Ngày 6/8, cựu thị trưởng Thâm Quyến Trần Như Quế (Chen Rugui) bị tình nghi nhận hối lộ 108 triệu nhân dân tệ (khoảng 15 triệu USD) và bị kết án tù chung thân. Toàn bộ tài sản và tiền lãi có được từ số tiền hối lộ trên đã được thu hồi theo quy định của pháp luật, và nộp cho kho bạc Nhà nước.
Một nhân viên truyền thông kỳ cựu nói với truyền thông ngoài Trung Quốc, rằng xét về mức độ tham gia của ông Trần Như Quế, đó là kết quả của sự tiếp xúc và đấu đá nội bộ giữa các quan chức cấp trung thuộc nhiều phe phái khác nhau dưới quyền của ông Tập Cận Bình trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Theo kênh truyền thông chính phủ CCTV của ĐCSTQ, sáng 6/8, Tòa án cấp Trung thành phố Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây đã công khai phán quyết sơ thẩm về vụ hối lộ của ông Trần Như Quế, cựu thành viên kiêm phó ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc tỉnh Quảng Đông.
Kết quả điều tra phát hiện ra, từ năm 2003 – 2022, ông Trần Như Quế đã trục lợi khi đảm nhận các chức vụ, gồm Giám đốc Ủy ban Xây dựng Thành phố Quảng Châu, Bí thư Ban Công tác Xây dựng Thành phố, Ủy viên Tổ Lãnh đạo Đảng kiêm Tổng thư ký thư chính quyền thành phố Quảng Châu, Ủy viên Thường vụ thành ủy Quảng Châu, Phó Thị trưởng, Phó Bí thư thành ủy Quảng Châu, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Bí thư thành ủy Trung Sơn, Phó Bí thư thành ủy Thâm Quyến và Thị trưởng tỉnh Thâm Quyến, Phó ủy viên trưởng tỉnh Quảng Đông.
Ông Trần Như Quế đã lợi dụng chức vụ để hình thành quyền lực và địa vị, tạo cơ hội cho các đơn vị, cá nhân liên quan bao thầu dự án, xúc tiến dự án và hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhận tài sản bất hợp pháp trực tiếp hoặc thông qua người khác, tổng trị giá 108 triệu nhân dân tệ (khoảng 15 triệu USD).
Tòa đã kết án ông Trần Như Quế tù chung thân, tước bỏ các quyền chính trị chung thân của ông, tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân, thu hồi tài sản và tiền lãi nhận hối lộ theo quy định của pháp luật, và giao nộp vào kho bạc nhà nước.
Ông Trần Như Quế bị sa thải vào ngày 1/6/2022 và bị khai trừ đảng và công chức vào tháng 12 cùng năm.
Theo trang tin Caixin, khi ông Trần Như Quế được thông báo về việc bị sa thải, những người quen thuộc với hệ thống xây dựng đô thị của Quảng Châu cho biết, Quảng Châu bắt đầu xóa bỏ “những công trình chưa hoàn thiện” vào năm 2002. Ông Trần Như Quế phụ trách lĩnh vực này hơn 10 năm. Đây cũng là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nạn tham nhũng ở thành phố Quảng Châu.
Khi ông Trần Như Quế bị cách chức vào năm 2022, ông Tần, một nhân viên truyền thông kỳ cựu, nói với Đài Châu Á Tự do, rằng xét về mức độ tham gia của ông Trần Như Quế trong vụ án, thì đó là trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ. Khi các phe phái tranh giành vị trí của nhau sẽ xảy ra xung đột giữa các quan chức cấp trung dưới quyền ông Tập Cận Bình.
Ông Tần nói: “Hầu như không có quan chức nào trong hệ thống là không tham nhũng. Nhưng khi phải chọn quan chức nào đó để tấn công, các phe phái ở cấp trung ương sẽ đấu đá với nhau. Cuối cùng sẽ có người phải từ chức, và ghế trống sẽ có người thay thế. Như vậy không ảnh hưởng đến quyền lực chính trị của ông Tập Cận Bình, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các quan chức cấp trung bên dưới”.
Bình Minh