Kế hoạch tạo 66,000 việc làm
Ngày 15/6/2020 Thủ tướng Scott Morrison đã công bố sẽ công bố kế tạo 66,000 việc làm với kinh phí $72 tỷ cho các dự án phát triển hạ tầng.
Phát biểu tại Câu lạc bộ báo chí Quốc gia nhân hội nghị Ủy ban Phát triển Kinh tế Úc (Committee for Economic Development of Australia: CEDA), ông Morrison cho biết số tiền mà chính phủ cam kết hỗ trợ nói trên sẽ được giải ngân ngay lập tức, tập trung vào các dự án quy mô nhỏ được các chính phủ tiểu bang xác định là cần ưu tiên thực hiện.
Trong đó, $1 tỷ AUD (700 triệu USD) sẽ được phân bổ cho các dự án ưu tiên đã lên kế hoạch và $500 triệu AUD (350 triệu USD) còn lại là dành cho các công trình an toàn đường bộ.
Ngoài ra, 15 dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên quy mô lớn sẽ được triển khai rút gọn thời gian xử lý hành chính, giảm tải quy định, nhằm sớm hoàn thành phê duyệt, đặc biệt là về vấn đề môi trường, để dự án có thể nhanh chóng đi vào thực tiễn.
Ông Morrison nói các dự án này có tổng giá trị là $72 tỷ với sự phối hợp giữa chính phủ liên bang, các chính quyền tiểu bang và doanh nghiệp tư nhân, dự kiến tạo ra hơn 66000 việc làm trực tiếp và gián tiếp.
Ông Morrison khẳng định ưu tiên số 1 của chính phủ lúc này là đưa người dân trở lại làm việc và doanh nghiệp khôi phục sản xuất. Các chính sách kinh tế vĩ mô, trong thời điểm hiện tại, sẽ tập trung vào tăng năng suất, quản lý môi trường thông qua các biện pháp “chăm sóc đất nước” và “duy trì định hướng thương mại hướng ngoại, cởi mở và có chủ quyền “.
Việc lựa chọn ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các dự án đường bộ này được cho là thực hiện theo cố vấn của Ngân hàng Quốc gia (RBA) từ trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, với việc Thống đốc RBA Philip Lowe đã lên tiếng kêu gọi Canberra nên chọn chi tiêu vào cơ sở hạ tầng đề kích thích nền kinh tế.
Số liệu thống kê của Bộ Kinh tế thấy dịch COVID-19 đã lấy mất hơn $100 tỷ từ các hoạt động kinh tế quốc gia. Dự báo là đến quý III/2020, tỷ lệ thất nghiệp sẽ đạt đỉnh 8%, mức cao nhất trong vòng hai thập niên gần đây.
Drew Pavlou kiện Đại học Queensland đòi bồi thường $3.5 triệu
Sinh viên Drew Pavlou đã nộp đơn kiện Đại học Queensland cùng cá nhân viện trưởng danh dự và viện trưởng, đòi bồi thường $3.5 triệu vì đã có hành vi xâm phạm hợp đồng. Đơn kiện đã được nộp lên Tòa Thượng thẩm Queensland ngày 11.6.2020.
Như VL đã thông tin, hiện Pavlou đang khiếu nại quyết định đuổi học hai năm mà Đại học Queensland (UQ) công bố vào cuối tháng qua (29.5.2020) với sự trợ giúp pháp lý hoàn toàn miễn phí của Trạng sư Tony Morris (QC). Pavlou, 21 tuổi, sinh viên ngành triết học – văn chương và lịch sử, đang được xem là sinh viên bậc cử nhân nổi tiếng nhất thế giới. Mâu thuẫn giữa sinh viên này với đại học UQ nảy sinh khi anh dấn thân hoạt động chống lại hành vi bá quyền của chính quyền Trung Quốc, đối chọi với thái độ và hành xử du côn của sinh viên Trung Quốc tại UQ, phản đối quan hệ cá nhân giữa viện trưởng UQ với nhà nước cộng sản Trung Quốc.
Trong khi đó thì ban giám hiệu đại học này lại có lập trường thân Trung Quốc khi những sinh viên Trung Quốc này mang lại đến 20% nguồn thu nhập của trường. Quyết định kỷ luật hai năm nói trên lại trùng với nhiệm kỳ đại diện sinh viên mà Palvou đã đắc cử vào tháng 11 năm ngoái, và từ đó đến này đã sử dụng vị thế này để chỉ trính lề lối quản trị và “ngoại giao” của UQ!
Quyết định đuổi học trên đã gây nên sự chỉ trích dữ dội của chính giới, từ Đảng Xanh, đảng One Nation, tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch), các lãnh tụ của phong trào độc lập tại Hồng Công, các nghị sĩ Tự Do và Lao Động.
Hiện đã có trên 40,000 người ký vào thỉnh nguyện thư ủng hộ sinh viên Pavlou.
Hồ sơ kháng án bác bỏ các cáo buộc của UQ là “ngụy tạo một cách lộ liễu” (obviously fabricated) và “bới lông tìm vết để kết tội” (scrounging up every bit of filth which could possibly be thrown at him), và quá trình xem xét kỷ luật của UQ chỉ là một thứ “tòa án kangaroo”.
Hồ sơ kỷ luật cho biết những trao đổi và bình phẩm của Pavloy trên mạng xã hội đã khiến sinh viên ẩn danh trên phải bỏ học. Tuy nhiên trạng sư Morris đã dẫn ra những mâu thuẫn vô lý trong điểm mốc thời gian giữa những tin nhắn và trao đổi với sinh viên kia, cho thấy rằng những cáo buộc đưa ra là điều “không thể xảy ra”.
Lập luận của Trạng sư Morris cũng dựa trên thông cáo báo chí mà Viện trưởng danh dự (Chancellor) Peter Varghese đưa ra sau khi ban kỷ luật công bố quyết định, nội dung bày tỏ những “quan tâm” của ông ta với quyết định kỷ luật cũng như nhấn mạnh rằng ông ta và Viện trưởng (Vice-Chancellor) Peter Hoj không hề tham gia vào tiến trình kỷ luật!
Như VL đã thông tin, cuối năm ngoái Pavlou đã kiện Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Brisbane là ông Hứa Giới (Xu Jie) ra toà với cáo buộc là “gây nguy hiểm cho tính mạng” của mình. Mà ông Hứa Giới này thì lại được Đại học Queensland nâng niu, ve vuốt, phong cho danh vị “Giáo sư thỉnh giảng” (adjunct professor).
Hành vị ve vãn Trung Quốc của Đại học Queensland này cũng bị sinh viên Pavlou chống đối, đòi phải tước bỏ danh vị trên của ông này.
Riêng vụ kiện của Pavlou thì liên quan đến thông báo trang web của Toà lãnh sự Trung Quốc tại Brisbane, nội dụng đưa tên Pavlou vào danh sách đen, diễn tả anh là một “thành phần ly khai chống Trung Quốc” (anti-Chinese separatist).