Hội An
Các quan chức Nhật Bản biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc và đến Quốc hội
Học viên Pháp Luân Công, Lưu Thông (劉聰) đến từ Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh đã bị bắt cóc vào tháng 7 năm nay (2024) và hiện đang bị giam giữ trái phép tại Trung tâm giam giữ Hồ Lô Đảo.
Lưu Hy Nguyệt (Liu Xiyue/劉希月), sống ở Nhật Bản, đã công khai đọc tuyên bố trước Đại sứ quán Trung Quốc vào ngày 5/8, yêu cầu thả em gái Lưu Thông của mình.
Các Ủy viên Hội đồng Thành phố Zushi, Thành phố Chigasaki của tỉnh Kanagawa, và Ủy viên Hội đồng Thành phố Yokkaichi tỉnh Mie, những người cam kết vì các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, cũng đến ủng hộ và lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.
Trong bức thư ngỏ, ba quan chức Nhật Bản yêu cầu chính quyền Trung Quốc ngay lập tức thả tất cả những người bị giam giữ trong các trại tập trung.
Ngừng thu hoạch nội tạng từ người còn sống, và trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Đinh Nguyên Đức (丁元德/Ding Yuande), bà Vương Quai Ngạn (王乖彥/Wang Guayan), và em gái của Lưu Hy Nguyệt là Lưu Thông cùng 3 người khác.
Bức thư viết: “Có một câu nói của bậc cổ nhân Trung Quốc, Lão Tử: ‘Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt’. Tôi hy vọng ông Tập Cận Bình có thể suy ngẫm về những gì ông nên làm với tư cách là một nhà lãnh đạo quốc gia.
Ông Tập nên suy nghĩ xem mình có nên tiếp tục đi theo con đường tội lỗi có thể phải vào địa ngục, do Giang Trạch Dân mở ra, hay học hỏi trí huệ cổ xưa của các bậc hiền triết như vua Nghiêu và vua Thuấn”.
Bà Lưu Hy Nguyệt kêu gọi: “Ngay lập tức thả người em gái vô tội của tôi và những học viên Pháp Luân Công khác đang bị giam giữ.
Em gái tôi, Lưu Thông và anh rể Lan Trượng Huy (蘭長輝/Lan Changhui) tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Không có gì sai khi thực hành theo Chân-Thiện-Nhẫn. Làm người tốt theo Chân-Thiện-Nhẫn sẽ mang lại lợi ích cho đất nước và nhân dân mà không bị tổn hại gì”.
Vào ngày 12/7, hơn mười người từ Đồn cảnh sát phố Tây ở quận Long Cương, thị trấn Hồ Lô Đảo, cùng với Văn phòng Công an quận này và Phòng 610 quận này, đã đột nhập trái phép vào nhà của Lưu Thông, cưỡng bức bắt cóc Lưu và lục soát nhà bà.
Bà Lưu Hy Nguyệt cho biết: “Em gái tôi thường liên lạc với chúng tôi hai hoặc ba ngày một lần. Vào tháng 7, tôi đã không liên lạc với em tôi trong một tuần, và tôi rất lo lắng.
Tôi đã vào trang web Minh Huệ và được biết rằng, em gái tôi đã bị bắt giữ bất hợp pháp”.
Theo Lưu Hy Nguyệt, em gái bà có tính cách tiêu cực trước khi học Pháp Luân Công, nhưng em bà trở nên vui vẻ và nghiêm túc hơn trong công việc, sau khi học và hành theo môn tu luyện Phật gia thượng thừa giữa đời thường này.
Kể từ khi cựu Tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, cảnh sát từ đồn cảnh sát địa phương thường xuyên quấy rối em gái bà.
Bà kể lại, năm 2002, em gái bà bị giam giữ bất hợp pháp trong 15 ngày. Lãnh đạo công ty đã đích thân đến trại giam để cầu xin trả tự do và đón em bà, nói rằng bà là một nhân viên rất lương thiện và xuất sắc.
Theo thống kê của chính quyền Trung Quốc, đến năm 1999, có khoảng 70 triệu đến 100 triệu người học Pháp Luân Công.
Thống kê của Trung tâm Pháp Luân Đại Pháp cho hay, tính đến ngày 13/7/2023, trong số các học viên Pháp Luân Công đã được xác định danh tính, hơn 5.000 người đã thiệt mạng vì bị tra tấn trong suốt 24 năm. Con số thực tế không thể tính toán được.
Nhà báo và là nhà nghiên cứu người Mỹ Ethan Gutmann ước tính rằng, từ năm 2000 đến năm 2008, ít nhất 65.000 học viên Pháp Luân Công đã bị sát hại để lấy nội tạng.
Năm 2012, tại phiên điều trần của Tiểu ban Giám sát và Điều tra và Nhân quyền thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, ông Gutmann nói rằng, ông bắt đầu thu thập thông tin chi tiết về việc lấy nội tạng từ các tù nhân vào năm 2006, thông qua các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia y tế Trung Quốc, nhân viên thực thi pháp luật và hơn 50 cựu tù nhân của hệ thống trại lao động cải tạo của Trung Quốc.
Dựa trên nghiên cứu của mình, ông Gutmann cho biết, ông tin rằng hoạt động lấy nội tạng từ tù nhân Trung Quốc bắt đầu ở vùng Tân Cương xa xôi – nơi người Duy Ngô Nhĩ cho biết họ bị người Hán phân biệt đối xử – vào những năm 1990 và đã lan rộng trên toàn quốc vào năm 2001.
Ông cho biết, lúc đầu nạn nhân của hoạt động này là tù nhân bị hành quyết, sau rồi các bác sĩ cũng bắt đầu lấy nội tạng từ tù nhân còn sống.
Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã huy động các cơ quan tư pháp, cảnh sát, công an, truyền thông, bệnh viện, để đàn áp Pháp Luân Công một cách có hệ thống. Lưu Thông ba lần bị giam trong các nhà tù và trại tạm giam, bị tra tấn và tẩy não.
Vào ngày 3/8/2011, Lưu Thông bị kết án bất hợp pháp bốn năm tù và bị giam tại Khu số 10 của Nhà tù Nữ Thẩm Dương.
Được biết, nhiệt độ ban đêm vào mùa đông xuống dưới âm 20 độ C nhưng bà bị nhốt trong túp lều tối tăm, bẩn thỉu và hôi hám suốt một tháng trời, không được mặc quần áo dày, chỉ được đắp một chiếc chăn mỏng.
Các quan chức nhà tù đã chỉ đạo các tù nhân khác bao vây bà. Họ lăng mạ, xúc phạm và tra tấn bà. Bà đã phải chịu đựng rất nhiều tổn thương cả về tinh thần lẫn thể xác.
Sau khi được ra tù vào năm 2015, bà Lưu tiếp tục bị đồn công an địa phương sách nhiễu và theo dõi.
Các cuộc điện thoại đều bị nghe lén và cảnh sát theo dõi bà khi bà ra ngoài.
Một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công.
Các nước châu Âu và châu Mỹ đã thông qua các nghị quyết phi đảng phái lên án cuộc bức hại.
Vào ngày 25/6 vừa qua, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua “Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công” để buộc chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về cuộc đàn áp, và tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ người còn đang sống.
Vào ngày 18/1 năm nay, Nghị viện Châu Âu đã thông qua nghị quyết lên án cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ.
Ông Tomoyuki Ogisu, thành viên hội đồng thành phố Yokkaichi, tỉnh Mie, Nhật Bản, cho biết:
“Việc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của ĐCSTQ đã bị phơi bày trước cộng đồng quốc tế.
Hành vi này tương đương với tội sát nhân, và là một hành động cực kỳ tàn ác, nó sẽ không bao giờ được dung thứ”.
Ủy viên Hội đồng Thành phố Chigasaki, Seiji Mizushima, cho biết: “Chúng tôi đã nghe nói về cuộc đàn áp Pháp Luân Công từ lâu, và chúng tôi phải hành động.
Thông tin này phải được chuyển tải đến thế giới, và chúng tôi sẽ hỗ trợ hết mình và cùng nhau hợp tác”.
Ông Haruyama Maruyama, Ủy viên Hội đồng thành phố Zushi, tỉnh Kanagawa, ca ngợi lòng dũng cảm của Lưu Thông và nói:
“25 năm đàn áp và vi phạm nhân quyền là không thể dung thứ. Đây không chỉ là vấn đề của Trung Quốc mà còn là vấn đề của toàn nhân loại. Chúng ta phải cùng nhau hợp tác để ngăn chặn cuộc áp bức này”.
Bà Lưu Hy Nguyệt cho biết: “Hàng ngày, nhiều học viên Pháp Luân Công bị giam giữ và bức hại bất hợp pháp, thậm chí nội tạng của họ còn bị cưỡng bức thu hoạch khi vẫn còn sống.
Những chuyện như thế này xảy ra với số lượng lớn mỗi ngày ở Trung Quốc. Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy quan tâm đến các học viên Pháp Luân Công, và dành cho họ sự hỗ trợ lớn nhất.
Tôi kêu gọi ĐCSTQ hãy trả tự do ngay lập tức cho em gái tôi, Lưu Thông và những học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ trái phép khác”.
Sau khi đọc thư ngỏ trước Đại sứ quán Trung Quốc, bà Lưu Hy Nguyệt và những người khác có mặt đã đến Quốc hội Nhật Bản để kêu gọi sự giúp đỡ từ các thành viên Đảng Dân chủ Tự do tại Thượng viện, là bà Katayama Satsuki và ông Wada Masamune.