Tin nước sáng thứ Hai 15/6

Vẫn thua dù bị bồi thẩm đón “ra án nhanh để về đi chơi”

Melissa Jade Higgins
Melissa Higgins

Can phạm Melissa Jade Higgins đã thất bại, không được xóa bản án 7 năm tù vì tội lừa đảo chính phủ liên bang của mình, cho dù cô đưa ra thông tin cho thấy phiên tòa xử án cô diễn ra một cách rất hời hợt.

Năm 2017 can phạm này bị Tòa Trung thẩm NSW trừng phạt bản án 7 năm tù vì tội án gian lận $3.6 triệu trợ cấp giữ trẻ, trong đó thời hạn thọ án tối thiểu là 4 năm, tức có thể xin ân xá vào tháng Năm năm 2021.

Can phạm này năm nay 31 tuổi, can tội lừa đảo khi tham gia quản trị nhà trẻ Aussie Giggles của gia đình mình tại thị trấn ở biên giới giữa hai tiểu bang Victoria và NSW. Theo cáo trạng thì từ tháng 9 năm 2013 đến tháng Ba năm 2015, cô đã khai khống số trẻ em được gởi cho trung tâm giữ trẻ để lấy tiền trợ cấp “Special Child Care Subsidies (SCCB)”. Không chỉ khai khống, cô còn tính phí đến mức cực kỳ phi lý: tính chi phí giữ trẻ SCCB là $180 một giờ, tức cha mẹ có con gởi ở đây phải tốn $9000 một tuần, trong đó phần lớn được chính phủ tài trợ.

Trò làm ăn này chấm dứt vào tháng Ba năm 2015 khi cô bị Cảnh sát liên bang bắt và bị tòa ra lệnh phong tỏa trương mục ngân hàng, đồng thời ra lệnh tịch thu tài sản trị giá $2,250,000 cùng chiếc xe hơi $90,000.

Trong phiên xử cuối năm 2016, cô kêu nài mình vô tội, viện lý do tâm lý, do căng thẳng và hội chứng “lo âu cực độ” (extremely severe anxiety) và kêu gọi tòa không nên bỏ tù mình. Ra tòa làm chứng, mẹ cô cho biết từ ngày bị kết tội, con gái bà đã bị xuống tinh thần và bà sợ rằng con gái mình sẽ tự hại mình. Tuy nhiên Công tố viên bác bỏ, cho rằng tòa chẳng thể nào tin vào lời làm chứng “mẹ bênh con” này.

Năm ngoái cô kháng án, cho rằng hình phạt kể trên quá nặng trong khi cô bị xét xử một cách bất công, tuy nhiên nỗ lực này đã bị thất bại với phán quyết công bố cuối tuần qua (12.6.2020).

Đơn kháng án viện dẫn biên bản của bồi thẩm đoàn do một người giấu mặt gởi đến, cho thấy cảnh nghị án của bồi thẩm đoàn rất qua loa.

Biên bản cho thấy trong suốt phiên tòa, một thành viên bồi thẩm đoàn liên tiếp cáu nhàu về việc phải hoãn kế hoạch du lịch Darwin tiện thể thăm con của mình, than thở là tòa xử sao lâu quá, không làm nhanh nhanh để cho cô lỡ chuyến đi!

Trong quá trình nghị án của bồi thẩm đoàn, nhiều thành viên đã tỏ ra bực dọc, trong đó có một phụ nữ — không nói rõ có phải phụ nữ “lỡ chuyến đi nói trên hay không, nổi giận bỏ ra ngoài.

Trong quá trình nghị án họ đã cãi nhau, có người khóc, có một số tuyên bố bản án không có sự đồng thuận và một số thành viên muốn “xử cho rồi”,

Cô cho rằng mình đã không được xét xử công bằng và do đó phải hủy bỏ bản án sơ thẩm.

Tuy nhiên Tòa Tái thẩm án hình sự NSW (NSW Court of Criminal Appeal) bác bỏ lý lẽ này,

Tử tù Úc tại Trung Quốc là một tài tử truyền hình

Victorian man Karm Gilespie has been sentenced to death in China for drug trafficking. Picture: FacebookÔng Karm Gilespie, công dân Úc đã bị Trung Quốc xử án tử hình ngày 10.6.2020 với tội buôn bán ma túy vốn là một tài tử truyền hình và kịch trường, sống tại Melbourne, đã từng tham gia phim tập Bule Heeler.

Tử tù này năm nay 56 tuổi, đã có vợ con, ngoài nghề diễn xuất còn tham gia diễn thuyết và kinh doanh, lớn lên tại vùng Bradvale thuộc vùng sa mạc phía Tây của Victoria.

Như đã thông tin, ông Karm Gilespie bị bắt tại Phi trường Quảng Châu vào tháng 12 năm 2013 với cáo buộc mang theo 7.5 kg methamphetamine trong hành lý,

Đa số bạn bè và thân nhân của ông tại Melbourn đều bị sốc trước tinh này và có người cho rằng ông ta bị gài bẫy.

Gilespie bỏ học sớm để học nghè đóng caravans ở Ballarat và mơ làm cầu thủ AFL, tuy nhi6 một tai nạn xe hơi khiến ông gác giấc mơ này lại và theo đuổ nghề diễn xuất, tối nghiệp khoa kịch trường tại đại học Deakin vớ bằng cử nhân kịch nghệ, vũ đạo, Anh ngữ và truyền thông, từng tham gia trong các phim The Man from Snowy River và Blue Heelers.

Đầu thập niên 2000s, Gilespie chuyển sang nghề tài chính và địa ốc đồng thời đi khắp Úc, New Zealand và các nước Á châu diễn thuyết về cách làm giàu tại Úc.

Những hành vi quá khích của người ủng hộ biểu tình

Lên tiếng ngày 14/6/2020 Thủ tướng Scott đã gay gắt chỉ trích hành động “đáng thất vọng” của một số người biểu tình là sau khi tượng các nhân vật nổi tiếng của bị bôi bẩn và viết bậy. Theo ông Morrison cho rằng hành vi này nhằm gây sự chú ý, gây chia rẽ và xúc phạm trong khi cả đất nước đang nỗ lực khôi phục cuộc sống và việc làm sau đại dịch Covid-19.

Ông cho biết sẽ truy tố các đối tượng đã có hành vi xâm hại tượng đài các nhân vật nổi tiếng của nước này.

Cùng ngày Cảnh NSW đã bắt giữ 2 phụ nữ 27 và 28 tuổi sau khi những người này xitt sơn lên bức tượng Thuyền trưởng Cook đặt tại Công viên Hyde Park ở trung tâm Sydney vào sáng sớm. Hai phụ nữ này đã được đưa về đồn cảnh sát để thẩm vấn và dự kiến sẽ bị buộc tội phá hoại tài sản công.

Tại bang Victoria, cảnh sát cũng đang điều tra hành vi phá hoại tài sản sau khi các bức tượng của cựu Thủ tướng Tony Abbott và John Howard tại Balarat bị phun sơn đỏ và cảnh sát tin rằng hành vi phá hoại này diễn ra từ giữa khuya cho đến 2.15 sáng 13.6.2020. Tượng ông Abbott bị viết các từ diễn tả ông ta là “đồ con heo” còn ông Howard thì bị diễn tả là kẻ “thù ghét người đồng tính”.

Đây là hai trong 28 bức tượng thủ tướng Úc tại Botanical Garden của Hội đồng thành phố Ballarrat, được dựng với giá $30,000 mỗi bức. Toàn bộ thủ tướng Úc đều được dựng, trừ hai ông Malcolm Turnbull và Scott Morrison hiện còn đang chờ.

Trong khi đó ngày 12.3.6.2020 Cảnh sát Tây Úc đã bắt một nghi can 30 tuổi bị bắt giữ vì dùng sơn bon bẩn tượng Thuyền trưởng James Cook vào ngày hôm. Nghi can này đã phun sơn đỏ lên cổ và tay bức tượng, đồng thời vẽ một lá cờ thổ dân lên chân đế của bức tượng.

Related posts