Tin nước Úc sáng thứ Bảy 20/6

Trung Quốc dùng tin tặc trả thù Úc

A map of China is seen through a magnifying glass on a computer screen showing binary digits in Singapore

Dù không xác nhận, Thủ tướng Scott Morrison cũng không phủ nhận thông tin trên báo chí, theo đó chính Trung Quốc là thủ phạm của hàng loạt vụ tấn công tin tặc vào hệ thống mạn của các cơ quan chính quyền và chính đảng tại Úc,

Lên tiếng trong cuộc họp báo khẩn ngày 19.6.2020, ông đã khuyến cáo người Úc về các các nguy cơ nghiêm trọng và tần suất của các cuộc tấn công. Ông cho biết: “Đợt tấn công này nhắm vào các cơ quan của Úc trong một loạt các lĩnh vực, bao gồm tất cả các cấp chính phủ, ngành kỹ nghệ, đảng phái chính trị, giáo dục, y tế, các nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu và các nhà điều hành cơ sở hạ tầng quan trọng khác. Đó không phải là những rủi ro mới nhưng vô cùng nghiêm trọng, Chúng tôi khuyến khích các cơ quan, đặc biệt là các cơ quan y tế, các dịch vụ cơ sở hạ tầng quan trọng và dịch vụ thiết yếu tham khảo ý kiến ​​chuyên gia và thực hiện các biện pháp phòng thủ kỹ thuật”.

Thủ tướng Scott Morrison cho biết đó là “tin tặc chính quyền” và cho rằng kẻ này có thể chỉ nằm trong một số ít các nước.

Không nói ra nhưng ai cũng biết và truyền thông Úc đã chỉ đích danh Trung Quốc, quốc gia hiện đang sử dụng mọi biện pháp đã trả thù và gây áp lực với Úc, sau khi Úc

kêu gọi tiến hành cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 và cáo buộc Trung Quốc đã khiến cho dịch bệnh lan rộng.

Tình hình dịch bệnh Covid-9

Từ khichính phủ liên bang áp dụng biện pháp cách ly bắt buộc từ giữa tháng 3 nhằm ngăn chặn sự truyền nhiễm, đã có hơn 63,000 người trở về Úc hay đến Úc được đưa vào các cơ sở cách ly, và chính quyền các bang và lãnh thổ đã phải chi hơn $118 triệu.

Trong số đó thì NSW là tiểu bang phải chi nặng hơn cả vì đón nhận số lượng lớn các chuyến bay quốc tế tại Phi trường Sydney, tuy nhiên trong tương lại thì các tiểu bang khác sẽ hoạch hoàn trả cho chi phí cho các cư dân của mình cho NSW.

Theo Lực lượng Biên phòng Úc (AFB) thì từ khi chính sách cách ly bắt buộc có hiệu lực, đã có 81,000 người đã nhập cảnh vào Úc, trong đó 63.000 người đã thực hiện cách ly tại các khách sạn được chỉ định, và số còn lại, bao gồm phi hành đoàn các chuyến bay, doanh nhân quốc tế và nhân viên quốc phòng, phải tuân thủ các quy định khác.

Cho đến nay, 62% trong tổng số hơn 7.300 can nhiễm tại U!c là lây nhiễm từ nước ngoài. Mặc dù đại dịch COVID-19 đã làm giảm số người nhập cảnh, nhưng theo ước tính của chính phủ thì số lượng hiện nay là khoảng 6.500 người mỗi tuần.

Trong bối cảnh Australia chưa sẵn sàng mở cửa biên giới cho du lịch quốc tế trong năm nay cũng như chưa có dấu hiệu cho thấy các nước khác sẽ sớm mở cửa biên giới, một số bang ở Úc đang tìm cách giảm bớt áp lực cho ngân sách. Bắc Úc đã yêu cầu người dân được cách ly chi trả các hóa đơn trong thời gian cách ly, trong khi chính quyền bang Queensland sẽ bắt đầu thực hiện việc này từ tháng 7 tới. Phó Thủ hiến Queensland, Steven Miles cho biết đây là khoản kinh phí đáng kể cần được sử dụng cho kế hoạch phục hồi của bang.

Trước đó, Tổng trưởng Y tế Greg Hunt cũng thông báo Nội các sẽ xem xét cách tốt nhất để giải quyết vấn đề chi phí của chương trình cách ly bắt buộc trong thời gian tới. Trong khi đó, giới chức quản lý khách sạn, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch và các hạn chế đi lại, cho rằng chương trình cách ly bắt buộc không giúp được nhiều cho ngành.

Liên quan đến dịch bệnh Covid-19 thì trong thông cáo ngày 19.6.2020 Cục Nghiên cứu Khoa học và Kỹ nghệ Úc (CSIRO) cho biết đã tìm ra phương pháp phát hiện các ổ dịch Covid-19 nhanh hơn và rẻ tiền hơn thông qua việc xét nghiệm nước thải.

Đó là phương pháp cô lập và tái tạo virus SARS-CoV-2 từ các mẫu nước thải, qua đó xác định sự tồn tại của người mắc bệnh trong cộng đồng, dù những người này có biểu hiện triệu chứng hay không. Từ đó các cơ quan y tế cộng đồng sẽ đưa ra biện pháp đối phó kịp thời trong trường hợp phát hiện ổ dịch.

CSIRO khẳng định đây là cách nhanh nhất và rẻ nhất vì có thể để tách virus từ nước thải chỉ mất 15-30 phút. Các nhà nghiên cứu hy vọng phương pháp theo dõi nước thải này sẽ góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn Covid-19 lây lan, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy trình để đạt kết quả chính xác hơn.

Giám đốc điều hành CSIRO – ông Larry Marshall, cho rằng phương pháp theo dõi nước thải sẽ giúp Úc ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ hai, trong bối cảnh nước này đang nới lỏng các biện pháp hạn chế trên toàn quốc.

Theo ông Marshall, phương pháp này sẽ bảo đảm rằng mỗi cộng đồng dân cư đều nhận được hỗ trợ y tế cần thiết, nhờ đó các quốc gia sẽ tránh được nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát.

Thất nghiệp cao hơn dự đoán

Số liệu do Cục Thống kê Úc (ABS), tỷ lệ thất nghiệp tại nước này trong tháng 5 tiếp tục tăng lên 7.1% so với tháng trước đó (6,4%), sau khi có thêm 227,700 trường hợp mất việc do tác động của đại dịch Covid-19. Theo ABS thì số việc làm toàn thời gian giảm 89,100, xuống còn 8.54 triệu người và việc làm bán thời gian giảm 138,600, xuống còn 3.6 triệu người.

Tỷ lệ thất nghiệp đã đạt mức cao nhất tính từ tháng 10 năm 2001 (7.2%) và cao hơn dự báo trước đó của các chuyên gia kinh tế là 6.9%.

Ngân hàng Quốc gia (RBA) đã đưa ra dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 10% trong tháng 6, trong khi tỷ lệ thất nghiệp vào cuối năm sẽ là 9%.

Tiến sĩ Steven Kennedy, Tổng Thư ký Bộ Kinh tế biết, dự kiến sẽ có 850.000 việc làm được bổ sung vào tháng 7 tới vì các hạn chế về xã hội và du lịch nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh được dỡ bỏ.

Related posts