Năm nay
lễ giỗ Tổ của giới sân khấu ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới nơi nào có
nghệ sĩ Việt Nam sinh sống đều được diễn ra vào hai ngày 9 và 10/9 (tức ngày 11
và 12/8 Âm lịch).
Ngày giỗ Tổ như là ngày Tết của giới nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.Ở mỗi đoàn hát
bội hay cải lương đêu có bàn thờ Tổ. Sau khi vản hát đêm 11 tháng 8 âm lịch,
ông bà Bầu, các soạn giả, nghệ sĩ nam, nữ, công nhân sân khấu trong đoàn cúng
giỗ Tổ trong đoàn hát và dự tiệc mừng chung trong đoàn do ông bà bầu tổ chức.
Sáng hôm sau, ngày 12 tháng 8 âm lịch, các ông bà bầu các gánh hát, các nghệ sĩ
và công nhân sân khấu đến trụ sở Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu -Tương Tế ở số 133 đường Cô
Bắc Saigon dự lễ Giỗ Tổ do Ban chấp hành Hội Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu – Tương
TếSaigon tổ chức, thành kính dâng hương trước bàn thờ Tổ nghiệp, ghi nhớ công
ơn của các tiền nhân khai sáng nghề hát.
Năm nay, Ban Bí Thư Trung Ương đảng Cộng Sản quyết định ngày 12 tháng 8 âm lịch
hằng năm là ngày Truyền Thống Sân Khấu Việt Nam (bỏ danh từ Giỗ Tỏ Sân Khấu mà
giới nghệ sĩ miền Nam đã dùng qua hơn trăm năm). Khi thay danh từ để gọi ngày
giỗ Tổ Sân Khấu thành Ngày Truyền Thống thì địa điểm tổ chức lễ nầy dời về
Trung Tâm Nghệ Thuật Trần Hữu Trang (tức rạp Hưng Đạo cũ sửa lại) chớ không tổ
chức tại số 133 đường Cô Bắc, nơi có bàn thờ Tổ được dùng làm nơi cúng Giỗ Tổ
từ năm 1948 đến sau ngày 30 tháng 4 năm1975.
Tại sân khấu Trung Tâm Nghệ Thuật Trần Hữu Trang tức rạp Hưng Đạo cũ sửa lại, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam(HàNội) và Hội Nghệ sĩ Sân khấu TPHCM (Saigon) phối hợp tổ chứclễ Ngày Truyền Thống Sân Khấu Việt Nam. Có ông Trương Tấn Sang, nguyên chủ tịch nước tham dự.
Ông Lê Tiến Thọ, chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu VN (HàNội) đọc diễn văn nhắc lại chặng đường phát triển của sân khấu, ghi nhận những đóng góp của các nghệ sĩ thế hệ trước đã xây dựng, truyền kinh nghiệm, kiến thức nghệ thuật cho thế hệ nối bước. Sau diễn văn, các nghệ sĩ đoàn Trần Hữu Trang(ức đoàn hát của nhà nước) mặc trang phục các vị tướng như trong tuồng Hát bội, đầu đội mão có gắn lông chim trĩ, lưng giắt bốn cây cờ nhỏ tượng trưng cho bốn đạo binh, Các diễn viên nầy múa vòng vòng với các động tác hát bội rồi trụ bộtheo tiếng trống chiến đánh bên trong hậu trường. Sau khi đoàn tướng mang cờ quạt múa xong, rút vô hậu trường, một số nữ diễn viên mặc áo dàimàu ra múa khăn và một đoàn vũ nữ khác múa nón lá tiếp theo. Khi tất cả các đoàn nữ vũ sinh múa xong, kéo vô trong, một số nữ diễn viên mặc áo dài ra sân khấu, đứng hàng dọc, mỗi cô cầm một tấm bản nhỏ ghi một chữ ráp lại thành câu:Mừng ngày Sân Khấu Việt Nam lần thứ X 2019.Cuộc lễ kết thúc, Hội Nghệ sĩ sân khấu VN và Hội Nghệ sĩ sân khấu Saigon đi tặng quà cho nghệ sĩ lão thành tại Khu Dưỡng lão Nghệ Sĩ.Đến dự lễ vừa kể, có các nghệ sĩ ba đoàn Trần Hưu Trangvà các nghệ sĩ được phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú.
Vì Hà Nội phá bỏ nghi thức cúng Tổ, không có bàn thờ Tổ, không có thắp nhang kính tri ân Tổ Sư và Thập nhị công nghệ, không có lễ múa Điểm Hương, múa Xang Nhựt Nguyệt, không có múa Tứ Thiên Vương trụ bộ dâng bốn cuộn liễn có viết bốn câu: Quốc Thái Dân An, Phong Hòa Vũ Thuận, Hà Thanh Hải Yến, Nông Ngư Đắc Lợi, các nghệ sĩ cải lương, hát bội và kịch nói miền Nam tổ chức riêng cúng Tổtại nhiều địa điểm khác nhau.
Đạo diễn Huỳnh Nga, người dàn dựng nhiều tuồng cải lương cho các đoàn hát ở Saigòn và các đoàn hát tỉnh từ sau năm 1975 đến nay, cho rằng điểm đến được xem là gia đình của các nghệ sĩ vào ngày Giỗ Tổ là nhà thờ truyền thống sân khấu tại số 133 đường Cô Bắc quận 1. Từ năm 1948 khi mới được xây cất làm trụ sở của Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu Tương Tế cho đến nay, nơi nầy hằng năm được tổ chức lễ Giỗ Tổ chung cho tất cả các đoàn hát ở miền Nam VN, những nghệ sĩ làm nghề từ khi mới khởi nghiệp năm 1917 đến nay 2019, hơn một trăm năm, đều về nhà thờ Tổ nầy thắp nhang, nhớ về nghề trong niềm tôn kính và biết ơn Tổ nghiệp.Khách đến tham dự sẽ gặp đủ mặt các nghệ sĩ từ nhiều thế hệ đến thắp hương. Năm 2019 nầy, đạo diễn Huỳnh Nga là người duy nhứt đến thắp nhang tại nhà thờ Tổ nghiệp ở số 133 đướng Cô Bắc Saigon.
Với danh hài Hoài Linh, từ khi nhà thờ Tổ của anh được xây dựng riêng, vào 3 ngày Giỗ Tổ, hàng ngàn du khách từ các tỉnh đã đến thắp hương, năm nào cũng đông vui, có nhiều chương trình văn nghệ, có lễ rước kiệu, ngai Ông. Năm nay nghệ sĩ Hát Bội Đinh Bằng Phi đến nhà thờ Tổ của Hoài Linh để thắp nhang tưởng niệm Tổ Cải Lương.
Tối ngày 9 / 9, chương trình Giỗ Tổ Sân Khấu do nghệ sĩ Kim Ngân tổ chức tại Trung Tâm Văn Hóa Bình Thạnh, đến dự có các nghệ sĩ : Vũ Linh, Phượng Loan, Kim Tử Long, Hồng Nhung, Chí Bảo, Kim Ngân, Lê Tứ, Tú Sương, Trinh Trinh, Bình Tinh, Điền Trung, Lê Thanh Thảo, Xuân Trúc, Chấn Cường, Hà Như, Võ Minh Lâm, Hồng Phượng, Hoàng Quốc Thanh, Minh Trường, Nhã Thi.
Các sân khấu Kịch Nói cũng tổ chức cúng Giỗ Tổ riêng (Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh tổ chức Giỗ Tổ đồng thời diễn kịch Vườn Nho Đắng, bán một vé tặng một vé hát).
Ngày 11, 12, 13 / 8 âm lịch (9, 10, 11-9), các sân khấu Idecaf, sân khấu kịch Phú Nhuận, Hoàng Thái Thanh, Trịnh Kim Chi, Thế Giới Trẻ, nhà hát 5B đều tổ chức trang trọng lễ Giỗ Tổ để các nghệ sĩ về thắp hương dâng lên Tổ nghiệp và bày tỏ lòng biết ơn đối với tiền nhân.
Khu Dưỡng Lão Nghệ Sĩ đường Âu Dương Lân quận 8 cũng có tổ chức lễ Giỗ Tổ cho các nghệ sĩ dưỡng lão thắp hương tạ ơn tổ nghiệp và tưởng nhớ các bạn đồng nghiệp cùng chung đoàn hát trước kia, nay đã mất.
Mặc dầu lễ chánh thức do Hội Nghệ sĩ sân khấu VN và Hội Nghệ sĩ sân khấu TPHCM tổ chức, theo chủ trương của Bộ Chính Trị đảng CSVN, lễ Giỗ Tổ sân khấu đổi lại thành kỷ niệm ngày Truyền thống sân khấu, chỉ đọc diễn văn, bỏ cổ tục thắp hương tạ ơn Tổ nghiệp, tạ ơn các nghệ sĩ tiền nhân đã góp công xây dựng nền nghệ thuật sân khấu dân tộc, thay vào bằng các điệu múa tân thời, các nghệ sĩ miền Nam vẫn tổ chức riêng lễ Giỗ Tổ theo truyền thống cũ của giới sân khấu miền Nam tại sân khấu nhiều đoàn hát, ở nhiều nơi nào đang có nghệ sĩ hành nghề.
Soạn giả Nguyễn Phương