Thứ Bảy 28 tháng 3 là ngày đen tối nhất của Úc trong trận đại dịch corona. Sau 3 ngày giảm rồi bổng nhiên tăng lên 460 ca mới.
Vào thời điểm đó nước Úc có vẻ như đã thua trong trận chiến chống lại corona và có chiều hướng sẽ diễn ra giống như ở Âu châu.
Nhưng chỉ khoảng 2 tuần sau số ca nhiễm mới lại giảm đến hơn 80% như một phép lạ.
Thế giới đang nhìn về đất nước “miệt dưới” (down under) như một kiểu mẫu trong trận chiến chống lại Covid-19.
2 tuần trước khi New Zealand ban hành lệnh phong tỏa, gắt gao hơn Úc nhiều, thế giới nhìn vào đất nước này như một thành tích đáng nể “wonder down under” trong trận chiến hiện nay. Cho đến nay đất nước này chỉ có 1239 ca nhiễm và 2 người chết và đang ăn mừng là số người nhiễm mới giảm liên tục trong bốn ngày liên tiếp.
Tuy nhiên, tính đến hôm nay, thành tích của Úc còn đáng nể hơn cả New Zealand. Trong 10 ngày qua số ca nhiễm mới ở Úc giảm liên tục mỗi ngày.
Vào ngày 31 tháng 3, có 313 ca nhiễm mới ở Úc, một tuần sau 17/4 giảm xuống 119 ca mới, hôm qua (thứ Năm 9/4) giảm xuống còn chưa tới 20 ca mới.
Những ca nhiễm có thể sẽ thay đổi, có thể tăng lên. Nhưng chiều hướng đang giảm ở Úc cho thấy chính phủ đã kiểm soát được vi khuẩn lây lan ở mức độ thấp nhất, đây là một thành tích mà cả thế giới đang ganh tị
Thành tích này ngay cả chính phủ cũng ngạc nhiên, bởi vì không lâu trước đây một mô hình dự đoán cho thấy là có đến 89% người Úc sẽ bị nhiễm coronavirus với hàng trăm ngàn người mất mạng nếu như không có một hành đồng nào cụ thể.
“Cho thời điểm này chúng ta đã tránh được thảm họa như chúng ta đã thấy ở ngoại quốc, đầu tiên ở Vũ Hán sau đó đến Mỹ, Ý, Tây Ban Nha và Anh Quốc,” Thủ tướng Morisson tuyên bố vào tuần này.
Nhưng ông cảnh báo người Úc đừng nên chủ quan.
Bốn yếu tố đã giúp nước Úc
Úc và Tân Tây Lan là hai trong số những quốc gia nói tiếng Anh đã kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn corona. Thành tích đó có lẽ nhờ vào 4 yếu tố sau đây:
Hôm qua, Thủ tướng Tân Tây Lan nói rằng vị trí của đất nước bà, là một hòn đảo tách biệt với thế giới là lợi điểm lớn kìm chế được vi khuẩn này. Điều này cũng đúng đối với nước Úc.
Điều này tương phản với một trong những quốc gia nhỏ nhất Âu Châu bao bọc chung quanh bởi Đức và Pháp, Luxembourg, với dân số chỉ có 600,000 mà có đó 3500 ca nhiễm và 52 người chết.
Vị trí địa lý đã giúp cho Tân Tân Lan đã trì hoãn được sự lây lan của coronavirus, cho đến cuối tháng 2 có ca nhiễm đầu tiên – một tháng sau nước Úc. Thậm chí ở Úc, sự truyền nhiễm chỉ thật sự bắt đầu đầu vào giữa tháng 3.
“Chúng tôi có thời gian hơn để chuẩn bị, và có thể học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc,” Giáo sư Michael Baker, của đại học Otago University đã nói với CNN.
Trong khi một số xứ khác phải chống lại đại dịch hiện nay một cách tuyệt vọng, hai xứ “down under” có đủ thời gian để thử nghiệm xem cũng gì thành công và không thành công – đã áp dụng luật giữ khoảng cách và củng cố hệ thống y tế.
Tính đến nay Úc đã xét nghiệm 300,000 người – những người nào dương tính sẽ để họ qua một bên, tìm hiểu họ lây từ ai và người nào có thể bị họ lây. Những người dương tính sẽ bị cô lập ngay để họ không có cơ hội lây cho người khác.
Trong những ngày gần đây có ít người đi xét nghiệm hơn, các viên chức y tế cho biết đây là một dấu hiệu tốt cho thấy ít người nghi ngờ có triệu chứng nhiễm coronavirus.
“Úc đang là một thành công điển hình, nhưng chúng ta phải tiếp tục những gì chúng ta đã làm. Chỉ có chúng ta và Nam Hàn đã chế ngự được sự lây lan,” chuyên viên về bệnh truyền nhiễm của đại học Australian National University, Peter Collignon, nói với told news.com.au.
Làm việc từ nhà và giữ khoảng cách là những yếu tố giúp cho Úc kiểm soát được sự truyền nhiễm. Nhưng có lẽ tác dụng lớn nhất là do đóng cửa biên giới và cách ly những người từ ngoại quốc trở về trong các khách sạn để xem họ triệu chứng không. Tân Tây Lan cũng hành động tương tự.
Úc chỉ có một lỗi lần lớn nhất là cho phép 2600 hành khách từ du thuyền Ruby lên bờ ở Sydney, trong số này có đến 600 bị nhiễm coronavirus.
Sự khác nhau giữa Úc và Tân Tây Lan
Có nhiều tương tự trong cách đối phó với vi khuẩn corona giữa Úc và Tân Tây Lan.
Nhưng cách phong tỏ giữa hai quốc gia thì khác biệt khá xa. NZ áp dụng phong tỏa hoàn toàn (level 4) nhằm mục đích “tiêu diệt” (eliminate) vi khuẩn. Nó có thể hành công nhưng phương pháp này phải trả giá đắt về kinh tế – cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài trong một khoảng thời gian.
Úc không theo phương pháp tiêu diệt là áp dụng phương pháp kiềm chế sự lây lan để hệ thống y tế không bị quá tải và những người bị nhiễm được sớm hồi phục, đồng thời kinh tế không ngừng hẳn giống như NZ.
Và cho đến Úc đã thành công trong hướng đi này.
Lo sợ lớn nhất của Úc hiện nay là vi khuẩn corona sẽ trở lại.
Vào đầu tuần này, Tổng Quản Trị Y Tế Quốc Gia, Bác sĩ Tiến sĩ Brendan Murphy cảnh báo là người Úc đừng nên tự mãn đối với những gì đạt được.
“Chúng ta đã đạt những thành tích đáng kể trong việc kiềm chế vi khuẩn corona, nhưng chúng ta không được tự mãn đặc biệt là lễ Easter này, nó có thể làm tiêu tan hết những gì đã đạt được.
“Chúng ta đã thấy những gì xảy ra trên các chiếc du thuyền, vi khuẩn này có thể lây cho 30, 50, hàng trăm người rất nhanh.”
Giáo sư Collignon thì lạc quan cho rằng đã đến lúc một số sự hạn chế có thể nới lỏng ở Úc. Những buổi ăn barbecue với láng giềng có thể OK và sẽ không bị phạt nếu ăn kebab trên ghế dài ở công viên hay đi nghỉ mát ở vùng quê. Thâm chí các quán cà phê có thể mở cửa lại với một hình thức nào đó.
Những biện pháp hữu hiệu nhất để đối phó với vi khuẩn corona, theo ông, rất là giản dị:
“Nếu chúng ta làm đúng với bàn tay, miệng, mũi và giữ khoảng cách an toàn, vi khuẩn này có thể kiểm soát được,”
Phạm Hoài Nam dịch