Trung Quốc gần đây xảy ra mưa lớn dẫn đến thảm họa lũ lụt, có đến 24 tỉnh thành bị lũ lụt tấn công. Ngày 22/6, chính quyền Trung Quốc phát đi thông báo khẩn cấp, mực nước sông Kỳ Giang ở Trùng Khánh đã vượt mức hạn chế 4 mét, dự tính trong 8 tiếng đồng hồ lưu vực Kỳ Giang sẽ xuất hiện lũ lớn nhất kể từ năm 1940.
Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang sau gần một tháng mưa lớn, đang đối mặt với thách thức to lớn, mực nước ở thượng nguồn thành phố Trùng Khánh lại hứng chịu lũ lụt lớn nhất trong 80 năm qua. Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Tân Kinh báo (Beijing News) đưa tin, Tổng trạm quan trắc thủy văn thành phố Trùng Khánh vào lúc 11:50 sáng ngày 22/6 đã công bố báo động đỏ lũ lụt, nói rằng do chịu ảnh hưởng từ mưa lớn và nước suối thượng nguồn tăng mạnh, lưu vực Kỳ Giang (toàn đoạn Trùng Khánh) trong 8 tiếng đồng Hồ tới sẽ xuất hiện “siêu lũ lụt trong lịch sử”, dự tính mực nước cao nhất tại trạm Ngũ Xá trên sông Kỳ Giang (đoạn chảy qua quận Giang Tân) sẽ vượt mức hạn chế phòng chống lũ từ khoảng 5,7 – 6,3 mét, mức tăng có thể đạt từ khoảng 10 – 11 mét. Cơ quan chức năng cho biết, đến nay ít nhất 40.000 người dân đã sơ tán.
Hiện mực nước vẫn đang tiếp tục tăng, đợt đỉnh lũ đầu tiên đã đi qua vào khoảng 3 giờ chiều ngày 22/6. Hiện tại sông Kỳ Giang đã vượt mưa mực nước bình thường 4 mét, ngay cả đường quốc lộ Diên Giang cũng bị nước nhấn chìm, lượng lớn nước sông tiếp tục tràn vào bên trong phố, một số địa phương xuất hiện bùn đất từ trên núi ập xuống.
Hiện tại, sông Thông Huệ, sông Thanh Khê (khu vực qua quận Vạn Thịnh), sông Tảo Độ thuộc lưu vực Kỳ Giang, 8 con sông nhỏ ở Trùng Khánh như sông Dậu Thủy huyện Tú Sơn, sông Cam Long huyện Dậu Dương, sông Thạch Lương quận Vũ Long, sông Kỳ Giang, sông Ngư Tuyền quận Nam Xuyên, sông Đại Khê quận Nam Xuyên, v.v, đều xuất hiện mực lũ vượt mức cảnh báo.
Trong đó, mực nước cảnh báo ở trạm Thạch Đê trên sông Dậu Thủy huyện Tú Sơn vượt mức cảnh báo là 1,3 mét; mực nước ở trạm Tiểu Hà trên sông Cam Long, huyện Dậu Dương vượt mức cảnh báo 2,35 mét; mực nước ở trạm Trường Bá trên sông Thạch Lương vượt mức cảnh báo 0,69 mét; mực nước ở trạm Ngư Lan Chủy trên sông Thông Huệ (quận Kỳ Giang) vượt mức cảnh báo 0,68 mét; mực nước ở trạm Trung Phong sông Thanh Khê (quận Kỳ Giang) vượt mức cảnh báo 0,74 mét; mực nước ở trạm Tân Lư trên sông Tảo Độ vượt mức cảnh báo là 0,34 mét; mực nước trạm Đông Lâm trên sông Thanh Khê (quận Vạn Thịnh) vượt mức cảnh báo 0,24 mét; mực nước ở trạm Tiểu Giang trên sông Ngư Tuyến vượt mức cảnh báo 0,52 mét; mực nước ở trạm Diên Đường trên sông Khê Hà thuộc quận Nam Xuyên đạt mức cảnh báo lúc 8 giờ ngày 22/6.
Theo Tân Hoa Xã đưa tin, từ 8 giờ ngày 21/6 đến 8 giờ ngày 22/6, vùng đông nam bộ Trùng Khánh và tây nam xuất hiện mưa vừa và mưa lớn; 9 quận huyện như Dậu Dương, Tú Sơn, Bành Thủy, Vũ Long, v.v, đều có mưa lớn, lượng mưa lớn nhất đo được là 143 mm.
Trạm Vũ Long trên sông Ngô Giang (nhánh quan trọng của sông Trường Giang), vào lúc 2:55 chiều ngày 21/6 xuất hiện mực nước cao nhất lên đến 191,12 mét, lưu lượng tương ứng là 12.600 mét khối mỗi giây. Hiện tại, cơ quan chỉ huy phòng chống lụt của quận Giang Khê thành phố Trùng Khánh đã phát đi cảnh báo phòng chống lụt cấp II và khởi động ứng phó khẩn cấp tương ứng.
Theo Đài khí tượng Trung ương Trung Quốc thông báo, bộ phận khu vực hạ lưu sông Trường Giang từ ngày 22 – 23/6 có mưa vừa và mưa lớn, khu vực cục bộ xuất hiện mưa rất lớn; ngày 27 – 28/6, mưa lớn xuất hiện ở giữa khu vực phía Bắc của Giang Hoài, và khu vực Hoài Bắc.
Do miền nam Trung Quốc liên tiếp nhiều ngày xuất hiện mưa lớn dẫn đến lũ lụt, 24 tỉnh thành liên tiếp xảy ra tình trạng thảm họa như Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Giang Tây, Quý Châu, Trùng Khánh, v.v, ít nhất 8,521 triệu người bị ảnh hưởng. Ngoại giới vô cùng quan tâm đến rủi ro mực nước lũ vượt đường cảnh báo, đập nước bị vỡ, tai họa lũ bất ngờ, v.v.
Thực tế, ông Vương Duy Lạc, chuyên gia thủy lợi nổi tiếng Trung Quốc hiện đang sống tại Đức, từng đưa ra cảnh báo rằng chức năng phòng chống lũ lụt của đập Tam Hiệp về cơ bản là không có, cư dân khu vực trung và hạ lưu sông Trường Giang cần sớm chuẩn bị thiết bị cứu sinh, vạch ra đường chạy, một khi vỡ đập, nước lũ sẽ ập một mạch đến Thượng Hải, khu vực cửa sông đổ ra biển sẽ “tiêu tan toàn bộ”.
Ông Vương Duy Lạc còn chỉ ra, đập Tam Hiệp đều được xây dựng bởi cùng một đội ngũ từ lập luận kỹ thuật, thiết kế, cuối cùng là kiểm tra chất lượng thi công, không nghi ngờ là họ vừa đá bóng vừa thổi còi; còn học giả phụ trách thiết kế và kiểm tra chất lượng công trình đập Tam Hiệp như Tiền Chính Anh (Qian Zhengying), Trương Quàng Đẩu (Zhang Guangdou), khi đó viết thư gửi cho Phó Giám đốc phụ trách công trình xây dựng đập Tam Hiệp, trong thư cũng nhắc đến: “Thực tế, chất lượng công trình Tam Hiệp không tốt như chúng ta viết, chất lượng công trình Tam Hiệp là bình thường, bởi vì xây dựng quá nhanh, thời gian quá ngắn.”
Trí Đạt