Tin thế giới tối thứ Sáu 15/5: Virus corona tàn phá ba tỉnh Đông Bắc Trung Quốc

Triệu Hằng

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (ảnh: Shealah Craighead/ White House/ Flickr).

Ông Trump thắng lớn khi công ty Đài Loan xây nhà máy chip 12 tỷ USD ở Mỹ

Nhà sản xuất chip Đài Loan TSMC, một trong những công ty chế tạo chất bán dẫn lớn nhất thế giới, công bố sẽ chi 12 tỉ USD để xây một nhà máy sản xuất chip hiện đại tại Mỹ, tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm.

Các hãng tin Reuters, AFP, Thời báo New York… đều nhận định quyết định của TSMC là một “chiến thắng lớn” đối với Tổng thống Trump. Thời gian qua ông Trump đã hối thúc các nhà sản xuất chip lớn đến sản xuất tại Mỹ và nỗ lực thúc đẩy các chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu rời khỏi Trung Quốc. Nhà máy của TSMC đặt ở Arizone, dự kiến khởi công năm 2021.

Virus corona lại tàn phá ba tỉnh Đông Bắc Trung Quốc

Gần đây, dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đã lại hồi sinh ở ba tỉnh Đông Bắc Trung Quốc, không ngừng xuất hiện dịch bệnh tập thể (có tính tập trung), tiếp tục gia tăng các ca dương tính.

Một video lan truyền qua mạng cho thấy cảnh binh lính chốt chặn khu vực gần chợ Thảo Thị, quận Đạo Ngoại, thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang (ảnh chụp màn hình video)

Liên quan đến đại dịch COVID-19, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thành phố Thẩm Dương, ông Tôn Bách Quân (Sun Bai Jun) tại cuộc họp báo ngày 14/5 cho biết, sau trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên đến từ thành phố Cát Lâm được phát hiện ngày 10/5, lại liên tiếp phát hiện hai ca khác nữa có liên quan đến trường hợp trên.

Ngày 30/4, một người họ Hách đến thành phố Cát Lâm thăm người thân và trở về Thẩm Dương vào tối ngày 5/5. Ngày 10/5, người này được chẩn đoán dương tính với virus. Cha, anh họ, em họ, vợ của anh họ đều đã được xác nhận nhiễm bệnh.

Ngày 10/5, người họ Tôn và ca đầu tiên nói trên ngủ cùng phòng, do vậy được xem là người tiếp xúc mật thiết và đã được đưa đi cách ly tập trung. Sang ngày 11/5, người này được xác nhận là bị lây nhiễm không triệu chứng, ngày 13/5 được chẩn đoán dương tính với virus viêm phổi.

Một trường hợp khác là người họ Lữ, chung đơn vị công tác với ca đầu tiên trên. Trong thời gian làm việc, hai người có tiếp xúc với nhau trong phòng hút thuốc. Ngày 12/5, anh này lên cơn sốt và nhập viện, sang đến ngày 13/5, anh này được chẩn đoán dương tính.

Hiện tại, chính quyền Thẩm Dương đã xác định được 354 người tiếp xúc mật thiết với 3 trường hợp trên, trong đó 220 người ở Thẩm Dương (165 người tiếp xúc mật thiết với ca bệnh đầu tiên, 11 người tiếp xúc mật thiết với ca bệnh họ Tôn, 44 người tiếp xúc mật thiết với ca bệnh họ Lữ), 134 người là từ các địa phương khác. Sau khi tiến hành mở rộng kiểm tra, xác định được 366 người có tiếp xúc trực tiếp với những người tiếp xúc mật thiết với 3 ca bệnh trên, trong đó có 331 người ở Thẩm Dương và 35 người ở địa phương khác. Tiếp tục mở rộng kiểm tra, xác định được 542 người tiếp xúc trực tiếp với những người tiếp xúc trực tiếp của những người liên hệ mật thiết với ba trường hợp trên.

Bởi ĐCSTQ đã quen lừa dối, số liệu về tình hình dịch bệnh trên các thông báo chính thức thường bị ngoại giới cho rằng đã bị làm giảm bớt một cách nghiêm trọng.

Trong tháng vừa qua, thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang xuất hiện lây nhiễm tập thể, các khu vực như thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm cũng phát sinh lây nhiễm tập thể. Dịch bệnh ở cả hai tỉnh này đều lây truyền “liên tỉnh” lan sang cả Liêu Ninh.

Ngày 7/5, xảy ra bùng phát đồng loạt các ca nhiễm tại thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm. Một nhân viên giặt ủi ở Văn phòng Công an Thành phố được chẩn đoán dương tính trước khi truyền nhiễm cho nhiều người khác,  từ đó lan sang cả Thẩm Dương, Liêu Ninh.

Ngày 10/5, thành phố Thư Lan thông báo “trạng thái thời chiến”, đến ngày 13/5, tỉnh Cát Lâm cũng ban hành thông báo phong tỏa thành phố, các thị trấn và các khu cộng đồng hoàn toàn bị áp dụng quản lý khép kín, các tuyến chở hành khách và tour du lịch đều bị ngưng lại. Tất cả các danh lam thắng cảnh nội khu, rạp chiếu phim, vũ trường, phòng giải trí, hội chợ thương mại, quán cà phê Internet, sân vận động trong nhà, phòng cờ vua, phòng chơi mạt chược, phòng bi-a, nhà tắm công cộng và các địa điểm tập trung đông người khác trong thành phố cũng bị ngừng kinh doanh.

Ngoài ra, các hiệu thuốc và phòng khám nội thành cũng ngưng cung cấp thuốc hạ sốt, thuốc kháng virus và thuốc kháng sinh, các phòng khám đều bị cấm tiếp nhận bệnh nhân bị sốt. Tất cả nhân viên phải đeo khẩu trang khi đi vào khu vực công cộng hoặc phương tiện giao thông như xe buýt, taxi và xe hơi.

Tại Trường Xuân, các khu công cộng đều khép kín, cửa hàng đóng cửa

Ngày 14/5/2020, dịch bệnh gây ảnh hưởng đến Trường Xuân, hầu hết các nhà hàng đều đóng cửa. (Epoch Times)

Thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm bị phong tỏa và thực hiện kiểm tra cư trú. Trước tình hình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chính quyền địa phương đã đưa ra thông báo tất cả những người đến từ các khu vực lây nhiễm nghiêm trọng như Thư Lan, Cát Lâm… đều phải cách ly và chỉ được bỏ cách ly sau khi xét nghiệm axit nucleic cho kết quả âm tính. Tại Trường Xuân cũng có nhiều khu dân cư bị phong tỏa hoặc cô lập.

Ngày 14/5, hầu hết mọi người trên đường phố Trường Xuân đều đeo khẩu trang. Các cửa hàng hầu như rất ít khách. Hầu hết các nhà hàng đều đóng cửa hoặc không có khách. Một số nhà hàng treo biển cho thuê lại. Theo thông tin được tiết lộ bởi nhóm WeChat của các giáo sư tại Học viện Thiết kế Trường Xuân, rất nhiều khu dân cư đã bị đóng cửa hoặc cô lập.

Ngày 14/5/2020, Trường Xuân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và việc kinh doanh cửa hàng trở nên khó khăn. Một số tầng được rao cho thuê lại. (Epoch Times)
Ngày 14/5/2020, Trường Xuân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và việc kinh doanh cửa hàng trở nên khó khăn. Một số tầng được rao cho thuê lại. (Epoch Times)
Ngày 14/5/2020, Trường Xuân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và việc kinh doanh cửa hàng trở nên khó khăn. Một số tầng được rao cho thuê lại. (Epoch Times)
Ngày 14/5/2020, Trường Xuân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và việc kinh doanh cửa hàng trở nên khó khăn. Một số tầng được rao cho thuê lại. (Epoch Times)
Ngày 14/5/2020, Trường Xuân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Hầu hết mọi người xuống đường đều phải đeo khẩu trang. (Epoch Times)

Mộc Lan (t/h)

“Hãy lo chống dịch đi” – Pháp đáp trả TQ sau vụ bán vũ khí cho Đài Loan

Pháp đã bác bỏ các cảnh báo của Trung Quốc hôm 13/5 về việc bán vũ khí cho Đài Loan, nói rằng họ đang thực hiện các thỏa thuận hiện có và Bắc Kinh nên lo tập trung vào việc đối phó với dịch COVID-19. 

Một trong số 6 tàu khu trục Lafayette của Đài Loan (Ảnh: Taiwan news)

Trước đó, hôm 13/5, Trung Quốc yêu cầu Pháp hủy hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan để tránh tổn hại quan hệ hai bên, nói rằng Đài Loan là một phần của “một Trung Quốc” và rằng nguyên tắc đó cần phải được chấp nhận bởi bất kỳ nước nào mà Bắc Kinh có quan hệ ngoại giao.

“Chúng tôi phản đối việc nước ngoài bán vũ khí cho Đài Loan hoặc có trao đổi an ninh hoặc quân sự với hòn đảo này. Lập trường về vấn đề này của chúng tôi luôn rõ ràng và nhất quán”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói tại Bắc Kinh.

Cảnh báo diễn ra trong bối cảnh Đài Loan đang lên kế hoạch mua vũ khí từ Pháp nhằm nâng cấp hạm đội tàu chiến do Pháp chế tạo được Đài Loan mua từ 30 năm trước.

Trả lời trước đe dọa của Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Pháp hôm 13/5 cho biết: “Trong bối cảnh này, Pháp tôn trọng các cam kết trong hợp đồng đã thực hiện với Đài Loan và không thay đổi lập trường kể từ năm 1994. Đối mặt với cuộc khủng hoảng COVID-19, tất cả sự chú ý và nỗ lực của chúng ta nên tập trung vào việc chiến đấu với dịch bệnh”, theo Reuters.

Bộ Ngoại giao Pháp cũng nói rằng nước này tôn trọng nguyên tắc “Một Trung Quốc” như đã đồng ý với Bắc Kinh vào năm 1994 và tiếp tục kêu gọi hai bên đối thoại.

Tháng trước, Bộ Ngoại giao Pháp đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc về các bài đăng và tweet của ông này bảo vệ phản ứng của Bắc Kinh đối với đại dịch và chỉ trích việc phương Tây xử lý dịch bệnh.

Đài Loan phần lớn được trang bị vũ khí sản xuất ở Mỹ, nhưng năm 1991, Pháp đã cho Đài Loan sáu tàu khu trục Lafayette. Trung Quốc đã vô cùng tức giận vì động thái này. Sau đó một năm, Pháp lại bán cho Đài Loan 60 máy bay chiến đấu Mirage.

Thanh Thuỷ

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật về vấn đề nhân quyền Duy Ngô Nhĩ

Thượng viện Mỹ hôm thứ Năm (14/5) đã nhất trí thông qua dự luật kêu gọi chính quyền của Tổng thống Donald Trump tăng cường đáp trả việc chế độ Trung Quốc đàn áp cộng đồng thiểu số người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. 

Toà nhà quốc hội Mỹ. Ảnh Shutterstock)

Dự luật lưỡng đảng do Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio giới thiệu kêu gọi chính quyền Trump áp đặt chế tài lên những người chịu trách nhiệm trong việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác tại Tân Cương. Dự luật đặc biệt nêu tên một thành viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về “những vi phạm nhân quyền thô bạo” tại Tân Cương.

Dự luật vừa được Thượng viện nhất trí thông qua sẽ được chuyển sang Hạ viện chuẩn thuận trước khi đưa tới Tòa Bạch Ốc để Tổng thống Trump quyết định ký thành luật hoặc phủ quyết.

Thượng viện thông qua dự luật về vấn đề nhân quyền Duy Ngô Nhĩ trong bối cảnh mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng xấu đi liên quan tới vấn đề đại dịch virus corona toàn cầu. Trong đó, chính quyền Trump cáo buộc chế độ Trung Quốc đã thiếu minh bạch thông tin khi bệnh dịch bùng phát ban đầu tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

Trung Quốc đã khẳng định họ không xử lý sai dịch bệnh và đã lên án động thái thông qua các luật ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ là những cuộc tấn công độc hại và can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Bắc Kinh nhấn mạnh rằng động thái can thiệp đó sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ hợp tác song phương Trung – Mỹ.

Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, trong những năm gần đây hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị giam giữ trong các trại tập trung tại Tân Cương. Chế độ Trung Quốc phủ nhận việc họ ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ và khẳng định các trại tập trung ở Tân Cương là nơi đào tạo nghề.

Hồi tháng 11/2019, Hạ viện Mỹ đã thống nhất thông qua một dự luật kêu gọi áp đặt chế tài đối với các quan chức cao cấp Trung Quốc chịu trách nhiệm về hoạt động đàn áp tại Tân Cương và đặc biệt chỉ thẳng tên Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Trần Toàn Quốc.

Trong dự luật vừa được Thượng viện Mỹ thông qua cũng nêu tên ông Trần Toàn Quốc và cựu phó Bí thư Tân Cương Chu Hải Luân phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc vi phạm nhân quyền tại Tân Cương.

Trung Quốc trước đây đã từng cảnh báo rằng họ sẽ có hành động trả đũa “tương xứng” nếu ông Trần Toàn Quốc bị Mỹ chế tài.

Dự luật của Thượng viện cũng kêu gọi các công ty và cá nhân người Mỹ đang kinh doanh tại khu vực Tân Cương phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo chuỗi cung ứng của họ không sử dụng lao động cưỡng bức.

Hồi tháng Ba, Thượng nghị sĩ Rubio cũng là người đồng bảo trợ cho một dự luật khác nhắm vào việc ngăn chặn Mỹ nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp sử dụng lao động cưỡng bức tại Tân Cương.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa James Risch, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và đồng nghiệp của ông trong ủy ban này, Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez đã gọi việc Thượng viện thông qua dự luật về nhân quyền Duy Ngô Nhĩ hôm 14/5 là “bước đi quan trọng trong việc đối phó với sự vi phạm nhân quyền rộng rãi và kinh khủng của chính quyền toàn trị Trung Quốc”.

Hai Thượng nghị sĩ cũng kêu gọi Hạ viện cần sớm thông qua dự luật này và gửi nó tới Tòa Bạch Ốc để Tổng thống Trump ký thành luật.

Reuters cho biết họ đã liên lạc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington để yêu cầu bình luận về động thái mới nhất của Thượng viện Mỹ liên quan đến vấn đề nhân quyền Trung Quốc, nhưng không nhận được phản hồi.

Như Ngọc (Theo Reuters)

Mỹ xem xét đáp trả việc Iran chuyển dầu cho Venezuela

Mỹ đang xem xét hành động đáp trả việc Iran chuyển hàng lô dầu nhiên liệu cho Venezuela, Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ cho biết hôm 14/5. Mỹ “gần như chắc chắn” chế độ Nicolas Maduro đang trả Iran hàng tấn vàng để đổi lấy dầu, vị quan chức này cho biết.

Có ít nhất một tàu chở dầu đã lấy hàng tại một cảng của Iran và ra khơi tiến về phía Venezuela, theo dữ liệu của Refinitiv Eikon hôm 13/5.

Iran và Venezuela là 2 quốc gia dầu lửa, đều là thành viên khối OPEC, cùng mâu thuẫn với Mỹ và phải chịu các lệnh trừng phạt cứng rắn từ phía Washington.

Mỹ – Hàn chưa đạt được thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng

Mỹ và Hàn Quốc đang đàm phán một thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng, và thỏa thuận cần phải “hoàn toàn chấp nhận được” đối với cả Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Moon Jae-in, hãng Yonhap dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết hôm 14/5.

Mỹ yêu cầu Hàn Quốc chi 1,3 tỷ USD mỗi năm, tăng gần 50% so với năm ngoái, trong khi Hàn Quốc từ chối mức chi vượt quá 13%. Hiện có 28.500 binh sĩ Mỹ đóng quân ở Hàn Quốc.

Forbes: Tàu nạo vét của Trung Quốc bị Đài Loan truy đuổi ở Biển Đông

Tờ Forbes ngày 12/5 đăng các hình ảnh vệ tinh được chụp vào ngày 13/4, cho thấy nhiều tàu nạo vét tự hành được ví như “sát thủ môi trường biển” của Trung Quốc – đang hoạt động không ngừng nghỉ trên Biển Đông. Nhiều tàu trong số này bị Đài Loan truy đuổi vì khai thác cát, đá bất hợp pháp.

Dịch châu chấu ở Yemen và Đông Phi vẫn chưa kết thúc

Liên Hợp Quốc cảnh báo, cuộc chiến chống lại đàn châu chấu khổng lồ ở Đông Phi và Yemen “vẫn chưa kết thúc”, theo tờ The National ngày 12/5. Thời tiết thuận lợi và việc ngừng phun thuốc trừ sâu do chiến tranh ở Yemen, đã tạo điều kiện cho châu chấu sinh sôi, dẫn đến nguy cơ phá hoại mới do loài côn trùng này gây ra.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc ước tính bầy châu chấu có thể lên tới hàng triệu con với sức ăn lương thực tương đương với khẩu phần của 35.000 người một ngày.

Mỹ có thêm dự luật trừng phạt quan chức Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

Mỹ có thêm dự luật trừng phạt quan chức Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ
Thượng nghị sĩ Marco Rubio, người đề xuất dự luật bảo vệ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương (ảnh: chụp màn hình video của CBS News).

Hôm thứ Năm (15/5 giờ Washington), Thượng viện Hoa Kỳ đã phê chuẩn dự luật yêu cầu chính quyền Tổng thống Trump tăng cường các phản ứng trước cuộc đàn áp của Bắc Kinh đối với người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc, theo Reuters.

Dự luật này được Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio đề xuất, đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với những quan chức Trung Quốc dính líu tới các hoạt động đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các sắc dân theo đạo Hồi khác, bao gồm một quan chức nằm trong Bộ chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Dự luật được Thượng viện thông qua mà không cần bỏ phiếu trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung gia tăng căng thẳng khi Washington liên tục lên án việc Bắc Kinh tìm cách che đậy sự thật về virus Vũ Hán khiến thế giới phải chịu một đại dịch khủng khiếp.

Dự luật này của Thượng viện cũng kêu gọi các thực thể của Hoa Kỳ hoạt động tại khu vực Tân Cương phải đảm bảo chuỗi cung ứng của họ không được “liên quan tới lao động cưỡng bức”. Nói cách khác, họ sẽ không được sử dụng lao động cưỡng bức trong chế tạo sản phẩm.

Bắc Kinh đã hoàn toàn phủ nhận việc giấu dịch, đồng thời chỉ trích động thái thông qua các đạo luật bảo vệ người Duy Ngô Nhĩ của Hoa Kỳ. Chính quyền Trung Quốc nói rằng các hành động này của Mỹ không khác gì các đòn tấn công thâm độc và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới vấn đề đối nội của Bắc Kinh cũng như gây sứt mẻ cho mối quan hệ song phương giữa hai nước.

Chính Quyền Trung Quốc cũng phủ nhận báo cáo của Liên Hiệp Quốc rằng họ đang giam giữ để tẩy não hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ tại các trại tập trung trên khắp Tân Cương, phản pháo rằng người của sắc dân thiểu số này được cử tới đây học tập tại các trung tâm dạy nghề tự nguyện.

Vào tháng 11/2019, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật tương tự, kêu gọi trừng phạt các quan chức cấp cao của chính quyền Trung Quốc chịu trách nhiệm về các cuộc đàn áp ở Tân Cương và chỉ đích danh Bí thư Khu tự trị Tân Cương, Tần Toàn Quốc, là một trong số đó. Ông Trần cũng là thành viên của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các báo cáo về ông Trần cho thấy kể từ khi ông tiếp quản Tân Cương, các chiến dịch đàn áp người Duy Ngô Nhĩ đã trở nên khắc nghiệt hơn.

Dự luật Thượng viện đã chỉ đích danh ông Trần, cũng như cựu phó bí thư Tân Cương, ông Chu Hải Luân, yêu cầu họ chịu trách nhiệm cho các vụ lạm dụng dân chủ và nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ.

Chính quyền Trung Quốc từng tuyên bố sẽ ăn đũa trả đũa với Hoa Kỳ nếu ông Trần bị đưa vào danh sách mục tiêu trừng phạt. Nhưng lần này Đại sứ quán của Trung Quốc tại Mỹ chưa có bình luận nào đối với dự luật này của Thượng viện.

Ông James Risch, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, và Thượng nghị sĩ Dân chủ, ông Bob Menendez, hôm thứ Năm (15/5) nói rằng dự luật của Thượng viện là “một bước tiến quan trọng để chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền khủng khiếp và trên quy mô lớn của chính quyền chuyên chế ở Trung Quốc”.

Những nghị sĩ này cũng kêu gọi Hạ viện sớm thông qua đạo luật của Thượng viện để Tổng thống Trump sớm ký ban hành.

Related posts