Tin nước Úc Chủ Nhật 5/7:Cuộc sống trong các building bị phong tỏa ở Victoria giống như nhà tù

Cuộc sống trong các building bị phong tỏa ở Victoria giống như nhà tù

Một người cha ở Melbourne có 5 con dưới 5 tuổi, Abdirahman Ibrahim, đang ngồi xem tin tức lúc 6 giờ chiều và biết rằng building của ông sẽ bị phong tỏa sau khi số người nhiễm coronavirus bột phát ở Victoria.

Biết rằng ông được tự do đến 11.59pm Thứ Bảy, giống như mọi người trong vùng này, người đàn ông 27 tuổi định chạy shop gần đó để mua sữa cho các con nhưng ông đã bị cảnh sát chận lại.

Trước đó 2 giờ, Thủ hiến Daniel Andrews công bố sẽ phong tỏa 9 building housing commission chứa khoảng 3000 cư dân nằm ở North Melbourne và Flemington, có hiệu lực ngay lập tức.

Cảnh sát có mặt ngay tại những building này, bít đường driveway, cửa ra vào và cấm mọi người không được ra ngoài.

Police patrols outside one of the public housing towers on Racecourse Road in Flemington on Sunday. Source: AAP
Cảnh sát đang nói chuyện với một phụ nữ định tìm cách trốn khỏi building vào sáng Chủ Nhật 5/7. Source: AAP

Vào hôm thứ Bảy, Victoria có thêm 108 ca nhiễm mới, bao gồm 30 ca xảy ra tại các housing commission của chính phủ.

Chính phủ quyết định phong tỏa 9 building này vì “cách sinh hoạt, đi lại, tụ tập bạn bè và gia đình,” Thủ hiến Andrews cho biết.

Ông nói rằng sự tụ tập đông đúc trong các building này khiến cho tỉ lệ lây lan rất cao.

Ông Ibrahim, một người Úc gốc Somali đã sống ở Úc trong 10 năm qua, nói rằng ông không thể mua những vật dụng, thức ăn cần thiết vì gia đình ông thường đi chợ vào ngày thứ Bảy.

“Điều này thật bất công,” Mr Ibrahim nói.

“Những vùng khác cũng bị phong tỏa nhưng họ được rời khỏi nhà để mua những vật dụng cần thiết, còn chúng ta không được rời khỏi nhà,” ông nói.

‘Giống như nhà tù’

Ali Muhammad, một cư dân sống trong building ở Flemington, trở về nhà sau khi đi chợ vào hôm thứ Bảy và mới biết rằng ông không được ra khỏi nhà trong 5 ngày.

“Tôi cảm thấy rất buồn, bởi vì chúng tôi không được ra khỏi nhà, chúng tôi đang sống giống như như nhà tù,” ông nói.

“Tôi rời khỏi nhà sáng hôm nay, tôi đang làm việc, bây giờ tôi không biết làm sao tôi có thể đi làm ngày mai.”

Một cư dân khác Ahmed, đang sống trong những building này cho biết thật khó khăn khi phải ở suốt 5 ngày trong một unit chật hẹn với nhiều người.

Chính phủ Victoria sắp xếp để những cư dân tại đây có thể mua thức ăn và vật dụng cần thiết qua các nhân viên y tế và cảnh sát.

Đồng thời chính phủ cũng có chương trình hỗ trợ cho những người không thể đi làm vì lệnh phong tỏa này. Đến tối hôm qua, thứ Bảy 4/7, các thiện nguyện viên đã quyên góp được hơn $80,000 để giúp cho những người sống trong 5 building này đang gặp khó khăn.

NSW: Từ chức chánh toà vì “luật bất công”!

David Heilpern stands in front of a wall with a wood pattern on it, he looks up and to his left.

David Heilpern

Vì không muốn áp dụng những điều luật “bất công” khi xử án, giữa tháng Sáu qua ông David Heilpern đã quyết định bỏ nghề, từ chức Chánh toàn sơ thẩm tại Lismore, một thị trấn ở vùng Bắc NSW, cách Sydney 734 km.

Luật mà ông Heilpern cho là “thất đức” là những luật lệ buộc ông phải tước bằng hay treo bằng lái xe, hình phạt mà ông không muốn áp dụng chút nào.

Trình bày với đài ABC, ông Heilpern cho biết đã có 21 năm thâm niên trong nghề xử án, từ chánh toà địa phương đến chánh toà sơ thẩm và có nhiều trải nghiệm căng thẳng khác nhau: đã từng bị nhiều tội phạm doạ giết, từng bị “strees” khi xét xử các vụ ấu dâm, từng căng thẳng khi các tội phạm nghiện ma tuý phản ứng dữ dội khi nghe ông tuyên án, vv, tuy nhiên những điều này không làm ông dằn vặt như khi ra lệnh tước bằng lái xe của những người vi phạm.

Trong đời làm chánh toà, ông đã tước bằng lái của nhiều người, thậm chí có ngày ông ra lệnh tước bằng của 30 người. Mỗi lần như vậy, khi từ toà lái xe về nhà, ông luôn dằn vặt về quyết định của mình, suy nghĩ về nỗi lòng của những người bị tước bằng lái. Nhưng đó là luật, ông không có cách nào khác là phải thi hành,

Ông phát biểu trên chương trình Law Report của đài ABC: “Tôi chỉ nghĩ rằng luật này hoàn toàn bất công và tôi nghĩ rằng tôi không thể nào tiếp tục áp dụng chúng nữa. Khi bạn phải tiếp tục sống với mình trong công việc, và nếu việc áp dụng luật lệ hoàn toàn bất công thì bạn phải tự hỏi chính mình là có nên tiếp tục công việc hay không.”

Ông Heilpern năm nay 58 tuổi, còn có thể tiếp tục công việc thêm 17 năm nữa tuy nhiên đã xin nghỉ việc.

Ông còn giải thích thêm: “Có những lý do khác nữa. Trong khi tôi hãy còn đủ trẻ, tôi muốn làm chuyện gì khác. Nhưng nó thực sự nảy sinh từ lương tâm của tôi, tôi có thể nào tước bằng lái của người khác trong những hoàn cảnh như thế?”

Theo luật lệ hiện hành của tiểu bang NSW thì những ai bị bắt quả tang lái xe sau khi uống rượu hay sử dụng ma tuý sẽ bị treo bằng trong ba tháng nếu vi phạm lần đầu, vi phạm lần thứ hai sẽ bị treo bằng ít nhất sáu tháng,

Tuy nhiên theo ông Heilpern thì với những thứ ma tuý như cần sa thì không hề có một kết nối rõ ràng giữa “positive test” và tác động với khả năng lái xe, bởi người ta vẫn bị “positive test” vì đã sử dụng từ nhiều ngày trước thậm chí nhiều tuần trước.

Ông phát biểu: “Khi họ đưa ra luật thử hơi thở ngẫu nhiên, số tổn thất nhân mạng trong tai nạn giao thông giảm sút thấy rõ. Khi họ đưa ra luật về dây an toàn, số tổn thất nhân mạng trong tai nạn giao thông cũng giảm sút. Nhưng tôi không thấy sự giảm sút trong số tổn thất nhân mạng trong tai nạn giao thông giảm sút khi hàng ngàn và hàng ngàn người bị tước bằng lái vì từng sử dụng cần sa rất lâu trước khi lái xe. Cái mà tôi thấy là tác động của việc bị tước mất bằng với họ. Họ sẽ mất việc làm. Rồi sau đó họ sẽ mất nhà. Sau đó quan hệ vợ chồng của họ cũng bị ảnh hưởng. Tuần nào tôi cũng gặp người này người khác tới toà khóc lóc, ‘làm ơn đừng tước bằng của tôi. Tôi cần nó lắm, tôi là mẹ đơn thân, tôi có con nhó, tôi sống ở xa thành phố nhưng làm việc trong thành phố. Tác động đến với những người này rất nghiêm trọng.”

Tự bào chữa bằng cách chửi quan tòa

|

Stipe Lozina appeared via visual link at Parramatta District Court on Friday. Picture: Supplied.
Stipe Lozina

Dù đã nhận tội hành hung một phụ nữ mang thai, trong phiên xử ngày 3.7.2020 của Tòa Trung thẩm Parramatta, can phạm Stipe Lozina đã nổi xung, chửi cả hệ thống pháp lý lẫn quan tòa, khiến tòa phải hoãn vụ xử.

Can phạm năm nay 44 tuổi, trước đây ngụ tại Casula, đã vô cớ đấm đá túi bụi một phụ nữ Hồi giáo đang mang thai trong một quán cafe. Hành động này được lý giải là do tư tưởng kỳ thị Hồi giáo.

Sự việc diễn ra tối 19.11.2019 tại quán café Bay Vista trên đuờng Church St, thuộc vùng Parramatta. Hình ảnh do hệ thống CCTV ghi lại cho thấy đương sự bước vào quán rồi tiến gần cái bàn nơi 3 người phụ nữ trùm khăn theo truyền thống Hồi giáo đang nói chuyện với nhau.

Đoạn phim cho thấy Lozina tuổi bất ngờ đấm đá túi bụi người phụ nữ đang mang thai 38 tuần, quát lớn “bọn Hồi giáo hiếp mẹ tao”. Nạn nhân Rana Elasmar lúc đó 31 tuổi, đang mang với bụng bầu 38 tuần đã té nhào xuống đất còn bị anh ta tấn công, trước khi anh ta bị những người khác trong quán kéo ra. Tổng cộng anh ta đã tung ra 14 quả đấm vào đầu nạn nhân.

Nghi can đã bị bắt sau đó rồi truy tố ra tòa, bị tống giam từ đó đến nay, không cho tại ngọai.

Hồ sơ tại tòa án cho thấy nghi can có nhiều tiền án, chỉ mới ra tù cách đó tám tháng. Trước đó can phạm bị án tù vì phá họai tài sản người khác tại nhà hàng Jom Roti tại Parramatta và đập phá đồ đạc tại một đồn cảnh sát!

Trong phiên tòa ngày 3.7.2020 can phạm được xét xử qua hệ thống video-link, trong đó tòa ấn định rằng ngày 20.11.2020 sẽ mở phiên xử xét định mức án cho anh ta.

Tuy nhiên anh ta đã không kềm chế, gào lên “f*** the system” ( đ** cái hệ thống này) và chửi nữ Thẩm phán Siobhan Herbert “mày là đồ tâm thần phân liệt và mày sẽ không có con” (“you’re schizophrenic and you can’t have children’’).

Thẩm phán Herbert phải tuyên bố hoãn phiên tòa.

Được biết can phạm này không có luật sư, phải tự bào chữa cho mình, tuy nhiên cách bào chữa bằng cách chửi cả hệ thống tòa án, rồi chửi và nguyền rủa qua tòa này chắc chắn sẽ không làm bản án nhẹ đi!

Related posts