COVID-19 có thể chuyển xấu giống đại dịch cúm năm 1918
Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, gần đây đã đề xuất rằng dịch COVID-19 có khả năng tiếp cận đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 về mức độ nghiêm trọng trong khi bày tỏ hy vọng sự can thiệp từ phía chính quyền sẽ ngăn chặn một kết quả như vậy, theo The Epoch Times.
TS Fauci đưa ra nhận xét này trong một hội thảo trực tuyến về Sáng kiến Sức khỏe Toàn cầu tại Đại học Georgetown hôm thứ ba, trong thời gian đó, ông đã gọi dịch COVID-19 là “đại dịch có tầm vóc lịch sử”.
“Đây là một cái gì đó mà khi lịch sử nhìn lại, nó sẽ tương đương với những gì chúng ta từng thấy vào năm 1918”, ông nói thêm, đề cập đến đại dịch cúm mà Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) gọi là đại dịch nghiêm trọng nhất trong lịch sử cận đại”. Người ta ước tính rằng khoảng 500 triệu, hoặc khoảng một phần ba dân số thế giới tại thời điểm đó, đã bị lây nhiễm căn bệnh này, do vi-rút có nguồn gốc từ cúm gia cầm H1N1 gây ra.
Bộ Ngoại giao Mỹ từng cảnh báo về phòng thí nghiệm Vũ Hán 2 năm trước đây
Hai đoạn điện báo của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2018 cảnh báo rằng một phòng thí nghiệm mới ở Vũ Hán không có đủ nhân viên được đào tạo để vận hành nó một cách an toàn trong quá trình nghiên cứu các chủng virus corona giống SARS được phân lập từ dơi, theo các đoạn điện báo được công bố hôm thứ Sáu nhờ Đạo luật Tự do Thông tin.
Một đoạn điện báo được gửi về từ Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh hôm 19/1/2018, đã thông báo cho Washington biết Trung Quốc đã mở Viện Virus học Vũ Hán, phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4 (BSL-4) đầu tiên và rằng lãnh đạo phòng thí nghiệm này cho rằng họ đã sẵn sàng nghiên cứu mầm bệnh cấp độ bốn (P4) – những virus có độc lực cao nhất có nguy cơ lây nhiễm từ người sang người, theo Breitbart.
Tuy nhiên, đoạn điện báo cảnh báo rằng “có một sự thiếu hụt nghiêm trọng các kỹ thuật viên và điều tra viên được đào tạo bài bản để vận hành an toàn phòng thí nghiệm này”. Nó cũng lưu ý “một sự thiếu minh bạch trong các chính sách và hướng dẫn của chính phủ Trung Quốc”, và rằng Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc (NHFPC) chưa cấp phép phòng thí nghiệm triển khai nghiên cứu về mầm bệnh rất dễ lây lan.
Bất chấp có những hạn chế này, phòng thí nghiệm này vẫn tiến hành nghiên cứu về các chủng virus corona giống SARS, bức điện báo cho hay.
Bắc Hàn tuyên bố tự chế vắc-xin chống viêm phổi Trung Quốc
Chính phủ Bắc Hàn hôm 18/7 tuyên bố họ đang tự chế tạo một loại vắc-xin chống lại virus corona có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc, theo Yonhap News.
Tờ báo của Hàn Quốc dẫn thông tin từ Mirae, một trang web của Ủy ban Khoa học và Công nghệ Nhà nước Triều Tiên, tuyên bố các nhà khoa học tại Bình Nhưỡng đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng để phát triển vắc-xin COVID-19.
Bản tuyên bố nói rằng cuộc nghiên cứu vắc-xin được chủ trì bởi một viện sinh học y tế thuộc Viện Khoa học Y khoa Triều Tiên và có sử dụng enzyme chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2).
Triều Tiên tuyên bố họ đã xác nhận được tính miễn dịch và an toàn của một loại vắc-xin tiềm năng, thông qua các cuộc thử nghiệm trên động vật và thử nghiệm lâm sàng bắt đầu từ tháng này.
Tới nay, Triều Tiên chưa công bố có trường hợp nào nhiễm virus Vũ Hán. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng dịch viêm phổi Vũ Hán đang bùng phát nghiêm trọng ở quốc gia ẩn dật có mối quan hệ thân cận với Trung Quốc.
“Chúng tôi nghi COVID-19 đang lan rộng khắp Triều Tiên và Kim Jung Un đang cố gắng để không bị nhiễm bệnh”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kono Taro phát biểu hôm 25/6.
Nguồn tin của RFA cũng nói rằng dịch viêm phổi Trung Quốc đang diễn ra nghiêm trọng tại Triều Tiên.
Tuyên bố về việc chế tạo vắc-xin COVID-19 của Bình Nhưỡng cũng bị giới quan sát nghi ngờ. Yonhap cho biết, các học giả Hàn Quốc nghi ngờ khả năng Triều Tiên có thể tự chế vắc-xin trong bối cảnh khó khăn về tài chính và y tế của Bình Nhưỡng.
Máy bay do thám của Mỹ được phát hiện ngoài khơi bờ biển phía nam Trung Quốc
Một máy bay do thám của quân đội Mỹ đã được phát hiện ở gần bờ biển phía nam Trung Quốc tổng cộng 3 lần trong tuần này tính đến hôm thứ Sáu (17/6), tờ Bưu Điện Nam Hoa buổi sáng dẫn các nguồn tin Trung Quốc cho hay, trong bối cảnh Hải quân Mỹ báo cáo có hai nhóm tàu sân bay đang tiến hành các cuộc tập trận kép ở Biển Đông để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, theo sau việc Mỹ chính thức bác các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông hồi đầu tuần.
Máy bay E-8C của Không lực Hoa Kỳ, được trang bị hệ thống radar chuyên dụng, thông tin liên lạc, vận hành và điều khiển chuyên nghiệp, đã được nhìn thấy 72 hải lý ngoài khơi bờ biển tỉnh Quảng Đông, theo tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (South China Sea Strategic Situation Probing Initiative – SCSPI), một viện chính sách có trụ sở tại Đại học Bắc Kinh.
Đây là vụ chứng kiến thứ ba trong tuần, Viện này cho biết. Các nhà phân tích cho biết chiếc máy bay này có thể đang theo dõi việc triển khai và di chuyển của quân đội của Trung Quốc dọc bờ biển.
Máy bay ném bom tàng hình B-1B đến Guam sau khi Mỹ bác yêu sách của Trung Quốc về Biển Đông
Không quân Mỹ hôm thứ Sáu đã triển khai hai máy bay ném bom B-1B tới đảo Guam khi Hải quân nước này tiếp tục các hoạt động tập trận của tàu sân bay kép ở khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông, theo Stars and Stripes.
Cả hai nhánh lực lượng quân đội đều mô tả các hoạt động là mang tính thường lệ, nhưng tuân theo một thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Hai (13/7) chính thức chấp nhận phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với một số rạn san hô và đảo nhỏ ở Biển Đông.
Họ sẽ huấn luyện với các đồng minh, các nước đối tác và các lực lượng quân đội khác của Hoa Kỳ. Việc triển khai cũng hỗ trợ “các nhiệm vụ răn đe chiến lược nhằm củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật lệ trong khu vực”, Không quân Mỹ cho biết.
Trung Quốc đẩy mạnh việc đóng tàu sân bay
Trung Quốc dự kiến sẽ ra mắt một con tàu sân bay thế hệ kế tiếp trong vòng một năm tới và việc chế tạo một con tàu chị em của con tàu thế hệ mới này hiện đang được đẩy nhanh, hai nguồn tin thân cận với các dự án cho biết.
Tàu sân bay Type 002 – tàu sân bay thứ ba của đất nước và thứ hai được phát triển trong nước – đã bắt đầu quá trình lắp ráp cuối cùng, hai nguồn tin độc lập nói với tờ South China Morning Post.
“Việc lắp ráp con tàu sân bay mới đã bắt đầu và dự kiến sẽ hoàn thành trong nửa đầu năm tới, vì đại dịch Covid-19 đã làm chậm tiến độ”, theo nguồn đầu tiên, chia sẻ trong điều kiện giấu tên vì sự nhạy cảm của vấn đề.
“Các công nhân của công ty cũng đang bắt đầu công việc khởi công cho chiếc tàu sân bay chị em của con tàu mới. Cả hai tàu đều được đóng bởi Nhà máy đóng tàu Giang Nam gần Thượng Hải”.