Nhiều cựu quân nhân vô tình tiết lộ sự thật về “vụ thảm sát làng” Tân Cương

Ngày 5/7/2009, Quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Urumqi, Tân Cương. (Ảnh chụp màn hình Douyin)

Vụ “Người phụ nữ lái xe Land Rover“ đánh tài xế là cựu quân nhân ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, đã khiến lực lượng quân nhân xuất ngũ trên khắp Trung Quốc nổi giận và tiết lộ sự thật về “vụ thảm sát làng” Tân Cương ngày 5/7/2009. Hiện tại, nội dung dưới khu vực bình luận của video liên quan đã bị xóa.

Mới đây tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, một “phụ nữ lái xe Land Rover” tên Vương Tuệ (38 tuổi) đã đi ngược chiều và tông vào đuôi của một chiếc xe buýt. Cô không những không xin lỗi, mà còn lăng mạ và đánh đập nam tài xế là quân nhân xuất ngũ (26 tuổi).

Cảnh sát Thanh Đảo cho biết, họ sẽ giam giữ hành chính Vương Tuệ trong 10 ngày và phạt cô 1.000 nhân dân tệ (3,5 triệu VNĐ). Hình phạt được cho là quá nhẹ này đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong dư luận.

Lượng lớn quân nhân xuất ngũ từ nhiều nơi trên khắp Trung Quốc đã đến Thanh Đảo để bày tỏ sự ủng hộ. Chính quyền Thanh Đảo tạm thời áp đặt lệnh kiểm soát giao thông, và thuyết phục cựu quân nhân từ quay trở về địa phương.

Vụ việc đã khiến một số quân nhân xuất ngũ vạch trần sự thật về vụ thảm sát Tân Cương trên mạng xã hội.

Gần đây, dưới phần bình luận của một số video trên nền tảng Douyin của Đại Lục về “Cuộc chiến chống khủng bố của Cảnh sát vũ trang Urumqi năm 2009” “Tham gia duy trì sự ổn định ở Tân Cương năm 2009”, nhiều cựu quân nhân bất mãn với chính quyền đã để lại tin nhắn mô tả tình hình họ tham gia vụ thảm sát Tân Cương năm đó.

Họ còn hỏi nhau tham gia “gìn giữ hòa bình Tân Cương” ở đơn vị nào, nhiều quân nhân xuất ngũ đã đăng ảnh năm đó.

Có người nói: “Một ngôi làng biến thành rừng chỉ sau một đêm”.

Có người ngạc nhiên hỏi: “Thật không, cả một thôn đều bị xóa sổ?”

Người khác nói: “Đúng vậy, nhiều ngôi làng đã bị xóa sổ.”

Một số người khác nói: “Tôi đến từ Quân đoàn 13, đang thay quân phục cảnh sát vũ trang.”

“Bí mật bị lộ rồi anh bạn.”

“Tôi đã chứng kiến ​​nhiều người bị giết trên đường phố.”

“Chúng tôi đã tham gia, chặn cả hai đầu và bắt đầu nổ súng.”

“Thật là thê thảm!”

Có người hỏi: “Xóa sổ từng làng một?”

Có người đáp: “Đúng vậy, không phân biệt giới tính, tuổi tác.”

Nhiều người nói: “Tôi nghe nói có một ngôi làng bị tàn sát, không một ai được tha.”

“Hình như có 3 ngôi làng, không còn con gà hay con chó nào sống sót.”

“Tôi thậm chí không dám nói rằng tôi đã từng là một người lính.”

“Một người đồng đội của tôi đã phát điên khi trở về.”

“Có quá nhiều người ở Tutu.”

“Một vài phát đạn pháo đã quét sạch cả khu vực”.

Nội dung bài đăng trên nền tảng X: “Có một video khác trên Douyin về quân đội và cảnh sát vũ trang Trung Quốc duy trì sự ổn định trong ‘sự kiện ngày 5/7 ở Tân Cương năm 2009. Nhiều người tham gia duy trì ổn định trong khu vực bình luận đã mô tả tội ác diệt chủng mà họ gây ra trong năm đó.”

https://x.com/woyongdehuawei/status/1831801981910102332?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1831801981910102332%7Ctwgr%5Eeb2476fb625679ad90f65d8ba7912399fd0d4e15%7Ctwcon%5Es1_c10&ref_url=https%3A%2F%2Ftrithucvn.co%2Ftrung-quoc%2Fnhieu-cuu-quan-nhan-vo-tinh-tiet-lo-su-that-ve-vu-tham-sat-lang-tan-cuong.html

Đáp lại, một số cư dân mạng X cho biết: “Phó đội trưởng của liên đội nơi tôi đi lính chính là người đã tham gia sự cố ngày 5/7 ở Tân Cương. Nói theo cách của anh ấy, được thăng chức tính theo đầu người.”

“Mục tiêu năm đó của những người này là thà giết nhầm còn hơn bỏ sót. Về cơ bản họ tàn sát cả làng, thậm chí cả trẻ em.”

“Đó là lý do tại sao nó được coi là diệt chủng.”

“Đây là một đất nước phát xít.”

Theo báo cáo của VOA năm 2019, vào ngày 5/7/2009, bạo lực đẫm máu quy mô lớn đã xảy ra ở Urumqi, thủ phủ của Tân Cương, được cho là đã giết chết gần 200 người, bao gồm cả người Hán và người Duy Ngô Nhĩ, và làm bị thương khoảng 1.800 người. Đây là cuộc xung đột sắc tộc nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ tại khu vực này.

Báo cáo chỉ ra rằng tháng 6 năm đó, 2 người Duy Ngô Nhĩ đã thiệt mạng trong một cuộc ẩu đả tại Nhà máy đồ chơi Húc Nhật ở thành phố Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông.

Ngày 5/7, hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ đã biểu tình trên đường phố Urumqi. Sau đó, các cuộc biểu tình biến thành tấn công bạo lực, chủ yếu nhằm vào các mục tiêu của người Hán. Chính quyền đã tiến hành một cuộc đàn áp thẳng tay.

Ngày 7/7, một vụ bạo lực khác xảy ra ở Urumqi khi người Hán trả thù người Duy Ngô Nhĩ. Nhiều bên có quan điểm khác nhau về nguyên nhân đổ máu.

Bà Zubayra Shamseden, liên lạc viên Trung Quốc của Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ ở Washington, thủ đô Hoa Kỳ, nói với VOA, bà tin rằng tình hình của người Duy Ngô Nhĩ đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Bà nói, sự thật là tất cả người Duy Ngô Nhĩ đều đang ở trong tù, và không có chút tự do nào bên ngoài các trại tập trung. Việc nhận dạng khuôn mặt, tất cả sự giám sát, công nghệ, tất cả công nghệ cao được dùng để kiểm soát mọi hành động của mỗi người.

Bà cho biết thêm, người Duy Ngô Nhĩ ở trong tù và ngoài nhà tù không có gì khác biệt. Hiện giờ mọi người đều bị kiểm soát. Điều đó có nghĩa là Chính phủ Trung Quốc đang dùng mọi biện pháp có thể để loại bỏ hoàn toàn một nhóm người, tất cả người Duy Ngô Nhĩ.

Lý Mộc Tử / Vision Times

Related posts