Tin nước Úc sáng thứ Tư 13/5: Trung Quốc trả đũa Úc

Trung Quốc trả đũa Úc: cấm 4 công ty xuất cảng thịt bò và dọa tăng thuế lúa mạch

China has banned Australian beef exports. Picture: NRM

Tuần trước Trung Quốc đã dọa tăng thuế lúa mạnh lên 80% thì tuần này ra lệnh cấm nhập cảng đến hơn một phần ba thịt bò Úc.

Ngày 12.5.2020 Trung Quốc đã nêu tên bốn công ty thịt bò Úc danh sách cấm nhập cảng, gồm ba công ty ở Queensland và một ở NSW. Bốn công ty này chiếm 35% sản lượng thịt bò xuất cảng tới Trung Quốc, với doanh thu có thể đạt tới $3.5 tỷ mỗi năm.

Hành động này xảy ra ngay trong tình trạng căng thẳng leo thang do Úc đòi hỏi phải điều tra nguồn gốc bệnh dịch Covid-19 nhằm có khả năng đối phó với đại dịch trong tương lai. Nhưng Trung Quốc luôn bác bỏ cuộc điều tra này, cho rằng ông Scott Morrison chỉ dùng cuộc điều tra nhằm kéo hướng chú ý dư luận khỏi những sai sót của ông trong vụ cháy rừng, cách giải quyết khủng hoảng coronavirus, cũng như theo đuổi Mỹ, đồng thời luôn đe dọa sẽ tẩy chay hàng hóa Úc.

Tuy nhiên lần nay Trung Quốc đã trả đũa dưới chiêu bài an toàn thực phẩm. Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 12.5.2020 Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) cho rằng bốn công ty trên bị cấm vì vi phạm quy chế kiểm dịch (quarantine).

 Khi một phóng viên Úc chất vấn rằng lệnh cấm này có liên quan gì đến cuộc điều tra Covid-19 hay không, họ Triệu trả lời: “Tôi đã nói rõ rồi. Đó là hai chuyện khác nhau, anh chỉ suy diễn về chính trị thôi.:”

Chinese Foreign Ministry spokesman Zhao Lijian. Picture: AP Photo/Andy Wong, File
Triệu Lập Kiên

Dân biểu Queensland George Christensen, thuộc đảng Tự Do – Quôc gia (LNP), cho rằng Trung Quốc đã có một hành vi “vô lại: (“It’s a bastard act) và cho rằng chính phủ liên bang nên sử dụng quân bài trong có trong tay để trả miếng, thí dụ Cảng Darwin mà Trung Quốc đang sở hữu.

Cần nhắc lại là năm 2017 Trung Quốc đã từng cấm nhập cảng sản phẩm của 6 công ty chế biến thịt, trong đó có cả 4 công ty vừa bị cấm nói trên. Lệnh cấm lúc đó liên quan đến việc tuân thủ bao bì nhãn hiệu và các giới chức ngoại giao Úc đã mất hàng tháng trời để giải quyết.

Tuần trước, chính phủ Trung Quốc đã đe dọa sẽ áp thuế có thể lên tới 80% đối với các công ty chế biến lúa mạch.

Nguyên nhân phía Trung Quốc đưa ra là các công ty sản xuất lúa mạch của Úc đã bán phá giá, theo đó họ đã tiến hành cuộc điều tra dài 18 tháng, ghi nhận các công ty này đã bán các sản phẩm lúa mạch với giá thấp hơn ‘giá bình thường’ trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2016. Trung Quốc cũng cho hay hiện đang cân nhắc hai mức thuế 73.6% và 6.9% đối với lúa mạch nhập khẩu của Úc.

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc đã cho các công ty sản xuất lúa mạch Úc thời hạn 10 ngày để phản hồi kết quả điều tra này.

Lên tiếng ngày 10.5.2020 Tổng trưởng Thương mại Simon đã bác bỏ điều này, Ông nhấn mạnh: “Bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền áp dụng thuế quan liên quan đến việc bán phá giá, nhưng Úc đoan chắc rằng không hề có chứng cứ nào cho thấy các công ty sản xuất lúa mạch Úc được trợ giá hoặc bán phá giá sản phẩm theo cách đó.”

Ông cho hay chính phủ liên bang đang làm việc với bên ngành ngũ cốc để vạch ra khả năng cao nhất đối phó với cuộc điều tra chống bán phá giá của Trung Quốc.

Trong khi đó Dân biểu Barnarby Joyce – từng là lãnh tụ đảng Quốc gia và phó Thủ tướng – nói thẳng thừng ““Đây rõ ràng là sự trả đũa” và cho biết cuộc điều tra coronavirus chính là lời giải thích cho những hành động của Trung Quốc.

Đến đầu tuần này (11.5.2020) Tổng trưởng Canh nông David Littleproud lại tiếp tục khẳng định các nhà sản xuất lúa mạch Úc không đòi hỏi được đối xử đặc biệt mà chỉ cần được đối xử công bằng như các nhà sản xuất khác trên thế giới. Ông nói thêm rằng nếu hai bên không đạt được một thỏa thuận cho vấn đề lúa mạch, sẽ không loại trừ việc Úc khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới.

Cùng một ngày ông Simon Birmingham cũng khẳng định Úc sẽ sử dụng mọi biện pháp có thể, trong đó có việc “thông qua Tổ chức Thương mại thế giới để bảo vệ quyền của người nông dân và các nhà sản xuất lúa mạch trong nước.”

Tuy nhiên các chuyên gia lo ngại rằng rất có thể Trung Quốc sẽ không dừng lại ở đây và tiếp trùng dở những trò “vô lại” khác để trả đũa Uc thúc đẩy việc điều tra đại dịch Covid-19.

Đường bay quốc tế còn lâu mới mở cửa

Những người Úc hy vọng các chuyến bay ngoại quốc sẽ sớm được mở cửa lại, có lẽ phải suy nghĩ lại.

Nói chuyện trước Hội đồng COVIC sáng này, Tổng Quản Trị Y Tế Quốc Gia, bác sĩ Brenden Murphy nói rằng mở cửa biên giới ra thế giới không nằm trong lộ trình bàn thảo của chính phủ Úc trong lúc này:

 “Hai phần ba các ca nhiễm ở Úc có liên quan đến người Úc từ ngoại quốc trở về, cho nên để tiếp tục ngăn chận vi khuẩn corona, nước Úc không thể nghĩ đến việc mở cửa biên giới trong lúc này,” ông nói.

Thị trường chứng khoán Úc giảm nhẹ

Chỉ số của thị trường chứng khoán ASX200 giảm 1.07% vào ngày hôm qua sau lời tuyên bố của Tổng thưởng Ngân khố Frydenberg.

Ông Frydenberg nói rằng tỉ lệ thấp nghiệp đang trên đà tăng cao đến 10.1%, trong lúc đó tổng sản lượng nội địa giảm 10% tương đương giới $50 tỉ.

Tiền Úc hiện tại là 64.75 cent so với USD.

Các chủ nhà ở NSW được chính phủ tiểu bang trợ cấp $2500 cho những thiệt hại trong cuộc khủng hoảng hiện nay.

Hãng hàng không Qatar Airways: tặng100,000 vé máy bay khứ hồi cho những nhân viên y tế để cám ơn những sự hy sinh của họ trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn corona.

Related posts