Hàng ngàn nhân viên/thủy thủ làm việc trên các du thuyền, bao gồm một số người Úc, vẫn còn bị kẹt trên tàu, không được cập cảng vì luật hạn chế của vi khuẩn COVID-19.
Đa số không được trả lương, một số bị bệnh tâm thần vì ở trên biển quá lâu, có những chiếc tàu lênh đênh trên biển hơn 110 ngày.
Kể từ ngày ngành du thuyền chính thức ngưng hoạt động, 13 tháng 3, có ít nhất 2 nhân viên trên tàu đã tự tử.
Vì vấn đề sức khỏe tâm thần của các nhân viên/thủy thủ kẹt trên biển trong lúc đại dịch, Liên Hiệp Quốc kêu gọi các quốc gia trên thế giới nới lỏng luật di chuyển đối với nhân viên/thủy thủ.
Một phụ nữ người Ukraine làm việc trên du thuyền Regal Princess tự tử tại cảng Rotterdam ngày 9 tháng 3.
Một người đàn ông Ba Lan làm việc trên du thuyền Jewel of the Seas nhảy xuống biển tự tử, không tìm được xác.
Các công ty du thuyền phần lớn mướn nhân viên từ các nước nghèo như Indonesia, Philippines và India, và đa số người Úc làm về phần giải trí.
Có cả trăm nghệ sĩ giải trí (entertainer) người Úc làm việc cho công ty Royal Caribbean được về lại Úc vào cuối tháng 5 qua ngã Barbodos sau khi bị kẹt ngoài khơi bờ biển Florida từ tháng 3.
Chỉ có Barbados cho phép nhân viên/thủy thủ bay từ các phi trường của họ để trở về nguyên quán trên khắp thế giới.
Nhưng hiện vẫn còn một số người không biết chính xác còn bị kẹt trên các du thuyền.
Mấy chục chiếc du thuyền lênh đênh trên vùng biển giữ Florida và Bahamas, thỉnh thoảng ghé lại cảng ở Florida để tiếp nhiên liệu và thức ăn.
Manila Bay ở Philippines trở thành “bãi đậu” lớn nhất thế giới của các du thuyền, với hàng ngàn nhân viên/thủy thủ vẫn còn trên tàu.
Chiếc du thuyền nổi tiếng đối với người Úc là Ruby Princess hiện đang đậu tại đó sau khi rời cảng Port Kemla vào cuối tháng 4.
Vào đầu tháng 4, cơ quan Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh của Mỹ (US Centers for Disease Control and Prevention) cấm bất cứ ai từng làm việc trên các du thuyền sử dụng các các phương tiện di chuyển công cộng tại Hoa Kỳ.
Kể từ lúc đó, các nhân viên/thủy thủ người Úc và gia đình của họ dàn xếp với các công ty du thuyền và Bộ Ngoại Giao Úc để mang họ về nhà.
Kỹ nghệ du thuyền chính thức ngưng hoạt động ngày 13 tháng 3, chỉ một ngày trước khi du thuyền Ruby Princess đậu vô cảng ở Tân Tây Lan với một số du khách bị nhiễm COVID-19.
Vào sáng sớm ngày 19 tháng 3, chiếc tàu này đến cảng Sydney, tất cả 2700 du khách được cho lên bờ, sau đó có đến 22 người trong số này đã chết vì COVID-19.
Kể từ đó nước Úc không cho phép bất cứ du thuyền nào khác được cập cảng.
Bây giờ nhiều nước bắt đầu nới lỏng luật di chuyển, các nhân viên/thủy thủ đang trên đường trở về nguyên quán.
Vào khoảng 3000 nhân viên làm việc cho hãng tàu Carnival Cruise Line trở về Croatia vào đầu tháng 6.
Công ty hàng hải MSC, là chủ nhân của những chiếc tàu Fantasia, dàn xếp cho hơn 1000 nhân viên trở về Ấn Độ bằng các chuyến bay từ Âu Châu và Nam Mỹ.
Cũng vào tháng rồi, công ty Royal Caribbean chở hơn 1200 nhân viên Philippines về nước từ Hy Lạp, Dubai, Mỹ và Barbados.
Nhưng có những quốc gia không nhận người của họ làm việc trên các du thuyền trở về chẳng hạn như trường hợp Mauritius khiến cho những nhân viên/thủy thủ người Mauritius bị kẹt trên tàu suốt mấy tháng qua mà không được trả lương.
Một trong những điều tệ hại nhất khi bị kẹt trên biển đối với các nhân viên/thủy thủ là không biết tương lai sẽ ra sao vì thiếu thông tin.
Sau khi trở về, Zak Love, một nghê sĩ Úc làm việc cho công ty Royal Caribbean nói với đài ABC rằng đời sống trong 3 tháng bị kẹt trên biển càng thật khốn khổ và càng khốn khổ hơn bởi vì anh ra có cảm tưởng như sẽ ở trên đó vĩnh viễn.
Một số người phải bắt buộc chuyển qua các tàu khác đến 3 lần khi các công ty thương lượng để hồi hương họ trở về Úc.
Việt Luận tổng hợp