- Trí Đạt
Ngày nghỉ cuối cùng (ngày 5/5) trong kỳ nghỉ dài dịp 1/5 tại Trung Quốc, cây cầu Hổ Môn bắc qua sông Châu Giang ở Quảng Đông xuất hiện lắc động dị thường, trên mặt cầu nhấp nhô, lắc động như sóng lượn, khiến cho người lái xe vô cùng kinh hãi. Sau đó, chính quyền Trung Quốc đã đóng cửa khẩn cấp cầu này, đồng thời phái chuyên gia cầu đường ra mặt bác tin đồn, tuy nhiên dường như không có sức thuyết phục. Được biết, sự việc này hiện đã kinh động đến Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc.
Khoảng 2 giờ chiều ngày 5/5, cầu Hổ Môn tại tỉnh Quảng Đông xảy ra lắc động dị thường, video lan truyền trên mạng có thể thấy, cùng với mặt cầu lắc động, biển chỉ dẫn và lan can cũng lắc động theo. Theo một nam tài xế họ Ngô cho biết, khi anh lái xe qua cầu, cảm giác thấy như đánh đu, chưa bao giờ gặp phải tình trạng này; một nữ tài xế họ Phan mô tả, khi đó lái xe qua cầu giống như lái thuyền, chóng mặt đến phát sợ, cô từng cảm thấy như xuất hiện ảo giác.
Thông tin lan truyền đã thu hút được sự bàn tán sôi nổi, chính quyền Trung Quốc gấp rút phong tỏa cầu, phong tỏa tàu thuyền, đồng thời phái chuyên gia cầu đường nổi tiếng Trung Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Kỹ thuật cầu đường Quốc tế Cát Diệu Quân (Ge Yaojun) đến hiện trường thị sát. Sau đó, ông Cát Diệu Quân nói rằng nguyên nhân chủ yếu khiến cầu lắc động dị thường là do việc lắp đặt “ngựa nước” (hàng rào an toàn, Water-Safety Barriers) liên tiếp dọc theo lan can của cây cầu, đã làm thay đổi hình dạng khí động học của dầm hộp thép, trong điều kiện gió nhất định, đã xảy ra hiện tượng cầu “chấn động xoáy”, cầu đã ngừng rung lắc từ 6 giờ tối cùng ngày.
Trong lúc khoảng 6 giờ tối khi ông Cát Diệu Quân ra mặt bác tin đồn, lúc 7:50 tối cây cầu lại xuất hiện lắc động dị thường. Đến 2:30 chiều ngày 6/5, cầu Hổ Môn vẫn lắc động. Hiện tại, tổ chuyên gia của Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc đã đến hiện trường chỉ đạo, cầu Hổ Môn vẫn tiếp tục phong tỏa giao thông hai chiều, chưa rõ khi nào sẽ gỡ phong tỏa.
Về vấn đề này, trả lời phỏng vấn của tờ Tân Kinh báo (Beijing News), ông Cát Diệu Quân giải thích, “Nguyên nhân gây ra lần chấn động xoáy thứ hai có liên quan trực tiếp đến lần chấn động xoáy thứ nhất”, “độ chấn động nhỏ hơn so với lần 1”, ông cho rằng chấn động xoáy lần 2 có thể không liên quan đến hình dạng khí động học, cũng tức là không rõ nguyên nhân lắc động, hiện đã lắp đặt máy quan trắc dữ liệu, các chuyên gia đang tiến hành điều tra nguyên nhân của đợt chấn động xoáy thứ hai.
Đối với những giải thích chính thức này, người dân vẫn giữ thái độ nghi ngờ: “Rung thế này có còn an toàn không”, “Giải thích rất khiên cưỡng”, “Lại là công trình bã đậu”; cũng có người trong lòng vẫn còn khiếp sợ trước tình cảnh khi đó, “Khi đó trên mặt, cầu sợ chết mất”.
Ông Lê Quảng Đức (Li Guangde) – kỹ sư xây dựng có nhiều năm kinh nghiệm, sau khi xem video cầu Hổ Môn lắc động đã chia sẻ với tờ Apple Daily rằng, trên mặt cầu khi đó xuất hiện lắc động bất thường, có 2 khả năng nguyên nhân, bao gồm địa chấn hoặc nhịp gió và ăn khớp với mặt cầu, từ đó sinh ra cộng hưởng dao động, khiến mặt cầu xuất hiện lắc động.
Ông Lê Quảng Đức cho rằng, lần này cầu Hổ Môn xuất hiện tình huống dịch chuyển, là không bình thường.
Cùng với sự kiện cầu Hổ Môn lắc động dị thường, trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương hôm 6/5 có đăng bài viết với tiêu đề “Đằng sau tin tức: Hiện tượng ‘rung xoáy’ khiến cầu Hổ Môn lắc động dị thường”, có phân tích cho rằng, bài viết về bề mặt là giải thích nguyên nhân gây ra hiện tượng sóng trên cầu, thực tế phản ánh Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đang chú ý đến việc này, ám thị chính quyền địa phương cần điều tra triệt để xem liệu có liên quan đến tham ô tham nhũng không.
Cầu Hổ Môn là công trình cột mốc và một trong những điểm du lịch của tỉnh Quảng Đông. Cầu dây võng này nối quận Nam Sa của Quảng Châu với trấn Hổ Môn của Đông Hoản, được hoàn thành năm 1997 với nhịp cầu chính dài 888 m. Cầu này là điểm kết nối quan trọng trong mạng lưới đường cao tốc trong tỉnh Quảng Đông, nối liền các đặc khu kinh tế Thâm Quyến và Châu Hải, cũng như các khu vực khác tại vùng duyên hải với Hồng Kông và Ma Cao.
Trí Đạt