Lý do Mỹ không xuất khẩu tiêm kích F-22

Trần Tuấn Thôn

Lý do Mỹ không xuất khẩu tiêm kích F-22
Vào ngày 11/9/2021, một máy bay chiến đấu F-22 của quân đội Mỹ đã bay qua New Hampshire. (Steven Tucker/Vệ binh Quốc gia Không quân Hoa Kỳ)

Máy bay chiến đấu F-35 cũng là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 do công ty Lockheed Martin của Mỹ sản xuất và đã được xuất khẩu sang các nước đồng minh với số lượng lớn. Nhưng máy bay chiến đấu F-22 chưa bao giờ được xuất khẩu, ngay cả khi các nước khác có nhu cầu. Lý do vì sao?

F-22 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 được sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới và có nhiều công nghệ tiên tiến. Máy bay chiến đấu tàng hình này được sử dụng để thay thế thế hệ máy bay chiến đấu chủ lực F-15 trước đây.

Không giống như các máy bay chiến đấu có tính năng vượt trội nhưng được xuất khẩu như F-15, F-16 và F-35, máy bay chiến đấu F-22 chỉ được Không quân Mỹ sử dụng và chưa từng được xuất khẩu sang nước khác. Hiện có 183 máy bay chiến đấu F-22 trong kho của Không quân Hoa Kỳ, được phân bổ cho các bộ chỉ huy khác nhau.

Về việc Mỹ chưa bao giờ xuất khẩu máy bay chiến đấu F-22, trang tin hàng không Simple Flying đã liệt kê 3 lý do có thể xảy ra như sau:

F-22 được trang bị công nghệ tuyệt mật

Không quân Mỹ cho biết, chiến đấu cơ F-22 sở hữu công nghệ tàng hình cực kỳ bí mật. Đây là máy bay chiến đấu đầu tiên kết hợp công nghệ tàng hình, hệ thống điện tử hàng không tích hợp, hành trình siêu thanh và khả năng siêu cơ động, đạt được mức độ chiến đấu và khả năng sống sót tuyệt vời.

Không quân Mỹ cho biết, không có máy bay chiến đấu nào được biết đến hoặc đang trong kế hoạch sản xuất có thể sánh được với F-22.

Vì F-22 không được thiết kế để xuất khẩu sang các nước khác, do đó F-22 được thiết kế để kết hợp các công nghệ mật mà chính phủ Hoa Kỳ và Lực lượng Không quân Hoa Kỳ cam kết bảo vệ để các quốc gia thù địch không thể có được chúng và sử dụng chúng chống lại Hoa Kỳ.

Vào ngày 20/6/2019, một máy bay chiến đấu F-22 của quân đội Mỹ đã bay qua bang Washington. (Samuel Eckholm/Không quân Hoa Kỳ)

Quốc hội Hoa Kỳ cấm xuất khẩu

Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu vào năm 1998 để thông qua một sửa đổi cấm xuất khẩu máy bay chiến đấu F-22.

Trong những năm qua, Nhật Bản, Australia, Israel và các nước khác đã nhiều lần đề nghị Mỹ bán máy bay chiến đấu F-22 nhưng đều bị từ chối. Mỹ không tính đến việc bán máy bay chiến đấu F-22, nước này vẫn dẫn đầu về công nghệ tàng hình và sẽ tiếp tục duy trì vị thế này.

Trải nghiệm xuất khẩu vũ khí

Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng có trải nghiệm thú vị khi bán vũ khí cho các nước khác. Mỹ từng bán máy bay chiến đấu F-16 cho Israel sau đó đã hủy bỏ việc sản xuất máy bay chiến đấu Lavi do nước này tự phát triển và bán công nghệ liên quan cho Trung Quốc. J-10 của Trung Quốc là máy bay chiến đấu tự chế có khả năng mô phỏng rất cao từ F-16.

Ngoài ra, Iran còn mua máy bay chiến đấu F-14 do Mỹ sản xuất trước cuộc cách mạng năm 1979 và tiếp tục sử dụng chúng cho đến ngày nay.

Quốc hội Hoa Kỳ chưa ủy quyền cho chính phủ Hoa Kỳ phát triển phiên bản xuất khẩu của máy bay chiến đấu F-22. Mặc dù chính phủ Mỹ đã bán nhiều máy bay quân sự nhưng máy bay chiến đấu F-22 vẫn chưa được bán cho các nước khác.

The Epoch Times trước đó đưa tin lý do Mỹ không bán máy bay chiến đấu F-22 cũng có thể bao gồm chi phí bảo trì quá đắt.

Tiêm kích F-22 là tiêm kích chiếm ưu thế trên không, thực hiện một nhiệm vụ duy nhất chứ không phải tiêm kích đa năng như F-35. Khi thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu không đối đất, máy bay chiến đấu F-22 chỉ có thể mang theo hai loại vũ khí là đạn tấn công trực tiếp chung nặng 454kg và dom đường kính nhỏ, đây là do thiết kế khoang vũ khí bên trong của máy bay.

Vấn đề là các quốc gia khác không đủ khả năng mua những máy bay chiến đấu giá thành cao chỉ được sử dụng để đạt được ưu thế trên không và tiến hành các hoạt động không đối đất hạn chế.

Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch

Related posts