Tin thế giới sáng Chủ Nhật 12/7

Mỹ cảnh báo nguy cơ bị bắt giữ tăng cao ở Trung Quốc

Hải Lam

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (ảnh chụp màn hình video NBC News/Youtube).

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 11/7 cảnh báo công dân cần gia tăng thận trọng tại Trung Quốc do nước này thực thi pháp luật tùy tiện, bao gồm việc giam giữ và cấm xuất cảnh, theo Reuters.

“Công dân Hoa Kỳ có thể bị giam giữ mà không được tiếp cận dịch vụ lãnh sự hoặc thông tin về tội danh bị cáo buộc của họ”, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một cảnh báo an ninh gửi tới các công dân nước này tại Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cảnh báo thêm rằng các công dân của họ có thể đối mặt với “các cuộc thẩm vấn kéo dài và gia tăng thời gian bị giam giữ” vì các lý do liên quan tới an ninh quốc gia.

“Các nhân viên an ninh có thể bắt giữ hoặc trục xuất các công dân Hoa Kỳ vì gửi tin nhắn điện tử riêng tư chỉ trích chính phủ Trung Quốc”, cảnh báo cho biết nhưng không đề cập các trường hợp cụ thể. Bộ Ngoại giao Mỹ không nói rõ lý do vì sao lại đưa ra cảnh báo an ninh như vậy.

Cảnh báo an ninh được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung leo thang trong những tháng gần đây do một loạt vấn đề, từ đại dịch COVID-19, đàm phán thương mại, luật an ninh Hồng Kông, và các cáo buộc vi phạm nhân quyền với người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

Hôm 10/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng hiện tại ông không quan tâm tới việc đàm phán thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 với Trung Quốc, vì mối quan hệ giữa hai nước đã bị “tổn hại nghiêm trọng” vì dịch viêm phổi Vũ Hán.

Mực nước hồ ở Giang Tây sắp vượt quá kỷ lục 98 năm, tràn mặt đê gây mất trắng mùa màng

Phụng Minh

Cảnh ngập lụt ở Bà Dương, Chiết Giang (ảnh: Chụp màn hình video).

Trong đó một con đê đã vỡ, làm mất trắng vụ thu hoạch lúa trên 15.000 mẫu ruộng. Dự báo đỉnh lũ sẽ tới trong ngày 13-15/7.

Ngày 11/7, do đập Tam Hiệp xả lũ dẫn đến nước sông Dương Tử dâng xâm nhập hồ Bà Dương, thêm vào đó là mưa lớn kéo dài đã khiến mực nước trong hồ Bà Dương và các nhánh của nó tăng mạnh. Một trong 14 con đê ở huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây đã bị vỡ gây nguy hiểm, làm ngập 15.000 mẫu lúa, về cơ bản đã khiến toàn bộ diện tích cây lúa này của bà con nông dân bị mất trắng. Vào ngày 11, chính quyền Giang Tây đã nâng cấp ứng phó khẩn cấp kiểm soát lũ cấp II lên cấp I (cấp cao nhất).

鄱阳湖决堤,水淹四千平方公里,相当于三个广丰县。上饶鄱阳县,水稻基本绝收,鄱阳县是江西最大的县,人口也八十县为首,水田千面积近三百万亩。
中共进口美国玉米第二次最多的。粮食危机在冬天能出现! pic.twitter.com/nb3vlxa2MF— 吴文行wenxingwu (@wuwenhang) July 11, 2020

Trận siêu lũ xảy ra ở hồ Bà Dương lần này, ngoài lượng mưa lớn ở địa phương, chủ yếu là do việc xả lũ của Tam Hiệp. Đập Tam Hiệp về cơ bản cũng đã không tự lo được nữa mà phải xả liên tục, từ đầu mùa lũ mực nước là 145m, nay đã tăng thêm hơn 5 mét.

Theo báo cáo phương tiện truyền thông chính thức Trung Quốc, 70 quận và huyện ở tỉnh Giang Tây gần đây đã có lượng mưa vượt quá 250 mm. Hiện nay mực nước của hồ Bà Dương đã vượt quá mức cao lịch sử vào năm 1998. Hiện tại, 14 đê ở Bà Dương đang có nguy cơ bị tràn.

Hiện tại, mực nước tại trạm Hồ Khẩu trên hồ Bà Dương đã vượt mức báo động 2,3 mét và cao hơn 3,9 mét so với cùng kỳ. Đặc biệt, mực nước hồ Bà Dương đã tăng hơn 0,4 mét trong 8 ngày liên tiếp và mức tăng lớn nhất theo ngày là 0,65 mét, đây là một mức tăng lịch sử hiếm gặp.

Theo một video được cư dân mạng công bố, con đê của hồ Bà Dương và dòng sông bên cạnh đã ngang nhau, diện tích bị ngập là 4.000 km2. Vụ thu hoạch lúa ở Thượng Nhiêu gần như hoàn tất mất trắng. Bà Dương là quận lớn nhất ở Giang Tây, dân số cũng đứng đầu 80 quận và diện tích lúa đạt gần 3 triệu mẫu.

再不救就来不及了!
7月10日,受安徽、景德镇等上游地区降雨、水库泄洪以及本地强降雨影响,江西省鄱阳全县14座圩堤出现漫堤决口险情,包括2座万亩圩堤。 pic.twitter.com/fKk45fX4PN— 财经冷眼 (@caijinglengyan) July 11, 2020

Đoạn video cho thấy đất nông nghiệp đã bị ngập lụt, tầng dưới của những ngôi nhà hầu hết chìm trong lũ lụt, và một số nhà thấp tầng chỉ còn phần mái nhà trên mặt nước.

Theo báo cáo phương tiện truyền thông chính thức, bộ phận thủy văn dự đoán rằng sẽ có đỉnh lũ vượt quá mực nước trong 98 năm vào khoảng ngày 13-15/7.

Dương Tử đoạn qua Vũ Hán: 4 ngày nước tăng 1 mét, cao ngang bờ kè đường

Cảnh ngập nước ở Vũ Hán (ảnh chụp màn hình video).

Nước sông đang cao hơn mặt đường, và để bảo vệ Vũ Hán, các cánh đồng xung quanh đã ngừng xả nước để tránh làm ngập thêm thành phố.

Ngày 11/7, mực nước sông Dương Tử đoạn chảy qua Vũ Hán đang dâng lên nhanh chóng khi Tam Hiệp vẫn tiếp tục xả lũ, mực nước đã tăng 1 mét trong vòng 4 ngày qua. Hiện tại nước tại trạm Hán Khẩu trên sông Dương Tử của Vũ Hán đã cao hơn so với bờ kè của một con đường dọc theo sông.

Người dùng mạng Trung Quốc đã đăng một video cho thấy, nước sông tại Hán Khẩu đã cao ngang một bờ kè trên đường dọc sông, trong khi mặt đường thấp hơn bờ kè này.

Tính đến ngày 10/7, mực nước tại đập Tam Hiệp đã vượt quá 150 mét. Trước mùa lũ, hồ chứa nước Tam Hiệp đã ở mức cao 145 mét. Cho đến nay, đỉnh lũ thực sự đã tăng thêm 5 mét so với trước đó. Do đó, nó khó có thể đáp ứng được những cơn sóng dữ dội từ khu vực thượng nguồn và mực nước đang cao ở hạ nguồn, đập Tam Hiệp chỉ có thể tiếp tục xả nước trong thời gian tới.

Vào ngày 11/7, mực nước tại trạm Hán Khẩu là 28,45 mét, trên mực nước cảnh giới là 1,1 mét và chỉ còn kém mực nước tối đa được bảo đảm (29,73m) là 1,3 mét!. Vào năm 1998, mực nước cao nhất ở Vũ Hán là 29,3 mét. Và hiện tại mùa mưa lũ mới chỉ vừa mới bắt đầu, đỉnh điểm mưa lũ thường là từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, Vũ Hán năm nay rất nguy hiểm.

Video được cư dân mạng đăng tải cho thấy Bạch Cát Châu, Vũ Hán bị ngập lụt, chỉ còn lại những ngọn cây. Để bảo vệ thành phố Vũ Hán, liền bắt đầu hy sinh lợi ích của nông dân. Tất cả các đồng ruộng xung quanh Vũ Hán đã ngừng thoát nước, giờ chỉ là tự sinh tự diệt.

Người đăng tải đoạn video bình luận: “Ai sẽ đền bù cho nông dân trên những cánh đồng ngập nước? Thu nhập của họ vốn đã thấp rồi, giờ dịch bệnh, rồi lại ngập úng, làm thế nào để sống sót đây?”.

Theo Hách Diên, Soundofhope
Phụng Minh biên dịch

Amazon cấm nhân viên dùng TikTok

Điểm tin thế giới tối 11/7: Amazon cấm nhân viên dùng TikTok

Amazon đã yêu cầu nhân viên gỡ ứng dụng chia sẻ video TikTok khỏi thiết bị di động trước ngày 10/7 do nguy cơ bảo mật, theo một bản ghi nhớ phát hành cho nhân viên mà Reuters thu thập được.

“Do nguy cơ bảo mật, các thiết bị di động truy cập email của Amazon không được phép cài ứng dung TikTok. Nếu anh/chị vài TikTok trên thiết bị của mình, thì phải xóa nó trước 10/7 để duy trì quyền truy cập trên di động vào email công việc của Amazon”, theo email Amazon gửi cho nhân viên. 

TikTok – một mạng xã hội của Trung Quốc – nằm trong số các nền tảng kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trong lịch sử, nhưng đang phải đối mặt với mối quan ngại nặng nề bên ngoài Trung Quốc. Ấn Độ đã cấm TikTok và các ứng dụng khác của Trung Quốc vào tháng 6.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hồi đầu tuần rằng Washington đang xem xét cấm TikTok tại Mỹ. Khi được hỏi liệu người Mỹ có nên tải TikTok không, ông đã nói với đài Fox News rằng: 

“Chỉ khi bạn muốn thông tin cá nhân của mình lọt vào tay Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Virus Vũ Hán tấn công hàng chục nhà lãnh đạo Nam Mỹ, bao gồm tổng thống

Đại dịch viêm phổi đang càn quét giới lãnh đạo Mỹ Latinh, khi có thêm hai tổng thống và các quan chức cấp cao xét nghiệm dương tính trong tuần này, tạo nên một yếu tố gây bất ổn cho cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe tại khu vực, theo Associated Press.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, đã công bố nhiễm virus Vũ Hán hôm thứ Ba (7/7) và hiện đang sử dụng thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine, loại thuốc từng được Tổng thống Trump sử dụng phòng Covid-19, để điều trị.

Tổng thống lâm thời Bolivia, bà Jeanine Añez, tuyên bố nhiễm Covid-19 hôm thứ Năm (9/7).

Tại Venezuela, chủ tịch quốc hội Diosdado Cabello, người nắm quyền lực thứ hai tại đất nước xã hội chủ nghĩa này, cho biết hôm thứ Năm trên Twitter rằng ông cũng đã có xét nghiệm với Covid-19. Một nhân vật quyền lực khác, Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Tarek El Aissami, tuyên bố hôm thứ Sáu (10/7) rằng ông cũng đã mắc nCoV. Nền kinh tế của Venezuela phụ thuộc phần lớn vào dầu mỏ, GDP từ nguồn thu này chiếm đến 50%.

Một báo cáo tổng kết của Associated Press phát hiện ít nhất 42 trường hợp giới lãnh đạo Mỹ-Latinh xác nhận nhiễm virus corona chủng mới, từ cấp cao nhất là tổng thống cho đến thị trưởng các thành phố lớn, cùng với hàng chục, có thể hàng trăm, quan chức từ các thành phố và thị trấn nhỏ hơn. Trong hầu hết các trường hợp, các quan chức này đã phục hồi và trở lại làm việc. Nhưng một số vẫn đang vật lộn với căn bệnh này.

Ấn Độ sẽ mời Úc tham gia tập trận hải quân cùng Mỹ, Nhật

Ấn Độ đang lên kế hoạch mời Úc tham gia cuộc  tập trận hải quân Malabar hàng năm, khi nước này đang tìm cách tăng cường mối quan hệ với các nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương khác trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc.

Nhật Bản và Mỹ đã được mời tham gia cuộc tập trận.

“Một quyết định như vậy không chỉ bao hàm các cân nhắc địa chính trị mà còn cả những vấn đề hậu cần bởi như vậy có nghĩa là có ít nhất bốn lực lượng hải quân tham gia” một nguồn tin quân sự Ấn Độ giấu tên chia sẻ với từ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng (SCMP).

“Cả hai bên đều từng cân nhắc lựa chọn bao hàm Úc trong cuộc tập trận vì ý nghĩa địa chính trị của nó.

“Tuy nhiên, cả hai bên đều đồng ý rằng các mối quan tâm chiến lược hiện không thể bị bỏ qua”, một nguồn tin ngoại giao Ấn Độ cho biết, chỉ ra thái độ hung hăng của Trung Quốc trong khu vực và mối quan hệ căng thẳng với cả Ấn Độ và Úc.

Nga và Mỹ tranh nhau bán vũ khí cho Ấn Độ sau xung đột biên giới với Trung Quốc 

Nga và Mỹ đang chạy đua bán vũ khí cho Ấn Độ khi New Delhi tìm cách tăng cường kho vũ khí để đối mặt với tình hình căng thẳng quân sự đang diễn ra với Bắc Kinh.

Chính phủ Ấn Độ tuần trước đã khẩn trương phê duyệt đề xuất mua 33 chiếc máy bay chiến đấu mới của Nga với giá trị 2,4 tỷ USD và nâng cấp thêm 59 chiếc khác, bên cạnh thỏa thuận 5,43 tỷ USD trước đó để thu mua hệ thống tên lửa phòng không S-400, sau cuộc giao tranh chết người với quân đội Trung Quốc vào tháng trước tại biên giới tranh chấp giữa hai nước.

Tuy nhiên, mối quan hệ mật thiết giữa Nga và Trung Quốc đã đặt câu hỏi về mức độ tin cậy của Moscow, trong khi Mỹ, nơi đang đẩy mạnh quan hệ với New Delhi thông qua chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, đang đẩy mạnh bán vũ khí cho Ấn Độ.

“Nhiều người tin rằng Ấn Độ không được bỏ tất cả trứng vào một giỏ, mà cần tiếp tục theo con đường cân bằng bằng cách thúc đẩy ngoại giao với cả Mỹ và Nga”, ông Rajeswari Pillai Rajagopalan, người đứng đầu Sáng kiến Hạt nhân và Chính sách Không gian tại Quỹ Nghiên cứu Quan sát viên ở New Delhi, nhận định.

Tổng thống Trump: Không suy nghĩ về thỏa thuận thương mại ‘giai đoạn 2’ với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump vào ngày 10/7 đã tuyên bố rằng ông không cân nhắc đến việc đàm phán một thỏa thuận thương mại “giai đoạn hai” với chính quyền Trung Quốc, trong bối cảnh quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đã xấu đi vì đại dịch và các vấn đề khác.

Khi được phóng viên phỏng vấn trên chiếc Air Force One về khả năng của một thỏa thuận thương mại giai đoạn hai, Tổng thống Trump cho biết: “Bây giờ tôi không nghĩ về điều đó”, ông cũng nói thêm rằng ông đang có nhiều vấn đề khác cần suy nghĩ.

“Mối quan hệ với Trung Quốc đã bị tổn hại nghiêm trọng. Họ đã có thể đã ngăn chặn được bệnh dịch, họ đã có thể ngăn chặn nó. Nhưng họ đã không ngăn chặn nó”, ông Trump nói.

Hai nước đã ký một thỏa thuận giai đoạn một vào đầu năm nay, trong đó Bắc Kinh cam kết sẽ mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ trong hai năm tới. Tuy nhiên, dữ liệu thương mại cho đến tháng 5 cho thấy Trung Quốc đã không đi đúng hướng để đáp ứng các cam kết mua hàng.

Kể từ khi thỏa thuận được ký kết, chính quyền Tổng thống Trump đã gia tăng áp lực lên Bắc Kinh về việc nước này đã xử lý sai lầm dịch bệnh virus Corona Vũ Hán, tăng cường kiểm soát Hong Kong và lạm dụng nhân quyền đối với người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ.

Vào ngày 9/7, Hoa Kỳ đã trừng phạt bốn quan chức Trung Quốc về vai trò của họ trong việc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương. Trong số những người bị trừng phạt có Bí thư Đảng ủy khu vực Tân Cương Chen Quanguo, người trở thành quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị áp dụng lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Từ tháng 5, chính quyền Mỹ cũng bắt đầu quá trình loại bỏ vị thế thương mại đặc biệt của Hong Kong theo luật của Hoa Kỳ, do Bắc Kinh đã áp đặt luật an ninh quốc gia đối với vùng lãnh thổ này, đặt dấu chấm hết cho sự tự trị của thành phố. Một dự luật mớiđược Quốc hội nhất trí phê chuẩn để xử phạt các thực thể hỗ trợ chính quyền Trung Quốc lạm dụng quyền tự do của Hong Kong đã được gửi tới bàn của Tổng thống Trump. Nhưng Nhà Trắng không cho biết khi nào dự luật sẽ được ký.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tháng trước đã tuyên bố rằng họ có thể sẽ từ chối nhập cảnh đối với các quan chức Trung Quốc, cũng như gia đình của họ, liên quan đến việc nghiền nát tự do và nhân quyền ở Hong Kong.

Trong những tuần gần đây, các quan chức cấp cao của Mỹ đã tăng cường lập luận chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – các nhà quan sát cho rằng nó thể hiện một quyết tâm ngày càng tăng trong chính quyền để đẩy lùi các mối đe dọa đến từ chế độ Trung Quốc. Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Robert O’Brien cho biết Hoa Kỳ sẽ không còn thụ động trong việc đối phó với ĐCSTQ, trong khi Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) Christopher Wray mô tả các hoạt động trộm cắp tài sản trí tuệ và các hoạt động ác tính của ĐCSTQ ở Hoa Kỳ là mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với đất nước.

Hà Lan kiện Nga vụ bắn hạ máy bay MH17

Hà Lan cho biết họ đang kiện Nga lên Tòa án Nhân quyền châu Âu về vụ bắn hạ chiếc máy bay MH17 của Malaysia Airlines ở miền đông Ukraine hồi năm 2014, theo SBS News.

Gần 300 người trên chuyến bay MH17, trên đường từ Amsterdam đến Kuala Lumpur, đã thiệt mạng khi chiếc máy bay chở khách này bị bắn hạ bởi một tên lửa mà nhóm điều tra do Hà Lan dẫn đầu xác định là bắt nguồn từ Nga.

Hầu hết nạn nhân là người Hà Lan. 

“Với đơn khiếu nại mang tính quốc gia này, Hà Lan muốn đòi lại công lý cho tất cả 298 nạn nhân của MH17, thuộc 17 quốc tịch khác nhau và người thân của họ”, chính phủ Hà Lan cho biết trong một thông cáo tuyên bố vụ kiện.

WHO thành lập Hội đồng đánh giá việc ứng phó với đại dịch virus Corona Vũ Hán toàn cầu

Ngày 9/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố thành lập Hội đồng Độc lập về Chính sách Chuẩn bị và Ứng phó với Đại dịch (IPPR) để đánh giá cách thức WHO xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) và phản ứng của các chính phủ trên toàn thế giới trong thời gian vừa qua.

Hội đồng sẽ được đồng chủ trì bởi cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf. Mặc dù hội đồng sẽ hoạt động độc lập, chủ trì hội đồng sẽ lựa chọn các thành viên khác trong hội đồng cũng như thành viên của một ban thư ký độc lập để hỗ trợ thêm.

Phát biểu tại cuộc họp báo qua mạng hôm 9/7, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesu cho biết: “Đây là thời gian để tự kiểm điểm, nhìn lại thế giới chúng ta đang sống và tìm cách tăng cường hợp tác khi chúng ta cùng phối hợp để cứu người và đưa đại dịch này vào tầm kiểm soát”.

Ông nói thêm: “Với mức độ nghiêm trọng đã tác động đến đến hầu như tất cả mọi người trên thế giới, rõ ràng đại dịch này xứng đáng một mức độ đánh giá tương xứng”.

Tổng giám đốc Tedros cho biết hội đồng sẽ trình bày một báo cáo tạm thời trong kỳ họp tiếp theo của Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) vào tháng 11/2020, và trình bày một “báo cáo đầy đủ” vào tháng 5/2021. Ông lưu ý rằng báo cáo sẽ không phải là kiểu “báo cáo thông thường đánh dấu vào bảng rồi đặt trên kệ để bụi bám vào”.

“Đây là điều mà chúng tôi muốn nghiêm túc thực hiện. Chúng tôi học hỏi một cách trung thực và chúng tôi làm việc theo tiêu chí đó, đánh giá trung thực, theo dõi và thực hiện trung thực”, ông nói.

Thông báo hôm thứ Năm (9/7) được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump thông báo cho Liên Hợp Quốc (LHQ) và Quốc hội rằng Hoa Kỳ chính thức rút khỏi WHO, trong bối cảnh những nghi ngờ kéo dài về việc tổ chức trực thuộc LHQ xử lý sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán.

Trao đổi với The Epoch Times, một phát ngôn viên của WHO cho biết, việc Hoa Kỳ rút khỏi WHO bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 6/7/2021. Theo lời Ngoại trưởng Mike Pompeo nói với các phóng viên, chính quyền Tổng thống Trump đang làm việc với Quốc hội để thanh toán nốt phần tiền còn lại cho WHO.

Hồi tháng Năm, Tổng thống Trump tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ chính thức chấm dứt mối quan hệ với WHO, khẳng định rằng cơ quan này có một mối quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Tổng thống Hoa Kỳ đã liên tục nói rằng giới chức Trung Quốc đã không thông báo khi virus Corona Vũ Hán bùng phát ở nước này với WHO và ép buộc WHO “lừa dối thế giới về thời điểm lần đầu tiên virus này bị chính quyền Trung Quốc phát hiện”.

Trong phần ghi chú về các cuộc họp nội bộ mà Associated Press (AP) thu được hồi đầu tháng này, có thể thấy cơ quan này đã gặp nhiều khó khăn để có được thông tin quan trọng về virus Corona Vũ Hán từ chính quyền Bắc Kinh trong giai đoạn đầu của vụ dịch, trái ngược với các tuyên bố công khai trong đó WHO luôn ca ngợi phản ứng của ĐCSTQ trước cuộc khủng hoảng.

Trong một cuộc họp vào ngày 6/1, các quan chức của WHO đã phàn nàn rằng chính quyền Bắc Kinh không chia sẻ dữ liệu cần thiết để đánh giá mức độ lây nhiễm từ người sang người của chủng virus corona mới, cũng như nguy cơ nó đặt ra với phần còn lại của thế giới.

ĐCSTQ đã không xác nhận rằng virus Corona Vũ Hán có thể lây nhiễm từ người sang người cho đến ngày 20/1, và trước khi có xác nhận này, họ đã tuyên bố rằng có rất ít nguy cơ lây truyền từ người sang người khiến nhiều quốc gia duy trì tình trạng mở cửa biên giới.

Đã có hơn 12,2 triệu ca được báo cáo nhiễm virus Corona Vũ Hán và 554.928 trường hợp tử vong trên toàn thế giới kể từ khi đại dịch bắt đầu, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins chuyên theo dõi căn bệnh này. Hoa Kỳ hiện đang dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm bệnh với hơn 3,1 triệu trường hợp và 133.291 ca tử vong.

Trong một tweet vào ngày 9/7, Giám đốc Truyền thông của WHO Gabby Stern cho biết thông báo của WHO về việc thành lập một hội đồng độc lập để xem xét phản ứng toàn cầu không liên quan đến việc rút tư cách thành viên Hoa Kỳ của chính quyền Tổng thống Trump.

Ông Vương Nghị tuyên bố ‘Trung Quốc văn minh 5.000 năm không có gen bành trướng’, dân mạng mắng ‘tập đoàn lừa đảo’

Gần đây, quan hệ giữa 2 nước Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng xấu đi do Bắc Kinh che giấu dịch bệnh và cưỡng chế thi hành Luật An ninh Quốc gia Hong Kong. Trong một bài phát biểu tại “Diễn đàn truyền thông qua video về chính sách Trung – Mỹ” vào ngày 9/7, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã nói rằng quan hệ Trung – Mỹ đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao song phương, và Mỹ không nên tìm cách thay đổi chính sách của Trung Quốc. Ông Vương Nghị còn tuyên bố rằng “Trung Quốc với nền văn minh 5.000 năm nay chưa từng có gen bành trướng xâm lược”. Những lời này đã khiến cư dân mạng dậy sóng.

Theo truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa tin vào ngày 9/7, ông Vương Nghị tuyên bố tại “Diễn đàn truyền thông qua video về chính sách Trung – Mỹ” rằng: Trung Quốc dưới thời ĐCSTQ không rập khuôn mô hình của nước ngoài, cũng không xuất khẩu mô thức của Đại Lục; Trung Quốc sẽ không và cũng không thể biến thành một nước Mỹ khác; Con đường thành công của Trung Quốc sẽ không tạo thành xung kích và uy hiếp đối với phương Tây, và Mỹ cũng không cần phải tìm cách thay đổi chính sách của Trung Quốc.

Ông Vương đặc biệt nhấn mạnh rằng “nhiều cuộc thăm dò ý kiến của các cơ quan bỏ phiếu quốc tế cho thấy rằng sự ủng hộ của người dân Trung Quốc đối với đảng và chính phủ Trung Quốc đứng hàng đầu trên thế giới”.

Ngoài ra, ông Vương Nghị cũng chỉ ra rằng chính sách của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ không thay đổi. Trung Quốc vẫn sẵn sàng phát triển quan hệ Trung – Mỹ với thiện chí và sự chân thành. Trung Quốc chưa bao giờ có ý định thách thức hoặc muốn thay thế Hoa Kỳ, và không có ý định đối đầu toàn diện với Hoa Kỳ.

Sau đó ông Vương Nghị kêu gọi nên xem xét một cách chính xác kinh nghiệm lịch sử phát triển quan hệ Mỹ – Trung, kiên trì theo con đường đối thoại hợp tác. Trung Quốc và Mỹ từng là đồng minh trong Thế chiến II, trong 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương đã phát huy những ưu thế của hai bên. Trung Quốc có được lợi ích thông qua hợp tác mở cửa với Mỹ và các nước trên thế giới. Sự phát triển của Trung Quốc cũng giúp Mỹ tăng cường động lực tăng trưởng bền vững và không gian thị trường.

Đối với việc thiết lập lại quan hệ Mỹ – Trung, ông Vương Nghị đề xuất “mở tất cả các kênh đối thoại”, “tổ chức và đàm phán trao đổi, hình thành ba danh sách ‘hợp tác, đối thoại và kiểm soát’ song phương”, “tập trung và triển khai hợp tác chống dịch” để tái thiết quan hệ Trung – Mỹ. Ông Vương cũng nhấn mạnh “Trung Quốc vốn sinh ra với 5.000 năm văn minh và chưa bao giờ có gen bành trướng”.

Liên quan đến những phát ngôn trên của ông Vương Nghị, cư dân mạng đã bình luận sôi nổi.

Nhiều cư dân mạng bình luận: 

“Trung Quốc là quốc gia tự do nhất thế giới…, nó thực sự rất mạnh, có thể lừa dối chính người dân nước mình, là tập đoàn lừa đảo mạnh nhất thế giới”; 

“Đảng của chúng ta rất lợi hại, có thể tập hợp một loạt lời nói dối thành một câu chân lý lừa mình dối người! Lại còn có thể diễn thuyết hùng hồn mặt không biến sắc!”;

“Mở to mắt nói xàm là kỹ năng tốt nhất của đảng chúng ta! Đảng Cộng sản có 5.000 năm lịch sử à?”.

“Nền văn minh Trung Quốc 5.000 năm gần như đã bị phá hủy toàn bộ bởi Cách mạng Văn hóa sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền. Có thể nói rằng sự kế thừa thực sự của 5.000 năm văn hóa, chỉ là Đài Loan được Tưởng Giới Thạch lưu giữ!”.

“Nói đúng hơn rằng Trung Quốc từ khi gieo rắc chủ nghĩa Marx, luôn có gen nói dối và lừa đảo”. 

“Cái kiểu vô văn hóa này thật là đáng sợ! Chủ nghĩa Marx-Lenin coi như là văn hóa Trung Quốc sao?”.

Related posts