Tin thế giới thứ Ba 2/6: Bạo động và hỗn loạn: Nước Mỹ vì sao nên nỗi?

Bạo động và hỗn loạn: Nước Mỹ vì sao nên nỗi?

Tú Anh


Làn sóng căm phẫn chống cảnh sát bạo hành, 5 ngày sau vụ một người Mỹ da đen chết trong lúc bị một cảnh sát viên da trắng bắt giữ. Donald Trump chọn chiến tranh lạnh với Bắc Kinh. Mỹ tái chinh phục không gian với sáng kiến tư nhân là những thời sự nổi bật trên báo chí ngày lễ Ngũ Tuần của đạo Thiên Chúa.

Cội nguồn lửa dậy

Le Monde, qua bài xã luận “Cội nguồn lửa dậy” nêu lên bốn lý do làm cho cơn giận của người Mỹ gốc Phi châu lan ra hàng chục thành phố. Trước hết là bốn cảnh sát da trắng ở Minneapolis uy hiếp một người da đen George Floyd. Lý do thứ hai là sáu năm trước tại New York, cũng xảy ra một vụ tương tự, nạn nhân là Eric Garner, bán thuốc lá trên vỉa hè, cũng nói một câu tương tự trước khi chết “tôi không thở được” cho dù viên cảnh sát trong vụ thứ hai đã bị truy tố. Thứ ba, George Floyd và Eric Garner không phải là những nạn nhân da đen duy nhất khi nhỡ phải “tao ngộ không suôn sẻ ” với cảnh sát tại một nước mà đeo súng là chuyện bình thường còn kỳ thị là chuyện khỏi bàn.

Các bà mẹ da đen dậy con từ tuổi thiếu niên phải ăn mặc, cư xử ra sao để không bị cảnh sát để ý. Thanh niên da đen cũng ý thức là lúc chạy bộ, nếu trùm mũ ni bịt tai, đeo dụng cụ nghe nhạc, không nghe tiếng cảnh sát kêu lại là có thể mất mạng như chơi. Tình trạng bất công này đã quá dài, bám rễ trong tiềm thức người Mỹ da đen.

Nhưng bây giờ phương tiện thông tin thời đại, với video và mạng xã hội, giúp mọi người hay biết nhanh chóng. Các biện pháp cải cách cũng được thi hành, xe cảnh sát có máy quay phim ghi lại các vụ xét hỏi.

Cách tuyển dụng nhân viên an ninh cũng được cải thiện cho công bình giữa các cộng đồng. Người dân Mỹ cũng đã hai lần dồn phiếu cho một ứng cử viên tổng thống da đen, Barack Obama. Nhưng bấy nhiêu tiến bộ đó chưa đủ. Bởi còn một nguyên nhân cơ bản làm lòng căm giận không nguôi:  Đó là tỷ lệ nạn nhân người Mỹ da đen trong đại dịch Covid-19 lên đến 70% so với cộng đồng da trắng, châu Á và châu Mỹ Latinh. Họ bị các bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì…  đồng minh của tử thần mà cốt lõi là “tội nghèo”. Hình ảnh bất công xã hội đập vào mắt. Từ nay, tổng thống Donald Trump không thể không biết.

Lòng căm hờn và quyền lực đường phố

Cũng với tựa “Cái chết của George Floyd làm nước Mỹ bốc lửa”, bài phóng sự dài của  Libération ở Minneapolis cho biết vì sao “lòng căm hờn biến thành hành động” ? Derek Chauvin, viên cảnh sát làm chết George Floyd là người có tiếng hung bạo: 19 năm trong nghề, 17 lần bị kiện nhưng được cấp trên bao che, chỉ bị khiển trách. Lần này, Derek Chauvin có nguy cơ lãnh án 25 năm tù.

Vấn đề là giọt nước đã làm tràn ly như một thanh niên tên Rachael, nhìn cảnh cửa hàng bị tấn công, cướp phá, bốc lửa, bình luận: Chúng tôi đã đi biểu tình từ bao nhiêu năm nay, có thay đổi gì đâu ? Không lẽ im lặng nhìn một cuộc đời tắt lịm ? Nếu không lên tiếng mạnh mẽ, bất công sẽ kéo dài triền miên.

Tại sao khu phố chúng tôi bốc lửa ? Như một lời cảnh báo nhân lễ Ngũ Tuần, một mục sư tên Albert kêu gọi lý trí hai bên da trắng da đen : Anh bị căm thù vì anh trấn áp người ta quá lâu dài mà không có giải pháp hạ nhiệt. Còn các bạn (da đen), hôm nay, các bạn đã nắm được quyền lực. Thế giới đang nhìn các bạn. Giờ đây tất cả tùy thuộc vào cách mà các bạn sử dụng quyền lực này.

Nga hậu thuẫn Trung Quốc toàn diện hậu Chiến tranh Lạnh

Cuộc chạy đua vũ trang giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh tăng lên khi hai cường quốc đua nhau đưa người lên mặt trăng. Sau khi Liên Xô tan rã, do suy thoái kinh tế và thiếu vốn, chương trình hàng không vũ trụ của Nga đã lụi tàn dần khi công nghệ và tài năng tụt dốc. Hoa Kỳ cũng giảm tải các chương trình không gian do thiếu đối thủ cạnh tranh mạnh làm động lực phát triển. 

Ngược lại, ĐCSTQ đã đầu tư mạnh tay vào chương trình không gian với nguồn vốn tích lũy mạnh mẽ sau những cải cách kinh tế vào những năm 1980, đặc biệt trong việc phóng các vệ tinh và tên lửa đẩy. Tuy nhiên, vẫn còn một khoảng trống lớn cần lấp đầy trong mảng công nghệ hàng không của Trung Quốc. ĐCSTQ biết rằng sẽ không thể hợp tác với Hoa Kỳ, vì vậy nó đã chuyển sang Nga nhờ hỗ trợ kỹ thuật và đổi lấy lợi ích kinh tế.

 Ngày 1/11/2017, Trung Quốc và Nga đã đồng ý hợp tác về 6 công nghệ liên quan đến không gian trong giai đoạn 2018 – 2022. Thỏa thuận này là một trong khoảng 20 thỏa thuận được ký kết bởi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev tại Bắc Kinh tại cuộc họp thường kỳ lần thứ 22 giữa nguyên thủ hai nước. 

Theo thông cáo báo chí từ cơ quan vũ trụ Roscosmos, 6 lĩnh vực hợp tác là mặt trăng, không gian sâu, phát triển tàu vũ trụ, điện tử không gian, dữ liệu viễn thám trái đất và giám sát mảnh vỡ không gian.

Hãng thông tấn nhà nước Nga Sputnik dẫn lời ông Rogozin cho biết “sự hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ vận tải vũ trụ có thể là dùng tên lửa đẩy của Nga để phóng tàu vũ trụ Trung Quốc, từ đó triển khai nhóm đa vệ tinh của Trung Quốc, cũng như việc bán động cơ tên lửa cho Trung Quốc. Về phía Trung Quốc, họ sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn cung cấp vi điện tử mà chúng ta cần”.

 Điều hướng vệ tinh cũng là một lĩnh vực hợp tác tiềm năng, khi Trung Quốc dự kiến hoàn thành Hệ thống vệ tinh dẫn đường BeiDou vào năm tới, và Nga sẽ tung ra hệ thống định vị vệ tinh không gian GLONASS.

Sergei Anatolyevich Gavrilov là phó chủ tịch hạ viện Nga – cơ quan lập pháp của Nga – đại diện cho Đảng Cộng sản Nga. Theo Nhân Dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, ông Gavrilov từng tuyên bố sự hợp tác với Trung Quốc trong các chương trình không gian sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Nga.

Đối với chính quyền Trung Quốc, sự hợp tác với Nga sẽ thúc đẩy các tiến bộ kỹ thuật của Trung Quốc, cho phép nước này có khả năng vượt mặt Mỹ trong lĩnh vực điều hướng vệ tinh và gây ảnh hưởng trên toàn thế giới.

Ngày 29/11/2017, Nga đã ký kết một thỏa thuận với Trung Quốc để bảo vệ các công nghệ mật dùng trong các hoạt động không gian, ký ngày 25/6/2016 tại Bắc Kinh trong chuyến thăm chính thức của ông Putin đến Trung Quốc.

Nhiều sự hợp tác cũng đã diễn ra giữa các viện nghiên cứu và trường đại học của Nga và Trung Quốc. Năm 2017, Trường đại học hàng không Thượng Hải và Đại học Hàng không Moscow đã khởi xướng một chương trình giáo dục chung.

Đại học Hàng không Vũ trụ Samara cũng đã hợp tác với Đại học Hàng không và Vũ trụ Nam Kinh, để tiến hành trao đổi học thuật tại Viện Động cơ và Kỹ thuật Nhà máy Điện trực thuộc ĐH Samara.

 Ngày 3/3/2018, Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Nga Roscosmos và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực thám hiểm mặt trăng và không gian sâu, đồng thời thành lập một trung tâm dữ liệu về các dự án mặt trăng.

Tại triển lãm hàng không và vũ trụ quốc tế Salon 2019 (2019 International Aviation and Space Salon) được tổ chức từ ngày 27/8 đến ngày 1/9 tại Zhukovsky, một thị trấn nhỏ gần Moscow, Trung Quốc đã trình diễn máy bay không người lái, tàu vũ trụ và máy bay đổ bộ được phát triển trong nước. Trung Quốc là quốc gia đối tác tại sự kiện năm đó.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã, Alexander Zheleznyakov, thành viên Viện Vũ trụ Nga Tsiolkovsky cho biết ông rất ấn tượng trước lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc trong thị trường bệ phóng thương mại quốc tế và lợi thế kỹ thuật của tên lửa Trung Quốc.

Hệ thống định vị vệ tinh được biết đến có nhiều ứng dụng cho liên lạc, quân sự và điều hướng. Hoa Kỳ đã phát triển hệ thống định vị toàn cầu (GPS) được sử dụng trong các hoạt động chiến đấu quy mô lớn như Chiến tranh vùng Vịnh. Tương tự như vậy, GLONASS là hệ thống định vị toàn cầu của Nga. BeiDou của Trung Quốc  sẽ là hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu thứ tư được kiến tạo, theo sau GPS của Mỹ, GLONASS của Nga và Galileo của Liên minh châu Âu.

Thông qua sự hợp tác với Nga, Trung Quốc đã phát triển hệ thống định vị, điều hướng và tính toán thời gian tiên tiến của riêng mình, được gọi là PNT, cho hệ thống định vị BeiDou. Trung Quốc có kế hoạch mở rộng BeiDou để phục vụ mục đích quân sự. Giờ đây, hệ thống BeiDou đã chuyển sang giai đoạn phát triển thứ ba, sẽ bao hàm các vệ tinh quỹ đạo tầm trung, ba vệ tinh địa tĩnh và ba quỹ đạo địa không đồng bộ nghiêng. Hệ thống hiện có 33 vệ tinh trên quỹ đạo; kế hoạch là hoàn thiện chương trình vào năm 2020 với tổng cộng 35 vệ tinh trên quỹ đạo.

Trung Quốc đang tiếp thị BeiDou tới các quốc gia tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI ) kèm các ưu đãi.

Thông qua sáng kiến này, Bắc Kinh sẽ đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng của các nước, đồng thời xây dựng sức ảnh hưởng địa chính trị của mình.

 Theo trang Spaceflight Now, khi hệ thống hoàn thành, BeiDou sẽ có 8 vệ tinh trên quỹ đạo địa không đồng bộ, trở thành quốc gia duy nhất làm được điều này.

Một báo cáo năm 2017 của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Trung-Mỹ đã nêu chi tiết các hệ lụy và rủi ro đi kèm hệ thống BeiDou đối với mạng GPS của Hoa Kỳ. Theo báo cáo “BeiDou có thể tiềm ẩn rủi ro bảo mật khi cho phép chính phủ Trung Quốc theo dõi người dùng trong hệ thống bằng cách triển khai phần mềm độc hại truyền qua tín hiệu điều hướng hoặc chức năng nhắn tin (thông qua một kênh liên lạc vệ tinh) một khi công nghệ này được áp dụng đại trà”.

Không có nghi ngờ gì khi sự phát triển và tiến bộ nhanh chóng của các chương trình và dự án hàng không vũ trụ của Trung Quốc là nhờ sự hậu thuẫn của các chuyên gia và viện nghiên cứu của Nga. Liệu chúng ta có thể nói rằng yếu tố thực sự đằng sau sự bùng phát dịch virus trong nhóm các chuyên gia hàng không vũ trụ Nga là cơ quan không gian này có mối quan hệ gắn kết về chính trị và kinh tế với ĐCSTQ?

Yang Ning – tác giả bài viết này – là một cộng tác viên từ Trung Quốc đại lục. Anh/cô ấy đã sử dụng bút danh để bảo vệ danh tính của mình, nhằm tránh khả năng bị truy dấu và hứng chịu bức hại từ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Washington, Luân Đôn chọn chiến tranh lạnh với Bắc Kinh

Trang chính trị quốc tế, Le Monde và Le Figaro cùng một ý: Donald Trump chọn chiến tranh lạnh với Bắc Kinh.

Le Monde lưu ý hai quyết định: thu hồi các quy chế ưu đãi đối với Hồng Kông và chấm dứt quan hệ với Tổ Chức Y Tế Thế Giới, bị tố thiên vị Trung Quốc.

Le Figaro nói rõ hơn: Donald Trump thực hiện lời đe dọa, rút quy chế ưu đãi thương mại của Hồng Kông, chấm dứt mối quan hệ đặc biệt vì Bắc Kinh không giữ lời cam kết tôn trọng quy chế “một quốc gia hai chế độ”.

Trong chiều hướng này, Anh Quốc cũng có một cử chỉ hỗ trợ dân Hồng Kông, đặc biệt là những người sinh trước  năm 1997, trước khi Luân đôn trao trả nhượng địa cho Hoa lục. Theo dự kiến sẽ có 2,9 triệu người sẽ được cấp thông hành BNO (công dân hải ngoại): được giấy cư trú một năm tại Anh và quyền xin quốc tịch.

Hoa Vi, cũng nằm trong tầm nhắm của Luân Đôn, có thể sẽ không được thị phần trang bị mạng lưới điện thoại đi động tại Liên Hiệp Anh, theo nhận định của Le Monde.

Nhật báo thiên tả Libération cho là Anh Quốc quyết liệt hơn so với thái độ đã cứng rắn của Mỹ, Canada, Úc và New Zealand.

Covid-19 và các nhà khoa học được thần thánh hóa

Đại dịch Covid-19 là phần thông tin chính của Libération. Với tựa trên trang nhất “các nhà bác học mù mờ” theo nghĩa “cố tình”, nhật báo thiên tả công kích thái độ tiền hậu bất nhất của các chuyên gia y tế, dịch tễ, siêu vi.. trong những tháng qua: Cứ mời hai ba ông lên một chương trình TV là sẽ nghe ba bốn loại lý thuyết chỏi nhau mà người nào cũng cho mình đúng.

Hydroxychloroquine, khẩu trang  … hôm nay được cho là vô ích, ngày mai bảo là rất cần thiết. Hậu quả là công luận ngán tới cổ trước các luận điểm “khoa học” mà họ dự đoán là sẽ được cải chính vài hôm sau đó… bằng thống kê khoa học.

Lỗi tại ai? Theo Libération, không nên trách các nhà khoa học. Nghe họ tranh luận rất bổ ích vì họ có phương pháp trình bày. Vấn đề cần phải cảnh giác là nhiều nhà khoa học của chúng ta bị chính trị hóa hay được thần thánh hóa.

Trung Quốc chuyển nhà máy sang châu Phi; Nga cấp phép cho thuốc kháng Covid-19

image
Một nhà máy Trung Quốc ở Kenya Trung Quốc chuyển nhà máy sang châu Phi

Tờ SCMP ngày 1/6 cho hay, lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đang có dấu hiệu tăng trưởng trên khắp châu Phi khi các nhà máy Trung Quốc được thành lập ở lục địa này nhằm khai thác nguồn lao động giá rẻ và nguyên liệu dồi dào nơi đây.

Giới đầu tư Trung Quốc đang cấp vốn xây dựng các khu công nghiệp và khu thương mại tự do để sản xuất hàng hóa thuộc diện không được phép nhập khẩu từ Trung Quốc. Những sản phẩm này bao gồm giày dép, quần áo, sợi thủy tinh, vật liệu xây dựng, đồ điện tử, sản phẩm thép và thực phẩm, và từ châu Phi, chúng sẽ tìm đường vào Âu, Mỹ.

7 cựu Ngoại trưởng Anh kêu gọi London đi đầu trong ứng phó khủng hoảng Hồng Kông

image.jpeg

7 cựu Ngoại trưởng Anh viết thư kêu gọi London dẫn dắt phản ứng quốc tế đối với việc Bắc Kinh áp luật an ninh cho Hồng Kông, tờ The Guardian ngày 1/6 đưa tin.

3 cựu Ngoại trưởng thuộc đảng Bảo thủ Anh gồm William Hague, Malcolm Rifkind và Jeremy Hunt cùng 4 cựu Ngoại trưởng thuộc Công đảng Anh là David Miliband, Margaret Beckett, Jack Straw và Jeremy Hunt đã viết thư cho Ngoại trưởng Dominic Raab. Trong thư có đoạn:

“Khi nói đến quyền tự trị của Hồng Kông dưới mô hình ‘Một quốc gia, Hai chế độ’, nhiều đối tác quốc tế của chúng ta tiếp tục hành động theo gương chính phủ Anh. Tôi chắc chắn ông sẽ đồng ý rằng, với tư cách là một bên ký kết tuyên bố chung Trung – Anh, Vương quốc Anh phải là phía dẫn đầu và điều phối các phản ứng quốc tế đối với cuộc khủng hoảng này và đảm bảo tính toàn vẹn của thỏa thuận được ký kết tại Liên Hợp Quốc năm 1985 và mô hình ‘Một quốc gia, Hai chế độ’”.

Các cựu ngoại trưởng Anh muốn London thành lập một tổ chức liên lạc quốc tế để giải quyết cuộc khủng hoảng Hồng Kông, tương tự mô hình nhóm liên lạc được thành lập trong cuộc khủng hoảng Balkans vào những năm 1990.

7 cựu ngoại trưởng Anh nói rằng London tiếp tục có nghĩa vụ đạo đức và pháp lý đối với người dân Hồng Kông, bất chấp bác bỏ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Tờ The Guardian bình luận, bức thư từ các cựu Ngoại trưởng cho thấy phản ứng mạnh mẽ hơn của vương quốc Anh đối với luật an ninh Bắc Kinh.

Trước đó, hôm 28/5, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab thông báo người Hồng Kông có hộ chiếu hải ngoại (BNO) có thể nhập quốc tịch Anh nếu Trung Quốc thi hành luật an ninh quốc gia tại đặc khu. Ông cũng kêu gọi Trung Quốc “không bước tới bờ vực và sống với trách nhiệm của một thành viên hàng đầu trong cộng đồng quốc tế”.

Hôm 31/5, ông Raab cho biết Anh sẽ giữ vững trách nhiệm đối với Hồng Kông. “Nếu Trung Quốc kiên quyết áp dụng luật an ninh quốc gia mới này … chúng tôi sẽ trao cho những người giữ hộ chiếu BNO (hộ chiếu hải ngoại Anh) quyền đến Vương quốc Anh”, ông Raab nói với tờ BBC.

Trung Quốc tuyên bố sẽ trả miếng với Mỹ

Theo Bloomberg, Trung Quốc hôm thứ Hai (1/6) tuyên bố những nỗ lực của Mỹ gây tổn hại tới lợi ích của Trung Quốc sẽ được đáp ứng bằng các biện pháp kiên quyết, chỉ trích quyết định của Washington về việc chấm dứt đối xử đặc biệt với Hồng Kông cũng như các hành động chống lại sinh viên và các công ty Trung Quốc.

Trong một diễn biến mới nhất, Trung Quốc đã yêu cầu các công ty nhà nước ngừng mua đậu nành và thịt lợn từ Mỹ, Reuters dẫn hai nguồn thạo tin cho biết chiều ngày 1/6 (giờ Việt Nam), sau khi Washington tuyên bố sẽ loại bỏ sự đối xử đặc biệt của Hoa Kỳ dành cho Hồng Kông để trừng phạt Bắc Kinh.

OPEC, Nga thảo luận kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu

OPEC và Nga đang gần tiến đến một thỏa hiệp về việc mở rộng thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu hiện tại và đang thương thảo gia hạn các giới hạn nguồn cung trong 1 đến 2 tháng, ba nguồn tin OPEC+ cho biết với Reuters hôm thứ Hai (1/6).

OPEC+ hồi tháng 4 đã quyết định cắt giảm sản lượng kỷ lục 9,7 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương khoảng 10% sản lượng toàn cầu nhằm nâng mức giá đã sụt giảm do liên quan tới các biện pháp đóng cửa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch virus.

Vũ Hán không phát hiện thêm ca nhiễm Covid-19 ‘không triệu chứng’

Chính quyền Vũ Hán cho biết họ không phát hiện thêm trường hợp mới nào của các ca “lây truyền thầm lặng” sau 2 tháng xét nghiệm toàn bộ 11 triệu dân. Tờ Bloomberg ngày 1/6 dẫn nguồn Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán cho biết, trong 60.000 người được xét nghiệm hôm 31/5, không tìm thấy trường hợp lây nhiễm “không triệu chứng”, hai tuần qua, họ đã phát hiện được khoảng 200 trường hợp “không triệu chứng”.

Iran tuyên bố sẵn sàng cấp thêm nhiên liệu cho Venezuela

Iran tuyên bố sẽ tiếp tục vận chuyển nhiên liệu tới Venezuela nếu Caracas yêu cầu thêm nguồn cung, bất chấp những chỉ trích từ Hoa Kỳ về thương mại giữa hai quốc gia đều chịu lệnh trừng phạt của Mỹ, theo trang tin Aljazeera ngày 1/6.

Tàu dầu dầu tiên trong số 5 tàu dầu của Iran đã tới Venezuela vào tuần trước để giúp quốc gia dầu mỏ một thời giảm bớt tình trạng khan hiếm nhiên liệu, và tàu này không gặp bất cứ dấu hiệu can thiệp nào của quân đội Mỹ.

266 người Iran di cư trái phép bị chặn lại ở Eo biển Manche

Trang thenational.ae ngày 1/6 thông tin, 266 người Iran trong số 463 người di cư bị chặn lại khi cố gắng tới Anh Quốc từ bên kia Eo biển Manche (English Channel) trong 3 tháng đầu năm nay, theo các dữ liệu của chính phủ. Trong số những người bị chặn lại này còn có 119 người Iraq, 47 người Syria và 13 di dân từ Afghanistan.

Cái chết của người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga hé lộ mối liên hệ với Trung Quốc

image.jpeg
Ông Yevgeny Mikrin – người đứng đầu chương trình đưa người vào vũ trụ của Nga

Năm nay, Covid-19 đã lan truyền nhanh chóng trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nỗ lực che giấu tình hình dịch bệnh thực tế ở Trung Quốc đại lục, gây ra những tổn thất khôn lường cho thế giới.

Cho đến nay, Covid-19 đã lan rộng ra hầu hết các quốc gia, với hơn 5 triệu người nhiễm và gần 330.000 ca tử vong do căn bệnh này – nếu chúng ta tin vào số liệu ca tử vong chính thức của Trung Quốc: 4.642. Trên thực tế, nhiều người Trung Quốc tin rằng con số thực tế ít nhất cao gấp 10 lần con số này.

Đối mặt với sự mất mát to lớn về người và của, chính phủ và người dân các nước cần khẩn trương nhận thức rõ mối liên hệ giữa bệnh dịch và ĐCSTQ, và những gì mỗi cá nhân và quốc gia nên làm để đẩy lùi dịch bệnh và tự cứu lấy chính mình.

Lịch sử đen tối của ĐCSTQ là sự đan xen giữa chiến tranh, nạn đói nhân tạo, bệnh dịch và những cái chết oan, thấm đẫm máu và nước mắt của người dân đại lục. 

Trong 70 năm cầm quyền, ĐCSTQ đã sát hại khoảng 80 triệu người dân Trung Quốc. Nó đã phá hủy văn hóa và đạo đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa. Trong 30 năm trở lại đây, từ vụ thảm sát các sinh viên ủng hộ dân chủ năm 1989 tại Thiên An Môn, cho đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu từ năm 1999 và hiện vẫn đang tiếp diễn, việc đàn áp và đánh lừa người dân Trung Quốc đã mang đến món nợ khổng lồ cho ĐCSTQ, cũng như những người ở phần còn lại của thế giới đã mở đường cho nó hoặc đồng lõa với nó bằng cách nhắm mắt làm ngơ.

Trong gần 40 năm, ĐCSTQ đã sử dụng toàn cầu hóa và lợi ích kinh tế để đưa các quốc gia khác nằm dưới sự ảnh hưởng của ĐCSTQ. Sự xâm nhập của ĐCSTQ vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc, đi sâu vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục. Ví dụ về các hoạt động gây ảnh hưởng của ĐCSTQ bao gồm các chương trình của Viện Khổng Tử, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) hay gã khổng lồ viễn thông Huawei. Bằng cách đánh lừa người dân và chính phủ các nước trong hệ thống lợi ích kinh tế của mình, ĐCSTQ khiến họ lâu ngày thành quen với hệ tư tưởng vô thần luận, đồng thời dung túng cho sự cai trị chuyên chế của nó và đi ngược lại các giá trị truyền thống và tâm linh. 

Bất hạnh chắc chắn sẽ xảy đến với những quốc gia, khu vực và tổ chức nào qua lại mật thiết, tăng cường quan hệ và ủng hộ ĐCSTQ. Con đường lan truyền của Covid-19 ra khắp thế giới thường nối gót các quốc gia, thành phố, tổ chức, thậm chí những cá nhân có liên hệ mật thiết đến ĐCSTQ.

Ngành hàng không và vũ trụ Nga bị tàn phá nặng nề bởi Covid-19

Người đứng đầu chương trình đưa người vào vũ trụ của Nga, ông Yevgeny Mikrin, vừa qua đời ở tuổi 65 sau khi nhiễm Covid-19, theo thông cáo của cơ quan vũ trụ quốc gia Roscosmos hôm 5/5. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi lời chia buồn tới gia đình và bạn bè ông.

Từ năm 1981, ông Mikrin đã làm việc cho Energia, hãng hàng không vũ trụ lớn nhất của Nga, giúp phát triển hệ thống điều khiển tàu vũ trụ chở người và chở hàng, tổ hợp không gian đa mô hình và tàu vũ trụ tự động. Cái chết của ông là một mất mát đáng kể cho ngành công nghiệp vũ trụ và tên lửa Nga.

Dmitry Rogozin, tổng giám đốc hãng hàng không vũ trụ quốc gia Nga Roscosmos, hôm 1/5 đã viết trên Twitter rằng:

“Dữ liệu về các nhân viên ngành vũ trụ và tên lửa bị nhiễm virus corona chủng mới (2019-nCoV) tính đến 20:00 ngày 30/4/2020 

Nga: Số ca nhiễm – 173, Hồi phục – 16, Tử vong – 6”.

Toàn nước Nga có 362.342 trường hợp nhiễm Covid-19, với 3.807 trường hợp tử vong tính đến ngày 26/5, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins. Do đó nếu xét theo tỷ lệ, thì số ca nhiễm và tử vong của các nhân viên ngành vũ trụ và tên lửa Nga là rất lớn.

Tại sao có quá nhiều ca nhiễm Covid-19 trong ngành công nghiệp vũ trụ và tên lửa Nga? Là vì các quốc gia, khu vực và tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid – 19. Vậy rốt cục mối liên hệ giữa ngành vũ trụ và tên lửa Nga và ĐCSTQ là gì?

Related posts