Minh Thanh
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vắng mặt vào ngày 15/4 để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 108 của Kim Il Sung. Vào thời điểm đó, truyền thông nước ngoài dự đoán có thể vì Kim muốn che giấu tình hình virus Corona Vũ Hán. Tuy nhiên, trong tuần này, một số kênh truyền thông đưa tin rằng sức khỏe của Kim Jong-un đã xấu đi và gặp nguy hiểm sau khi trải qua phẫu thuật. Một người thường xuyên đi lại giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên tiết lộ với truyền thông Hoa Kỳ rằng chính phủ Trung Quốc đang đặc biệt chú ý đến sức khỏe của Kim Jong-un, và đã gửi hàng ngàn đặc vụ cùng một nhóm chuyên gia y tế đến để bảo vệ an toàn cho Kim Jong-un bất cứ lúc nào.
Tin tức về việc Kim Jong-un được phẫu thuật tim mạch lần đầu tiên được công bố bởi trang web Hàn Quốc Daily North Korea, do những người đào thoát Bắc Triều Tiên điều hành. Theo đó, ngày 12/4, Kim Jong-un được phẫu thuật tại bệnh viện ở khu vực núi Kumgang, quận Xiangshan và hiện đang điều trị tại đây.
Kim Jong-un, 36 tuổi, đảm nhận vị trí lãnh đạo Triều Tiên vào năm 2011. Lần xuất hiện công khai cuối cùng của ông là vào ngày 11/4 khi chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị của Đảng Lao động. Nhưng vào ngày 12/4, ông đã không tham dự cuộc họp thượng đỉnh.
Vào ngày 14/4, Lực lượng Tên lửa Bắc Triều Tiên đã bắn nhiều tên lửa hành trình chống hạm tầm ngắn vào vùng biển phía đông của Bán đảo Triều Tiên. Kim Jong-un thường xuất hiện để giám sát các vụ phóng thử tương tự, nhưng Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) không công bố tin tức về sự hiện diện của Kim Jong-un lần này, cũng không đưa tin Kim Jong-un đến thăm Cung điện Mặt trời vào sinh nhật lần thứ 108 của Kim Il-sung. Đây là lần vắng mặt đầu tiên của Kim Jong-un kể từ khi nhậm chức vào năm 2012.
Những hiện tượng bất thường này đã khiến ngoại giới chú ý tới sức khỏe của Kim Jong-un.
Ngày 20/4, CNN đưa tin một quan chức Mỹ thông báo rằng sau khi trải qua phẫu thuật tim mạch, sức khỏe Kim Jong-un đang nguy kịch và đang được cấp cứu. Washington đang chú ý đến tình báo về tình hình sức khỏe nghiêm trọng của Kim sau phẫu thuật.
Phóng viên Jacobs của Bloomberg cũng nói trên Twitter rằng người biết tin cho hay chính quyền Tổng thống Trump đã nhận được thông tin tình báo về ca phẫu thuật tim mạch của Kim. Phía Mỹ không biết rõ Kim Jong-un hiện sống hay chết, và đang tìm hiểu xem ai sẽ là người lãnh đạo Triều Tiên thay Kim nếu ông ấy qua đời.
Reuters dẫn lời một quan chức của Ủy ban Liên lạc Đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nói rằng Kim Jong-un được cho là không ở trong tình trạng nguy kịch.
Người đàn ông họ Kim, quốc tịch Hàn Quốc, là người đã đến thăm Khu kinh tế Tân Nghĩa Châu ở Bắc Triều Tiên nhiều lần. Ngày 21/4, ông nói với RFA rằng để đảm bảo sức khỏe cho Kim Jong-un, ĐCSTQ đã chuẩn bị một đội ngũ y tế gồm các chuyên gia luôn sẵn sàng. Nếu Kim qua đời, ĐCSTQ sẽ chuẩn bị hậu sự.
Ông nói: “Nếu Kim Jong-un chết, Trung Quốc sẽ ngay lập tức ủng hộ cuộc bầu cử chọn ra một người. Các đặc vụ của ĐCSTQ ở Bắc Triều Tiên để bảo vệ Kim Jong-un có hàng ngàn người. Luôn có hàng ngàn binh chủng đặc công bảo vệ ông ta ở đó, cũng để ngăn chặn các cuộc đảo chính”.
Một doanh nhân họ Kim khác từng tiếp xúc với nhiều học giả tại Trung tâm nghiên cứu Đông Bắc Á của Đại học Cát Lâm, cũng nói rằng do nhu cầu địa chính trị, ĐCSTQ đã đầu tư nguồn lực khổng lồ vào Bắc Triều Tiên. Một khi Kim Jong-un chết, ĐCSTQ sẽ lập tức nâng đỡ một người trong lãnh đạo cấp cao của Triều Tiên thân ĐCSTQ để đưa lên thay thế Kim. Nếu lúc đó có động thái bất thường nào, họ sẽ không chút kiêng nể và tiến hành trấn áp.
Ông Quách Bảo Thắng (Gou Baosheng), một nhà bình luận thời sự ở Hoa Kỳ, nói rằng tình hình sức khỏe gần đây của Kim Jong-un sẽ ảnh hưởng đến cục diện ở Đông Bắc Á: “Hiện Trung Quốc và Hoa Kỳ đang phát sinh xung đột gay gắt, vì truy cứu trách nhiệm dịch viêm phổi Vũ Hán, Hoa Kỳ đang phản kích Trung Quốc. Triều Tiên cũng giống như Trung Quốc, đều là quốc gia độc tài, một người thay đổi thì chính trị của cả quốc gia cũng phát sinh thay đổi. Kim Jong-un chết hay bệnh tình nguy kịch sẽ làm thay đổi lớn cuộc sống chính trị của toàn Triều Tiên. Có thể có một cuộc đảo chính hoặc cũng có khả năng sẽ thống nhất với Hàn Quốc”.
Học giả Bắc Kinh, ông Ngô Cường cho rằng nếu Kim Jong-un qua đời, khả năng lớn em gái Kim Yo-jong sẽ kế nhiệm: “Trong vài năm qua, Kim Sul-song luôn là trợ thủ của Kim Jong-un tham gia các cuộc đàm phán giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ trong hầu hết các vấn đề ngoại giao lớn. Các dịp đến Trung Quốc, cũng tham dự, cho thấy Kim Jong-un đã có ý bồi dưỡng cô ấy thành nhà lãnh đạo thứ hai”.
Ông Ngô Cường nói rằng nếu không có sự thay đổi quyền lực lớn hoặc xung kích với lực lượng bên ngoài, thì việc một người phụ nữ trở thành lãnh đạo tối cao của Triều Tiên là điều không tưởng.
Triều Tiên từ lâu đã là một con rối do ĐCSTQ ẩn hấp sau hậu trường lợi dụng để đối phó với xã hội phương Tây. Tuy nhiên, sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, mối quan hệ Trung – Triều đã có lúc thay đổi. Sau khi Tổng thống Trump trực tiếp đối thoại cùng Kim Jong-un, Tập Cận Bình cũng đã vội vã gặp gỡ Kim nhiều lần. Kim Jong-un sống hay chết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định chiến lược của Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Sau khi tin Kim Jong-un đang trong tình trạng sức khỏe nguy kịch, ngày 21/4 có tin tức trên Twitter cho biết Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ Tống Đào đã đích thân lãnh đạo một nhóm chuyên gia từ Bệnh viện Fuwai Bắc Kinh và Bệnh viện 301 vội vã đến Bình Nhưỡng trên chuyên cơ riêng.
Theo dữ liệu, Bệnh viện Fuwai thuộc Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc, là một bệnh viện tim mạch chuyên khoa cấp cao của ĐCSTQ.
Minh Thanh