- Lộ Khắc
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 sẽ diễn ra vào ngày 3/11. Hiện tại, điều tra dân ý cho thấy ứng cử viên Đảng Dân chủ Biden tạm thời dẫn trước so với Tổng thống Trump. Ngoại giới đang chú ý đến việc nếu ông Biden trúng cử Tổng thống thì mối quan hệ Mỹ – Trung liệu có xuất hiện chuyển biến hay không. Theo NPR đưa tin, đối với cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden mà nói, chính sách ngoại giao không chỉ là văn kiện lập trường quốc gia, thượng đỉnh toàn cầu hoặc hiệp ước, mà cần dựa vào xây dựng trên mối quan hệ giao thiệp qua các cuộc họp mặt đối mặt lặp đi lặp lại trong thời gian dài.
Nếu từng nghe ông Biden nói đến chính sách ngoại giao trong hoạt động tranh cử, bạn sẽ thấy ông ấy lặp đi lặp lại một bài cùng một chủ đề. “Trong 35 năm qua, mỗi một nhà lãnh đạo quan trọng trên thế giới mà tôi đã gặp, không phải vì tôi rất quan trọng mà là vì tính chất công việc của tôi”, ông Biden nói trong hoạt động tranh cử tại khu cộng đồng Sparks thuộc bang Nevada.
Trong hoạt động lần đó, ông Biden nói một cách chi tiết nếu ông trúng cử Tổng thống, thì ông sẽ giao thiệp với các khu vực khác trên thế giới như thế nào. Ông khoe khoang một số mối quan hệ trong đó.
Tổng thống Nga Putin? “Ông ấy biết tôi hiểu về ông ấy. Tôi và ông ấy có thời gian rất dài ở cạnh nhau.”
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình? “Tôi với ông ấy cùng đi 17.000 dặm.”
Ông Biden từng nói: “Tôi thường nói đùa [với cựu Tổng thống Obama], mọi thứ chính trị đều là quan hệ cá nhân, nhất là trong quan hệ quốc tế lại càng như thế.” “Bạn cần phải hiểu tư tưởng của một người đàn ông hoặc một người phụ nữ khác, xem họ là ai và đảm bảo họ quen bạn.”
Nhưng điều có ý mỉa mai là, ít nhất trong khoảng thời gian ngắn, kiểu thái độ ngoại giao này của ông Biden rất có khả năng sẽ tan vỡ.
Hội nghị thời gian dài, cùng ăn bữa tối hoặc đại đa số trong tình huống khác, ông Biden có thể ngồi xuống cùng người đứng đầu của chính phủ khác để cùng tâm sự, và xây dựng mối quan hệ riêng tư mà ông cho là cần thiết để đạt được thỏa thuận với quốc gia đó. Nhưng hiện nay, virus Trung Cộng (virus corona mới) phổ biến khắp nơi, khiến cho các các hội nghị thượng đỉnh quốc tế không thể nào tổ chức được.
Cố vấn chính sách đối ngoại cao nhất của ông Biden là Antony Blinken cho rằng: “Có thể khẳng định năng lực giữ mối liên hệ của ông ấy (Biden) với những người lãnh đạo khác trên thế giới, ông ấy chú trọng tìm hiểu họ đến từ đâu, nhân tố ràng buộc của họ, lựa chọn của họ là gì, để ông có thể đại biểu cho Mỹ tiến hành cuộc đàm phán có hiệu quả …”
Nhưng quan điểm của Antony Blinken không được mọi người chấp nhận một cách phổ biến.
Chủ tịch Ủy ban Quan hệ đối ngoại Richard Haass cho rằng, các nước khác khi triển khai quan hệ chính trị, thì không cân nhắc đến sức hút cá nhân.
Ông nói: “Điều họ quan tâm không phải là rượu mời sau bữa tối”, “Họ quan tâm đến thực chất của chính sách đối ngoại của họ”.
Trung Quốc là “mối quan hệ quan trọng nhất”
Mặc dù đại dịch virus Trung Cộng ở một mức độ nào đó đã đảo lộn chính trị trong nước Mỹ, nhưng ông Richard Haass cho rằng nó không thay đổi căn bản quỹ đạo của bất kỳ thách thức lớn nào, ít nhất là không có thay đổi ở mức độ rất lớn.
Richard Haass nói: “Trung Quốc là mối quan hệ quan trọng nhất trong thời đại này. Quan hệ Mỹ – Trung trước đại dịch đã xấu đi rồi. Và nó chỉ là đang tiếp tục xấu đi, hoặc là gia tăng tốc độ ở mức độ nào đó. Dù thế nào, đều đã xảy ra.”.
Sang năm, dù là ông Biden hay là ông Trump làm chủ Nhà Trắng, Trung Quốc đều có thể sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Hiện tại, quan hệ hai nước đang trong trạng thái căng thẳng cao độ. Tổng thống Trump và nhiều nghị viên Đảng Cộng hòa nhiều lần chỉ trích ĐCSTQ mất kiểm soát đối với virus bắt nguồn từ Vũ Hán, khiến cho nó lây lan ra khắp nơi trên thế giới.
Đồng thời, hoạt động tranh cử của ông Trump và ông Biden đều lấy quan hệ Mỹ – Trung làm chủ đề tranh cử, và mỗi bên đều đăng quảng cáo coi ứng cử viên còn lại là có biểu hiện “mềm mỏng” với Trung Quốc.
Trong quá trình tranh cử, ông Biden lại nhấn mạnh một vấn đề, bởi vì là Phó Tổng thống thời kỳ ông Obama, nên ông nhiều lần gặp mặt ông Tập Cận Bình và xây dựng quan hệ công tác với ông Tập.
Hồi tháng 1/2020, ông đã nói tại một hoạt động ở bang Nevada rằng: “Ít nhất [trước thời chính quyền ông Obama] thời gian tôi và ông Tập Cận Bình gặp nhau nhiều hơn bất cứ lãnh đạo thế giới nào khác.”
Nhưng trong một thế giới không có vắc-xin, dù là tại Mỹ hay tại Trung Quốc, ông Biden và ông Tập Cận Bình đều rất khó gặp nhau lần nữa.
Nếu ông Biden thắng cử, ông ấy còn có thể buộc phải từ bỏ 2 lần thượng đỉnh quốc tế tổ chức tại Mỹ mà ông ấy lên kế hoạch. Một là hội nghị tập trung tăng cường dân chủ và phản chế độ chủ nghĩa độc tài, một nữa là giải quyết biến đổi khí hậu. Những hội nghị này đều rất khó diễn ra trước khi vắc-xin được nghiên cứu phát triển và phân phối trên phạm vi toàn cầu.
Biden thắng cử sẽ thay đổi lập trường cứng rắn với Trung Quốc?
Trong quá trình giao thiệp ban đầu, ông Biden khen ông Tập Cận Bình là một người bạn lấy “cởi mở và thẳng thắn” để làm lay động ông.
Tháng 8/2011, ông Biden thăm Bắc Kinh, khi đó ông Tập Cận Bình đang là Phó Chủ tịch nước là người đi cùng ông Biden trong suốt quá trình. Tháng 2/2012, ông Tập Cận Bình thăm Mỹ, ông Biden cũng được liệt vào danh sách đồng hành suốt quá trình.
Tháng 12/2013, ông Biden từ chối 3 yêu cầu “liên hợp kháng Trung” mà ông Abe đề xuất. Khi ông Biden gặp Chủ tịch Đảng Dân chủ Nhật Bản Banri Kaieda đã cho biết: “Chủ tịch Tập Cận Bình đang trong thời kỳ khó khăn của bước đầu trong sự nghiệp, tôi không thể để cho ông thêm phiền phức.”
Theo New York Times đưa tin, hiện nay, cùng với danh tiếng của lãnh đạo Trung Quốc đang xấu đi trên toàn cầu, cộng thêm ông Trump đang gia tăng thêm áp lực chính trị, ông Biden đã sử dụng giọng điệu tương đối tiêu cực khi nói về lãnh đạo Trung Quốc.
Hồi tháng Hai, trong cuộc tranh luận của Đảng Dân chủ, ông Biden đã tức giận nói về ông Tập Cận Bình: “Đây là một người mà trên thân không có bất cứ ý thức thức dân chủ nào”. Ông nói, “Người này là một kẻ vô lại, thực tế ông ấy đã giam giữ 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong ‘trại giáo dục cải tạo’ – tức trại giam giữ tập trung.”
Theo Reuters đưa tin, sự cứng rắn đối với Trung Quốc hiện nay đã trở thành lập trường chung của lưỡng đảng Dân chủ và Cộng hòa ở Mỹ. Giả dụ ông Biden trúng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống năm nay, chính quyền của ông dự tính cũng có khả năng vẫn sẽ cùng các nước đồng minh đối kháng Bắc Kinh, và lựa chọn lập trường cứng rắn trong vấn đề nhân quyền.
Lộ Khắc