Bạo lực trong xã hội Trung Quốc ngày càng trở nên nghiêm trọng, trong thời gian gần đây thường xuyên xảy ra các vụ dùng dao chém người hoặc lái xe tông người hàng loạt. Các chuyên gia phân tích, hiện tượng này không chỉ là sự bùng phát chung của các xung đột, áp lực trong đời sống của người dân, mà còn là biểu hiện trực tiếp của sự mất quyền kiểm soát xã hội dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Những vụ dùng dao đâm người liên tiếp xảy ra
Ngày 23/5, một người đàn ông ở huyện Tiêu Xương, tỉnh Hồ Bắc dùng dao chém người, khiến 8 người thiệt mạng và một người bị thương, trong đó có mẹ hung thủ.
Vào ngày 21/5, trên mạng đưa tin về vụ cầm dao gây thương tích xảy ra trên xe buýt số 37 ở Tp. Tự Cống, tỉnh Tứ Xuyên. Một nghi phạm 52 tuổi đã bị bắt với vết máu đầy mặt. Chính quyền địa phương chứng thực có vụ việc xảy ra, trong đó có 3 người bị thương.
Vào ngày 20/5, vụ chém người xảy ra tại một trường tiểu học ở Quý Khê, thành phố Ưng Đàm, tỉnh Giang Tây. Một người phụ nữ dùng dao chém nhiều học sinh. Theo thông tin đăng trên mạng, hung thủ chính là người nhà của giáo viên. Chính quyền cho biết ít nhất 2 người thiệt mạng và 10 người bị thương.
Tối 20/5, một vụ án mạng xảy ra tại công viên ở thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam. Một người đàn ông dùng hung khí tấn công người qua đường. Chính quyền cho biết có 3 người thiệt mạng và 2 người bị thương. Tuy nhiên, trên mạng Internet Trung Quốc Đại Lục lan truyền tin tức rằng hung thủ liên quan đã chém bị thương hơn 10 người.
Vào ngày 7/5, vụ cầm dao gây thương tích xảy ra tại Bệnh viện Nhân dân huyện Hùng ở thị trấn Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam. Sau khi xác minh sơ bộ, vụ việc khiến 23 người bị thương, trong đó có bác sĩ, trong đó có ít nhất 2 người tử vong sau khi nỗ lực cấp cứu thất bại.
Ngày 26/4, vụ tai nạn thương tích nghiêm trọng xảy ra ở huyện Phong Khai, Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông. Tài xế dùng dao chém 2 người sau đó lại lái ô tô tông người. Thời điểm xảy ra vụ việc có rất nhiều phụ huynh đang đưa con đến trường.
Ngày 24/4, một người đàn ông dùng dao gây gây thương tích cho người trên đường phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Chính quyền thông báo về vụ việc nhưng không cho biết số người bị thương. Một số cư dân mạng tiết lộ hung thủ đi 3 con phố và chém người, khiến 13 người thiệt mạng và 9 người khác bị thương. Nghi phạm đã bị bắt.
Nguyên nhân lan rộng của các vụ giết người tàn ác
Liên quan đến các vụ giết người tàn ác khác nhau liên tiếp xảy ra trong xã hội Trung Quốc, ông Đỗ Văn (Du Wen), cựu Giám đốc điều hành Văn phòng Cố vấn Pháp lý của Chính quyền Khu tự trị Nội Mông, nói với tờ Epoch Times: “Trong những năm gần đây, với sự cai trị đầy áp lực của ĐCSTQ, kinh tế suy thoái, tư pháp không công bằng, thiếu các kênh cứu trợ cho người dân, xã hội chịu áp lực tâm lý nặng nề, nhiều sự kiện xấu trong xã hội đã xảy ra hết vụ này đến vụ khác.”
Ông nói: “Trong tâm lý học xã hội, hiện tượng này được gọi là ‘hành vi cực đoan do áp lực xã hội gây ra’ hay ‘hành vi bạo lực do áp lực xã hội gây ra’.”
“Đây là một loại tình huống mà sau khi một cá nhân gặp phải thất bại và bị tấn công, anh ta cảm thấy mình ở thế bất lợi khi so sánh với những người khác, dẫn đến cảm giác bất công, tức giận và cảm giác bị tước đoạt. Anh ta cho rằng mình đã bị xã hội bỏ rơi hoặc phớt lờ, và do đó có những hành động cực đoan để biểu đạt loại cảm thụ này.”
“Những người tiêu cực học nhau và khuyến khích lẫn nhau, đây cũng là một lý do khác khiến hiện tượng này lan rộng.”
Ông Đỗ Văn cho rằng điều quan trọng hơn là “những vấn đề hiện nay trong xã hội Trung Quốc thực chất là biểu hiện trực tiếp của sự mất kiểm soát xã hội dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Điều này thực sự chứng minh lý thuyết về sự mất kiểm soát xã hội do nhà tâm lý học xã hội và tội phạm học nổi tiếng người Mỹ Clifford Shaw và Henry McKay đưa ra. Lý thuyết này cho rằng sự tan vỡ của cộng đồng và sự mất kiểm soát xã hội dẫn đến sự gia tăng tội phạm và hành vi chống đối xã hội.”
Bản thân ĐCSTQ là một tổ chức mắc bệnh tâm thần
Ngày 23/5, một vụ cầm dao chém người xảy ra ở huyện Hiếu Xương, tỉnh Hồ Bắc. Những người trong cuộc tiết lộ rằng người đàn ông nhìn thấy ai liên giết người đó, giết từng nhà một, có nhà 3 người bị giết. Trong số người thiệt mạng có 7 người già và một bé gái hơn 2 tuổi. Vì số lượng thương vong quá lớn nên đã gây chấn động xã hội. Cảnh sát địa phương cũng phản ứng nhanh chóng, cho biết kẻ sát nhân ban đầu được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm thần cấp độ 3.
Theo truyền thông Trung Quốc Đại Lục, người dân địa phương cho biết trước đây người đàn ông này không có xu hướng đánh hoặc làm tổn thương người khác. Người này thường ít nói và chỉ tập trung vào công việc đồng áng. Người nắm được tình hình tiết lộ rằng nguyên nhân khiến người đàn ông này nổi giận và giết người là do con trai ông ta đã lấy trộm 1.000 nhân dân tệ của gia đình để chơi game.
Đáp lại phản hồi chính thức, một số cư dân mạng Đại Lục đã chế nhạo:
“Chỉ cần ai đó giết ai đó, thì họ (hung thủ) là kẻ tâm thần!”
“Bệnh tâm thần là có lý quá!”
“Khả năng cao là bệnh tâm thần bị đổ tội!”
“Chỉ cần có người giết người thì họ (hung thủ) là kẻ tâm thần.”
“Cứ nói rằng ông ta đã giết người, như thế không được ư? Sao cứ phải thêm vào bệnh tâm thần?”
Đối với phản ứng của chính quyền liên quan đến bệnh tâm thần, ông Cố Quốc Bình (Gu Guoping), một cựu giáo viên đại học ở Trung Quốc Đại Lục, cũng nói với tờ Epoch Times rằng phản ứng này không có gì bất ngờ: “Bản thân lý thuyết Cộng sản là cơ sở lý thuyết để tạo ra các bệnh nhân tâm thần”, “Bởi vì bản thân ĐCSTQ chính là một tổ chức mắc bệnh tâm thần, bản thân nó chính là một tổ chức biến thái tinh thần không bình thường”.
“Tại sao? Bạn thấy đấy, nhiều người trong số họ bị đều rất bệnh hoạn.” Ông đưa ra một ví dụ, trong đó có những người sáng lập ĐCSTQ, bao gồm Mao Trạch Đông, Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu “đều là không bình thường, nói và làm không nhất trí với nhau, đều là nói một đằng làm một nẻo. Đây chẳng phải là rối loạn đa nhân cách sao?”
Áp lực và mâu thuẫn sinh tồn dưới đáy xã hội luôn bùng nổ
Gần đây, nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng suy yếu, ngày càng có nhiều người dân mất sinh kế, điều này làm nảy sinh sự tuyệt vọng và trả thù xã hội. Dù là trên mạng xã hội trong hay ngoài Trung Quốc Đại Lục, ngày càng có nhiều vụ việc ác độc và thậm chí cả những vụ thảm sát. Cư dân mạng than thở: “Có quá nhiều vụ việc độc ác”, “Thực sự mọi người ai cũng đang gặp nguy hiểm. Những vụ bạo lực có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi”.
Vì sao xã hội Trung Quốc bây giờ lại bạo lực đến vậy? Ông Vương Hữu Quần, người chấp bút của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Úy Kiện Hành, nói rằng văn hóa truyền thống Trung Quốc chú trọng mạng người là trên hết, trong khi bản chất của ĐCSTQ là “giả, ác, đấu”. ĐCSTQ đã giết người kể từ khi thành lập và nó vẫn tiếp tục giết hại hơn 80 triệu người Trung Quốc cho đến ngày nay. Đồng thời, sự tuyên truyền giáo dục tràn lan của ĐCSTQ đã làm băng hoại đạo đức của người dân Trung Quốc từ gốc rễ, khiến người dân không tin vào báo ứng, không tin rằng “trên đầu 3 thước có thần linh”, không sợ trời, không sợ đất, lời giả dối nào cũng dám nói, việc thương thiên hại lý nào cũng dám làm.
Ông Cố Quốc Bình cho rằng, “Đây là hệ quả tất yếu từ phương thức giáo dục của ĐCSTQ. Hậu quả tất yếu của quá trình giáo dục của ĐCSTQ là trả thù xã hội. Gần đây xảy ra rất nhiều vụ giết người và đâm chém người trên đường phố, đã đến mức rất khủng khiếp, chính là trả thù xã hội.”
Tiến sĩ Trương nói với tờ Epoch Times rằng sự gia tăng gần đây của các hành vi gây hại lẫn nhau ở tầng lớp thấp xảy ra với mật độ dày đặc đã phản ánh một vấn đề: “Những người dân ở tầng thấp của xã hội này thực sự đã bị ĐCSTQ đẩy vào tình thế tuyệt vọng”.
“ĐCSTQ là nguồn gốc chung của sự tuyệt vọng của họ.” Ông nói: “Đây là sự bùng phát toàn diện của sự tích tụ lâu dài của áp lực sinh tồn ở tầng lớp thấp và những mâu thuẫn sinh tồn mà chế độ cai trị chuyên quyền và tập trung của ĐCSTQ đã tiếp diễn trong nhiều thập kỷ. Cũng chính là sự bùng phát chung của sự suy thoái chính trị của chế độ chuyên chế và độc tài của ĐCSTQ”.
Theo Hoàng Vân, Lạc Á / Epoch Times