Travis Tygart – người đứng đầu Cơ quan chống doping Mỹ (USADA), đã chỉ trích Cơ quan chống doping thế giới (WADA) dung túng cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che đậy vấn đề bê bối doping của vận động viên Trung Quốc. Ông cảnh báo vấn đề nếu tiếp tục có thể biến Olympic Paris thành thảm họa.
Hiện chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Olympic Paris khai mạc. Lời chỉ trích gay gắt của ông Tygart phủ thêm một cái bóng khác lên chuyến thăm Pháp của lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình.
Tuần này, Tổng thống Pháp Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen đã gặp lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình tại Paris. EU hiện đang gây áp lực lên ông Tập Cận Bình về các vấn đề thương mại và địa chính trị.
Tháng trước giới truyền thông tiết lộ tin liên quan Thế vận hội Tokyo (Nhật Bản vào năm 2021), theo đó trước Thế vận hội này 7 tháng đã phát hiện 23 vận động viên bơi lội Trung Quốc dương tính với chất cấm, tuy nhiên cơ quan chức năng đã bí mật bỏ qua và cho phép họ tiếp tục thi đấu. Trong số 23 vận động viên bơi lội đó có cả người giành huy chương vàng Olympic Tokyo là Trương Vũ Phi (Zhang Yufei) và Uông Thuận (Wang Shun), đặc biệt cả vận động viên Đàm Hải Dương (Qin Haiyang) – người đang giữ danh hiệu Vận động viên Nam xuất sắc nhất năm của Liên đoàn Bơi lội Thế giới (FINA).
Loại thuốc bị phát hiện là thuốc điều trị tim mạch trimetazidine (TMZ), có thể giúp vận động viên tăng sức bền và rút ngắn thời gian hồi phục.
WADA trong vai trò là cơ quan quản lý vấn đề chất kích thích trong thể thao toàn cầu, đã chấp nhận kết quả điều tra nội bộ của chính quyền Trung Quốc, theo đó quy nguyên nhân khiến việc kiểm tra phát hiện vấn đề là vì ô nhiễm trong nhà bếp của khách sạn. Nhưng tuyên bố này đã bị nhiều chuyên gia y tế nghi ngờ. Đài truyền hình ARD của Đức đã tham khảo ý kiến của nhà nghiên cứu chất độc pháp y Fritz Sörgel, ông đã phản bác tuyên bố đó. Ông chỉ ra vấn đề trong cơ thể những vận động viên Trung Quốc liên quan không có nhiều TMZ, có thể họ đã sử dụng trước đó vài tuần.
Nhiều vận động viên và các nhà vận động chống doping tỏ ra phẫn nộ, họ nghi ngờ do hỗ trợ của chính quyền Bắc Kinh khiến đội tuyển bơi lội Trung Quốc có thể đang sử dụng chất cấm một cách có hệ thống.
Ông Tygart cho biết trong một cuộc phỏng vấn với POLITICO: “Vấn đề đến nay mới được đưa ra ánh sáng, nguyên do che đậy của Trung Quốc (ĐCSTQ) bên cạnh dung túng của cơ quan chống doping quốc tế”.
Ông cảnh báo rằng Thế vận hội Paris có thể trở thành một thảm họa nếu tiếp tục bỏ qua vấn đề dùng doping từ vận động viên Trung Quốc.
Các cơ quan quản lý quốc gia như Trung tâm chống doping Trung Quốc (CHINADA) có trách nhiệm quản lý các vận động viên thi đấu và tập luyện để thu thập bằng chứng về doping bị cấm. WADA được tài trợ bởi Ủy ban Olympic quốc tế và chính phủ các nước, họ chịu trách nhiệm điều phối các quy định chống doping trên toàn thế giới.
Ông Tygart chỉ ra: “Cơ quan chống doping quốc gia Trung Quốc không theo quy chuẩn chung đối với vận động viên Trung Quốc, cơ quan chống doping quốc tế có nhiệm vụ phải đảm bảo làm sao các quy định được thực thi một cách công bằng trên toàn thế giới, nhưng họ lại làm ngơ trường hợp không theo quy tắc chung của vận động viên Trung Quốc”.
Trung tâm chống doping Trung Quốc đã không trả lời yêu cầu bình luận của POLITICO. Trong khi đó người phát ngôn của WADA cho biết: “Cáo buộc rằng WADA thiên vị Trung Quốc và che đậy sự thật, ngay từ đầu đã thiếu bất kỳ bằng chứng nào”; “Những cáo buộc này là sai sự thật. Chỉ một số ít người tiếp tục những tuyên bố phỉ báng đó vì mục đích riêng của họ”.
Trong Thế vận hội Mùa Đông Sochi năm 2014, Nga đã bị vướng vào một vụ bê bối sử dụng chất kích thích, dẫn đến việc bị cấm thi đấu trong 4 năm. Điều này đã khiến 168 vận động viên phải tham gia Thế vận hội Mùa Đông PyeongChang (Hàn Quốc) năm 2018 dưới danh nghĩa vận động viên độc lập.
Nhưng ông Tygart cho rằng vụ bê bối ở Trung Quốc có thể tồi tệ hơn, vì nổi bật vấn đề thất bại trong quản lý thể thao. Ông nói: “Tôi không biết liệu bằng chứng về việc nhà nước (Trung Quốc) hỗ trợ doping có hệ thống có thể so sánh với vụ việc ở Nga hay không, nhưng tôi nghĩ đối với những vận động viên không sử dụng doping thì vụ việc này còn đáng lo ngại hơn, vì cho thấy hệ thống phụ trách đại diện các nước đã sụp đổ”.
Vấn đề này có thể nhìn vào một tiền lệ nực cười là, vào năm 2021 cô gái trượt băng nghệ thuật người Nga Kamila Valieva cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với trimetazidine (TMZ), trong trường hợp này vận động viên Nga bị đình chỉ thi đấu 4 năm.
Ông Tygart lo ngại vì Trung Quốc là nước “rất quan trọng đối với phong trào Olympic”, vì vậy họ có thể ảnh hưởng đến sự kiện này.
Vốn dĩ thế kỷ này Bắc Kinh đã đăng cai 2 Thế vận hội Olympic. Đồng thời do chi phí cao, nhiệt tình tổ chức sự kiện thể thao này ở các thành phố lớn bắt đầu suy giảm. Người phụ trách USADA chia sẻ: “Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã thể hiện thiện chí với Trung Quốc một cách rất rõ ràng. Cũng có nghĩa là WADA phải suy nghĩ kỹ về hậu quả của việc thực thi các quy tắc một cách công bằng. Lần này họ đã chọn không làm như vậy. Và đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống”.
Ủy ban Olympic quốc tế IOC từ chối bình luận về những lời chỉ trích của ông Tygart.
Các vận động viên Mỹ đã yêu cầu Chính phủ Mỹ điều tra vụ việc, theo đó vào tuần trước ông Tygart đã gặp các quan chức quốc hội ở Washington để thảo luận về cách ứng phó với vụ bê bối kiểm tra doping của đội bơi lội Trung Quốc. Người phụ trách USADA chỉ ra Washington quan ngại về vấn đề này, đã nghe trực tiếp từ các vận động viên. Các vận động viên bày tỏ thất vọng và mong muốn chính phủ Mỹ vào cuộc để giải quyết vấn đề.
Theo Trần Đình, Epoch Times