Sau hai năm cuộc chiến tranh ở Ukraina, EU vẫn phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga

Liên Thành

Ảnh minh họa: AFP/Getty.

Cơ quan Hợp tác Điều tiết Năng lượng (ACER) của EU tuyên bố, Liên minh châu Âu vẫn không thể hoạt động nếu không có khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga, mặc dù họ đã trải qua hai năm chiến sự Nga – Ukraina.

Giữa bối cảnh này, Thụy Điển, Phần Lan và các nước vùng Baltic có kế hoạch vận động Ủy ban châu Âu áp đặt lệnh cấm hoàn toàn ngay lập tức đối với khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga.

Theo nhà cung cấp dữ liệu Kpler vào ngày 19 tháng 4, EU mua LNG của Nga đã tăng 40% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2023.

Kết quả này cho thấy rằng mặc dù EU đã thành công trong việc rời bỏ nguồn khí đốt dẫn qua đường ống của Nga kể từ năm 2022, nhưng EU lại ngày càng phụ thuộc vào việc cung cấp khí đốt tự nhiên hoá lỏng từ nước này.

Vào năm ngoái, 9 nước EU đã nhập khẩu tổng cộng 18 tỷ mét khối khí đốt hoá lỏng của Nga. Và EU hiện vẫn là nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới..

Các nguồn năng lượng tái tạo có thể mang lại hy vọng về giải pháp thay thế cho một EU đang trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng chưa từng có. Tuy nhiên, có vẻ như EU đang gặp khó khăn đáng kể khi thấy việc áp dụng năng lượng tái tạo của mình ngày càng chậm lại.

Nga đe dọa phương Tây bằng chiến tranh hạt nhân

Liên Thành

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Ảnh: GETTY IMAGES).

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tiếp tục cảnh báo các nước phương Tây rằng sự hỗ trợ quân sự của họ dành cho Ukraina sẽ dẫn đến một “cuộc xung đột quân sự trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân”.

Hôm qua, thứ Hai, ngày 22 tháng 4, ông Lavrov nói rằng Mỹ và NATO bị ám ảnh bởi ý tưởng gây ra một “thất bại chiến lược” đối với Nga, và điều này làm trầm trọng thêm nguy cơ xảy ra xung đột hạt nhân, vì cả hai phía đều có sở hữu sức mạnh hạt nhân này.

Ông Lavrov cho biết ông đặc biệt lo ngại trước thực tế Ukraina được hỗ trợ bởi “bộ ba” các quốc gia hạt nhân phương Tây” là Mỹ, Anh và Pháp. Và ông mô tả bộ ba này là “những nước khởi xướng những bước đi khiêu khích khác nhau”.

Ông Lavrov nói: “Chúng tôi nhận thấy những rủi ro chiến lược nghiêm trọng trong việc này, nó dẫn đến sự gia tăng mức độ nguy hiểm hạt nhân…Phương Tây đang trên bờ vực của xung đột quân sự giữa các cường quốc hạt nhân, và có thể gây ra nhiều hậu quả thảm khốc”.

Related posts