trung ương từ năm 2007 đến năm 2012.
Trong thời gian còn đương chức, Chu Vĩnh Khang được cho là đã dính líu đến nhiều vụ tham nhũng, lạm dụng quyền hành và bị cáo buộc là một trong những thủ phạm chính, đứng đầu trong việc tổ chức hệ thống mổ cướp tạng được “bảo kê” bởi hệ thống an ninh nhà nước ở Trung Quốc trong cuộc đàn áp môn khí công Pháp Luân Công. Ông Chu Vĩnh Khang là đồng minh thân cận của Bạc Hy Lai, một quan chức cao cấp của Trung Quốc bị cắt chức vì các bê bối chính trị và tham nhũng thời Chủ tịch Tập Cận Bình.
Chu Vĩnh Khang là người đứng đầu Phòng 610, một tổ chức được thành lập vi hiến của ĐCSTQ. Tổ chức này có nhiệm vụ điều phối và giám sát cuộc đàn áp Pháp Luân Công, trong khi vai trò lãnh đạo của Bạc Hy Lai ở Đông Bắc Trung Quốc cho thấy ông ta và vợ có quan hệ mật thiết với các hoạt động đáng nghi vấn như một nhà máy nhựa hoá ở Đại Liên đã xử lý xác người do cảnh sát cung cấp để trưng bày trong các cuộc triển lãm “Thế giới cơ thể”. Các thi thể, trong đó có thi thể của một phụ nữ mang thai sắp sinh, không rõ nguồn gốc nhưng bị nghi ngờ là từ các học viên Pháp Luân Công bị sát hại.
Nhà báo điều tra Ethan Gutmann, tác giả của cuốn sách năm 2014: ‘Đại thảm sát’: Giết người Hàng loạt, Thu hoạch Nội tạng và Giải pháp mật của Trung Quốc với Vấn đề Bất đồng Chính kiến, đã gợi ý rằng hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công, những người theo đạo Thiên chúa ngầm và gần đây là những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ có thể là nạn nhân của nạn mổ cướp nội tạng hàng năm.
Vào năm 2015, người đứng đầu lĩnh vực cấy ghép của Trung Quốc, ông Huang Jiefu, đã xác nhận chính quyền đã cung cấp nội tạng được hiến tặng từ các tử tù.
Ông nói: “Chúng tôi biết ơn sâu sắc nhiều cán bộ trong hệ thống tư pháp, bởi vì nếu không có sự hợp tác của họ, không có nội tạng được hiến tặng từ tử tù, hệ thống cấy ghép của Trung Quốc sẽ không phát triển về mặt công nghệ và hiện đại như hiện nay”.
Mặc dù ông Huang tuyên bố rằng các tù nhân đã bị hành quyết bởi các cơ quan tư pháp và các bác sĩ chỉ mổ lấy nội tạng của họ, hai ông Robertson và Lavee nói rằng “nghiên cứu của họ không cho kết quả như vậy”.
Trong báo cáo viết: “Nếu các báo cáo mà chúng tôi điều tra được là chính xác, thì việc phẫu thuật viên mua tim và phổi là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của tù nhân, do đó liên quan trực tiếp đến việc bác sĩ phẫu thuật phải hành quyết”.
Truyền thông dòng chính ở Trung Quốc làm nổi bật các bê bối của ông Chu Vĩnh Khang liên quan tới các vụ án mua bán dâm và quan hệ tình dục bất chính với hàng trăm phụ nữ. Tờ China Times dẫn lời các điều tra viên cho rằng ông Chu có ít nhất 6 căn nhà riêng để “vui vẻ với phụ nữ” ở thủ đô Bắc Kinh. Vào ngày 11 tháng 6 năm 2015, ông Chu bị kết án hối lộ, lạm dụng quyền lực và cố ý tiết lộ bí mật nhà nước bởi Tòa án Trung cấp ở Thiên Tân. Ông Chu và các thành viên trong gia đình ông bị buộc tội hối lộ 129 triệu nhân dân tệ (hơn 20 triệu đô la). Ông bị kết án tù chung thân.