Tổng thống Mỹ Biden trước thềm thời điểm rời nhiệm sở đã lần đầu tiên đến thăm quốc gia châu Phi Angola. Hôm thứ Tư (3/12), ông tuyên bố cung cấp hơn 1 tỷ USD viện trợ nhân đạo cho đất nước châu Phi phía nam Sahara này, động thái được cho là giúp tăng ảnh hưởng của Mỹ ở châu Phi.
Biden là tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Angola, chuyến đi này dự kiến sẽ là chuyến đi nước ngoài cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông. Chuyến đi này nhằm nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng ở các nước châu Phi cận Sahara, mục đích kiềm chế kiểm soát của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên quan trọng của châu Phi.
Nhà phân tích chính trị châu Phi Edmilson Angelo cho biết, lần này ông Biden đã có động thái “thích ứng hoàn hảo”, nhằm trực tiếp đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Nam Phi.
Kể từ năm 1975 khi Angola không còn là thuộc địa của Bồ Đào Nha và được độc lập, nước này đã chịu ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc và Nga cho đến khi chính sách của nước này dần dần nghiêng về phía Mỹ sau khi Tổng thống João Lourenço lên nắm quyền vào năm 2017.
Phát biểu bên ngoài Bảo tàng Nô lệ Quốc gia ở Belas sau cuộc gặp song phương với Tổng thống Lourenço ở thủ đô Rwanda, Tổng thống Biden nói, “Mỹ là nhà cung cấp viện trợ nhân đạo và viện trợ phát triển lớn nhất thế giới, và viện trợ này sẽ tăng lên. Các bạn biết đấy, đây là trách nhiệm của chúng tôi với tư cách là nước giàu nhất thế giới”.
“Hôm nay, tôi công bố hơn 1 tỷ đô la viện trợ nhân đạo mới để giúp đỡ người dân châu Phi phải di dời do hạn hán và khủng hoảng lương thực,” ông Biden nói.
Theo số liệu của Trung tâm Giám sát Di tản (IDMC) tại Geneva – Thụy Sĩ, tính từ năm 2009 đến năm 2023, số người di tản ở châu Phi đã tăng gấp 6 lần, từ 1,1 triệu lên 6,3 triệu người.
Tại Angola, khoảng 79.000 người đã phải di tản do thiên tai vào năm ngoái.
Vào thứ Tư (4/12), ông Biden theo kế hoạch đến thăm dự án đường sắt Lobito, Mỹ sẽ đầu tư 3 tỷ USD trong dự án này, ông Biden gọi khoản đầu tư này là “khoản đầu tư đường sắt lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài”.
Sau khi hoàn thành việc xây dựng đường sắt, hành lang Lobito sẽ kết nối các thành phố cảng Đại Tây Dương với Zambia và Cộng hòa Dân chủ Congo. Những khu vực này là nơi sản xuất chính các khoáng sản quan trọng cần thiết để khai thác pin lithium như đồng và coban.
Hiện tại, khoảng 70% coban trên thế giới đến từ Congo, nơi có khoảng 80% các mỏ coban do các công ty Trung Quốc sở hữu và vận hành.
Theo Tổng thống Biden, Mỹ dự định bằng cách “chuyển từ nhà tài trợ sang đối tác” để mở rộng quan hệ với tất cả các nước châu Phi. Ông chia sẻ: “Chúng ta cùng nhau tham gia vào một dự án chung lớn để lấp đầy khoảng trống cơ sở hạ tầng, mang lại lợi ích cho người Angola, người dân trên khắp lục địa châu Phi, người Mỹ và cả thế giới. Chúng ta sẽ được hưởng lợi từ điều này, giống như các bạn đã được hưởng lợi”.
Theo Samantha Flom, Epoch Times