Tại ngoại đều tra là gì?
Khi một nguời bị buộc tội, cảnh sát có thể bắt giữ và tạm giam hoặc không tạm giam bị cáo. Nếu cảnh sát quyết định bắt giữ, họ sẽ đưa bị cáo đến đồn cảnh sát để tạm giam và bắt đầu khởi tố. Sau khi có quyết định khởi tố, cảnh sát có quyền quyết định cho phép bị cáo tại ngoại điều tra hay bị giam giữ trong quá trình đều tra và chờ đợi đến ngày ra toà.
Nếu cảnh sát quyết định cho phép tại ngoại đều tra, cảnh sát sẽ thả bị cáo và chờ ngày ra tòa, hoặc cảnh sát có thể thả bị cáo với một số đều kiện bắt buộc, hay còn gọi là “bail”. Một trong những điều kiện kiên quyết của “bail” là lời hứa của bị cáo sẽ tham dự phiên tòa sắp tới. Nếu cảnh sát không chấp nhận đơn bảo lãnh, và quyết định tạm giam đến ngày xét xử, thì bị cáo có thể đề đơn ra toà xin xem xét lại.
Luật tại ngoại đều tra
Vào năm 2013, bộ luật tại ngoại đều tra mới đã thay thế bộ luật cũ năm 1978. Một trong những thay đổi quan trọng nhất là điều khoảng yêu cầu bị cáo phải chứng minh việc tại ngoại điều tra là cần thiết. Việc bị cáo sẽ phải trình bày nguyên nhân hay không tùy thuộc vào hành vi phạm tội. Điều khoảng 16(A)(1) quy định việc tại ngoại đều tra phải bị từ chối khi bị cáo vi phạm một trong số 900 tội hình sự nhất định. Nếu kháng cáo, bị cáo phải chứng minh với toà án nguyên nhân và lý do họ nên được tại ngoại. Đây đồng nghĩa với việc xin tại ngoại sẽ khó khăn hơn cho môt số tội.
Khi quyết định có cho bị cáo tại ngoại hay không, có hai yếu tố mà tòa án phải xem xét.
- Bị cáo có cần phải chứng minh việc tại ngoại là cần thiết hay không.
Một số các tội sẽ bị bác bỏ quyền tại ngoại điều tra là:
- Các tội có hình phạt cao nhất là tù chung thân theo luật của tiểu bang NSW;
- Một số tội phạm tình dục đối với trẻ em;
- Các tội liên quan đến gây thương tích hoặc gây tổn thương cơ thể người khác;
- Một số tội phạm ma túy, liên hệ tới vũ khí và vũ khí bị cấm;
- Phạm tội khi đang trong quá trình tại ngoại;
Nếu phạm một trong các tội trên, bị cáo có nhiệm vụ phải thuyết phục, trình bày nguyên nhân, và giải thích với tòa án tại sao việc tạm giam là không chính đáng. Sau đó tòa án sẽ xem xét đến yếu tố thứ hai.
- Tỷ lệ nguy hiểm khi chấp nhận xin tại ngoại của bị cáo.
Toà án sẽ xem xét bốn điều, trước khi quyết định:
- Tỷ lệ cơ hội bị cáo sẽ tham dự phiên tòa sắp tới?
- Tỷ lệ cơ hội bị cáo sẽ phạm tội nghiêm trọng khác?
- Tỷ lệ cơ hội bị cáo sẽ gây nguy hiểm cho bất kỳ người nào hoặc cộng đồng?
- Tỷ lệ cơ hội bị cáo sẽ quấy rối các nhân chứng hoặc bằng chứng?
Nếu tòa án cho rằng tỷ lệ phi phạm các điều trên là thấp, hoặc nếu những lo ngại có thể được giải quyết bằng cách áp đặt các điều kiện tại ngoại khác, thì tòa án phải cho bị cáo tại ngoại.
Các loại điều kiện áp dụng khi cho phép tại ngoại:
1) Hành vi bắt buộc
Một số ví dụ toà án có thể yêu cầu trong quá trình tại ngoại là:
- Báo cáo với cảnh sát mỗi ngày
- Phải sinh sống tại một địa chỉ cụ thể
- Nộp hộ chiếu cho cảnh sát
- Không được liên hệ với một số nguời
- Không đuợc có mặt tại một địa điểm cụ thể
Các loại điều kiện bảo lãnh khác thường chỉ được áp đặt khi toà án cho rằng các hành vi bắt buộc này vẫn chư đủ.
- Yêu cầu đặt tiền bảo lãnh
Toà án có thể yêu cầu bị cáo đóng một số tiền bảo lãnh. Đôi khi toà án sẽ chấp nhận các khoảng tài sản khác thay vì tiền. - Xác nhận bảo lãnh
Toà án có thể yêu cầu cầu một người khác, với tư cách pháp lý tốt ký vào giấy bảo lãnh thừa nhận bị cáo sẽ có trách nhiệm sẽ tuân theo các điều kiện bảo lãnh. - Điều kiện thi hành
Đây là những điều kiện bảo lãnh để đảm bảo bị cáo sẽ tuân thủ một trong những điều kiện bảo lãnh khác. Các ví dụ bao gồm bị cáo phải trả lời khi cảnh sát đến gõ cửa kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện khác hay phải đồng ý cho cảnh sát kiểm tra hơi thở khi được yêu cầu, xem bị cáo có tuân thủ điều kiện không uống rượu hay không.
Tại ngoại điều tra kéo dài trong bao lâu?
Việc tại ngoại điều tra, khi được chấp thuận sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến có lệnh khác bởi tòa án hoặc vụ án kết thúc.
Bị cáo có thể nộp đơn xin tại ngoại nhiều lần không?
Nếu bị cáo đã bị từ chối bảo lãnh, thì chỉ có thể yêu cầu bảo lãnh một lần nữa nếu:
- Bị cáo đã không có luật sư trong lần đầu tiên xin được tại ngoại
- Bị cáo có thông tin mới về lý do tại sao nên được tại ngoại
- Hoàn cảnh thay đổi
- Bị cáo dưới 18 tuổi và đơn xin bảo lãnh được thực hiện trong lần xuất hiện đầu tiên sau khi phạm tội.
Điều gì xảy ra nếu bị cáo vi phạm điều kiện bảo lãnh?
Nếu bị cáo vi phạm các điều kiện bảo lãnh, chẳng hạn như bị cáo không tham dự phiên tòa, thì bị cáo có thể bị bắt và đưa trở lại tòa án. Nếu cảnh sát cho rằng bị cáo đã vi phạm điều kiện bảo lãnh nhưng vi phạm không nghiêm trọng (ví dụ: trễ vài phút khi trình diện tại đồn cảnh sát), thì cảnh sát có thể quyết định chỉ cảnh báo và không bắt giữ. Quyết định là tùy thuộc vào cảnh sát. Nếu bị cáo bị bắt giữ và đưa trở lại tòa án, bị cáo có thể không được tại ngoại một lần nữa.
Kate Hoàng