Băng Thanh
Truyền thông Mỹ đưa tin, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch xây dựng một phạm vi huấn luyện quân sự trên đảo Minamitori, cách Tokyo hơn 1.800 km.
Đây là trung tâm huấn luyện quân sự đầu tiên được Nhật Bản xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu thử nghiệm và huấn luyện hoả tiễn có tầm bắn hơn 100km.
Các chuyên gia Trung Quốc tin rằng, tầm bắn này sẽ tạo cơ sở cho việc thử nghiệm hỏa tiễn chống hạm Type 12 cải tiến của Nhật Bản và nâng cao trình độ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hoả tiễn Nhật Bản.
Hôm 19/8, trang web Tin tức Hải quân của Hoa Kỳ cho hay, do tầm bắn hiệu quả của hoả tiễn vượt quá tầm bắn hiện tại của các trung tâm huấn luyện quân sự nội địa của Nhật Bản, nên đơn vị hoả tiễn chống hạm và hoả tiễn đất đối không tầm trung của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản hiếm khi có cơ hội tiến hành bắn đạn thật.
Họ thường phải đến những nơi như Trường bắn vũ khí Beecroft trên bờ biển phía đông nước Úc và Trường bắn hoả tiễn Thái Bình Dương ở Hawaii để huấn luyện.
Tuy nhiên, không phải đơn vị hoả tiễn nào cũng có cơ hội tham gia khóa huấn luyện như vậy.
Để đáp ứng nhu cầu của mình, Nhật Bản đang phát triển nhiều loại hoả tiễn tầm xa khác nhau, chẳng hạn như hoả tiễn chống hạm Type 12 cải tiến với tầm bắn lên tới 1.200 km.
Vì vậy, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch xây dựng trung tâm huấn luyện quân sự mới trên đảo Minamitori, để đáp ứng nhu cầu huấn luyện và thử nghiệm bắn đạn thật.
Đài truyền hình NHK của Nhật Bản đưa tin, Bộ Quốc phòng nước này cho biết, tầm bắn này dự kiến sẽ được đưa vào năm tài chính 2026 và sẽ được sử dụng để thử nghiệm hỏa tiễn chống hạm Type 12 của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất.
Mẫu hoả tiễn hiện tại có tầm bắn hơn 100 km và sẽ được phóng vào các tàu mục tiêu cách bờ hàng trăm km.
Đến lúc đó, Nhật Bản cũng sẽ tiến hành các cuộc thử nghiệm phóng và huấn luyện về hoả tiễn chống hạm cải tiến và “bom lượn tốc độ cao” đang được phát triển.
Trong tình hình thế giới hiện nay, có những lý do sâu xa khiến Nhật Bản xây dựng trung tâm huấn luyện quân sự quy mô lớn.
Báo Sound of Hope dẫn lời chuyên gia truyền thông Bàng Chung (Pang Zhong), phân tích rằng:
Lần này là để hợp tác với các nước phương Tây như Hoa Kỳ và NATO và đối phó với tham vọng mở rộng quân sự ở châu Á và thậm chí trên toàn thế giới của chính quyền Trung Quốc.
Đồng thời, Nhật Bản không muốn phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ, Úc và các nước khác trong việc độc lập nghiên cứu và phát triển hoả tiễn.
Ngoài ra, Tokyo thực sự muốn nâng cao trình độ huấn luyện và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị hoả tiễn chống hạm, hoả tiễn đất đối không tầm trung của Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản.