Nhớ Nhau Xin Nhớ Tình Dân Tộc Lẳng Lặng Mà Xem Đá Nở Hoa. Phan Đông Bích

FD57C5F3-D85D-4952-9E5C-59F7A6E20310
(Nhà Văn Phan Lạc Phúc – Ông Phan Đông Bích –  Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long)

Phan Đông Bích

Lời tòa soạn: Tác giả là một cựu sinh viên Colombo tại Úc trước 1975, cựu Chủ tịch Cộng Đồng người Việt Tự Do NSW, vừa qua đời tại Sydney sáng Chủ Nhật 2/8/2020, hưởng thọ 72 tuổi..
Việt Luận xin đăng lại bài viết này như một nén nhang để tưởng nhớ một người có những đóng góp đáng kể cho cộng đồng người Việt ở Úc.

…..

Nhân ngày phát hành Bè Bạn Gần Xa của Nhà Văn Phan Lạc Phúc, 30 tháng 11 năm 2001 (ngày 16 tháng 10 năm Tân Tỵ)

Nhớ nhau xin nhớ tình dân tộc
Lẳng lặng mà xem đá nở hoa. . .
(Thơ của Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long)

Hôm nay nhân ngày phát hành bút ký Bè Bạn Gần Xa của nhà văn Phan Lạc Phúc và nhân đọc câu chuyện Ngày Giỗ trong bút ký này, nên người viết đã có cơ duyên được đọc hai câu thơ sau đây của Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long:

Nhớ nhau xin nhớ tình dân tộc
Lẳng lặng mà xem đá nở hoa. . .

1. “Ông bạn tù già”

Bút ký có câu chuyện “Ngày Giỗ” (trang 359 – 365) mà trong đó tác giả đã nhắc đến “ông bạn tù già”:

..”Hôm nay là ngày giỗ hết một ông bạn tù già của tôi. Ông Thượng Tọa nguyên Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo Thích Thanh Long. Có thể nói trong những năm đi tù, người tôi kính trọng nhất là ông Thượng Tọa này. Ông như một ông già nhà quê, không bao giờ nói một lời “đạo đức”, cứ từ từ, cười cười “đừng có lo”, “rồi đâu có đó” mà ở gần ông mình thấy “vững” ra nhiều. Có lẽ ông đạt đến mức “vô úy” nên không thấy ông lo lắng, sợ sệt cái gì bao giờ. Tôi cũng ở chung với nhiều vị tu hành nhưng theo con mắt tôi và cũng theo số đông những người tù khác nữa thì không ai được trọng bằng ông Thượng Tọa “nhà quê” này.”..

..”Tôi tù cùng trại với ông cụ ngoài Bắc khá lâu, đến 6, 7 năm. Nhưng khi được về Nam giữa năm 83 thì tôi về trước. Ông cụ còn ở lại. Tôi được tha năm 85 thì Ông già năm 87 mới được về.”..

..”Ông bạn già của tôi khi được tha về trở lại làm trụ trì ở chùa Giác Ngạn – ở cuối đường Trương Minh Giảng, qua cổng xe lửa chừng 300m rẽ tay mặt là tới nơi. .. Những năm sau, gần Tết đến thăm thể nào Ông bạn tù già (đã lên Hòa Thượng) cũng cho cặp bánh chưng chay. .. Ở hậu liêu của chùa, lúc nào cũng có thuốc lào ngon. Bữa nào nhớ bạn tù, nhớ thuốc lào là tôi lại rẽ vào thăm ông cụ..”

..”Hồi tưởng lại khi ở trong tù, ở trại K2 Thanh Phong một nơi thâm sơn cùng cốc, gần biên giới Lào, năm 1982 ông cụ cùng tất cả những vị Tuyên Úy Công Giáo, Phật Giáo, Tin Lành, đổi đi trại khác. Trước khi từ biệt, ông cụ không biết vì một thúc đảy nào đang đêm đi sang chỗ tôi nằm và nói: “Trước khi chia tay, tặng ông 2 câu thơ”. Ròi ông cụ đọc:

Nhớ nhau xin nhớ tình dân tộc
Lẳng lặng mà xem đá nở hoa. . .”

“Xưa nay không bao giờ thấy ông cụ thơ thẩn gì bao giờ. Bây giờ ông cụ lại cho thơ. Quý lắm. Câu trước cụ cho thì hiểu được, tình cảm cụ dành cho kẻ hậu sinh này. Xin bái tạ.” “Nhưng câu sau thì không hiểu hay là chưa hiểu được cứ như là câu thai, câu sấm. Mãi cho đến cuối năm 1990, từ Hốc Môn lên thăm ông cụ ở chùa Giác Ngạn, khi các nước Đông Âu đang giã từ Chủ Nghĩa Xã Hội, khi Liên Xô đang bời rời, rơi rụng, ông cụ mới bảo rằng: “Ông thấy không đá bây giờ đang nở hoa rồi đấy”. Một chuyện tưởng tượng không thể nào xảy ra được mà nó đã xảy ra. Hình như ông cụ nhìn thấy trước.”

2. Nhớ nhau xin nhớ tình dân tộc

Sau khi Nguyễn Trãi (1380 – 1442) mất đã hơn 500 năm, cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton trong chuyến công du sang Việt Nam và trong bữa tiệc khoản đãi quốc khách do chính phủ cộng sản Việt Nam khoản đãi tại dinh Chủ Tịch Nhà Nước tại Hà Nội ngày 17 tháng 11 năm 2000 đã đọc diễn văn và Ông có trích dẫn một câu văn của Nguyễn Trãi.

Việc cựu TT Clinton dùng câu văn của Nguyễn Trãi trong diễn văn được xem như là một cách để vinh danh Nguyễn Trãi. Ông Clinton đã dùng câu văn của Nguyễn Trãi để khuyên bảo các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam và Ông đã nói:

“In short, people will look back and reach the same conclusion as the great Vietnamese statesman, Nguyen Trai, when he said 500 years ago, “After so many years of war, only life remains.”

Xin được chuyển sang tiếng Việt là:

“Ngắn gọn, nhân loại sẽ nhìn lại lịch sử và đi đến cùng một kết luận như Nguyễn Trãi, nhà lãnh đạo nổi tiếng của Việt Nam, khi Ông đã nói 500 năm trước, “Sau bao năm chiến tranh, chỉ còn lại sự sống”.

Sự sống là gì nếu không phải là nếp sống dân tộc với tất cả tình dân tộc? Phải chăng Ông Clinton muốn nhắc với các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam nhớ về bổn phận của chính phủ phải chăm lo cho đời sống của người dân Việt Nam được sống trong ấm no và tình người?

Nếu thế thì quả thật khá ngẫu nhiên tương hợp với câu thơ tiên tri của cố Hòa Thượng Thích Thanh Long năm 1982: ” Nhớ nhau xin nhớ tình dân tộc”.

Tình dân tộc bàng bạc trong hành động của HT Thanh Long chia xẻ gạo cho các bạn tù, trong hành động của hai vợ chồng ông taxi Công Giáo ở gần bên chùa trông nom ông cụ khi đau yếu, trong hành động của gia đình nhà văn Phan Lạc Phúc cứ đến ngày 20 tháng 10 âm lịch làm mâm cơm chay cúng ông cụ.

3. Lẳng lặng mà xem đá nở hoa. . .

Cuối năm 2000 tức là 235 năm sau khi Nguyễn Du (1765 -1820) sinh ra tại thành Thăng Long (bây giờ là Hà Nội) và 180 năm sau khi Nguyễn Du mất, cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton, trong chuyến công du sang Việt Nam và trong bữa tiệc khoản đãi quốc khách do chính phủ cộng sản Việt Nam khoản đãi tại Hà Nội trong dinh Chủ Tịch Nhà Nước ngày 17 tháng 11 năm 2000, đã đọc diễn văn trước các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

Ông Clinton đã dùng hai câu thơ của Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh (ĐTTT) để diễn tả về sự thay đổi của vạn vật qua bốn mùa rồi từ đó chuyển sang ý tưởng thời cuộc và quan hệ bang giao giữa hai nước, Ông nói:

“As the tale of Kieu foretold, “Just as the lotus wilts, the mums bloom forth; time softens grief, and the winter turns to spring.” Now the frozen images of the past have begun to thaw. The outlines of a warmer shared future have begun to take shape. Let us make the most of this new spring together.”

Xin được chuyển sang tiếng Việt là:

“Như Truyện Kiều đã tiên đoán trước, “Sen tàn cúc lại nở hoa; Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.” Bây giờ những hình ảnh băng giá của thời quá khứ đã bắt đầu tan đá. Những nét đại cương của một tương lai chung ấm áp hơn đã bắt đầu thành hình. Chúng ta hãy cùng tận dụng khả năng của mùa xuân mới này.”

Theo từ điển The Macquarie Dictionary:

Clint, n. a flat-topped ridge between furrows or grikes, caused by solution in a horizontal limestone surface.

Như vậy danh từ “clint” có nghĩa là một dải đá trên đỉnh bằng phẳng nằm giữa những rãnh cắt, tạo ra bởi dung dịch trên mặt phẳng nằm ngang của đá vôi. Tên của cựu Tổng Thống Clinton rất gần với chữ ‘clint’ mà danh từ ‘clint’ có nghĩa là một dải đá trên đỉnh bằng phẳng. Và tại thủ đô Hà Nội, cuối năm 2000, Ông Clinton đã đọc câu thơ của Nguyễn Du: ” Sen tàn cúc lại nở hoa”

Nếu thế thì quả thật khá ngẫu nhiên tương hợp với câu thơ tiên tri của cố Hòa Thượng Thích Thanh Long năm 1982: “Lẳng lặng mà xem đá nở hoa”. Việc cựu TT Clinton dùng hai câu thơ của Nguyễn Du được xem như là một cách để vinh danh Nguyễn Du, và chỉ sau khi Nguyễn Du mất có 180 năm.

Ông Clinton đã không khóc Tố Như như Nguyễn Du đã từng viết:

Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như

Xin được tạm chuyển như sau:

Chẳng hay sau ba trăm năm lẻ
Thiên hạ còn ai khóc Tố Như?

mà Ông lại ca ngợi Nguyễn Du khi Ông đọc hai câu thơ trong ĐTTT như đã nêu trên.

Không hiểu vì vô tình hay cố ý mà cựu TT Clinton lại chọn hai câu thơ ấy trong ĐTTT vì hai câu thơ trên nằm trong đoạn thơ sau đây để diễn tả tâm trạng của Thuý Kiều lúc đó bâng khuâng, lo lắng không biết tương lai của mình sẽ đi về đâu?

Phải chăng Ông Clinton muốn nói đến tâm trạng của những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam cũng đang lo lắng cho tương lai mờ mịt và vô định của chế độ cộng sản kể từ năm 1990 khi “các nước Đông Âu đã giã từ Chủ Nghĩa Xã Hội, khi Liên Xô đã bời rời, rơi rụng.” và khối cộng sản bây giờ chỉ còn lại có bốn nước là Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba?

Bốn phương mây trắng một màu,
Trông vời cố quốc biết đâu là nhà?
Lần lần tháng trọn ngày qua,
Nỗi gần nào biết đường xa thế này.
Lâm-Truy từ thuở uyên bay,
Phòng không thương kể tháng ngày chiếc thân.
Mày ai trăng mới in ngần,
Phấn thừa hương cũ bội phần xót xa!
Sen tàn cúc lại nở hoa,
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
Tìm đâu cho thấy cố nhân?
Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương.

fgg
do-cung-la-lan-dau-tien-ba-clinton-toi-tham-viet-nam

4. Tổng Thống Bill Clinton đã trích dẫn kinh Phật trong diễn văn của Ông tại Hà Nội

Cũng giống như cố HT Thích Thanh Long đã đọc kinh Phật, cựu Tổng Thống Bill Clinton cũng đã đọc và lấy kinh Phật ra để dẫn chứng cho điều Ông muốn nói là chỉ có tình thương hay lòng từ bi mới diệt được hận thù.

Trong bài diễn văn đọc tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 17 tháng 11 năm 2000, Ông Clinton đã nói:

Never does hatred by hatred cease
Hatred ceases by love alone
This is an eternal law.

4.1 Ông Clinton đã đọc bản dịch Anh ngữ của bài kệ thứ 5 trong phẩm Song Yếu (Yamaka Vagga) của kinh Lời Vàng hay kinh Pháp Cú (Dhammapada) đã được chuyển sang Anh ngữ mà nguyên văn bằng tiếng Pali là:

Na hi verena veràni
sammantidha kudacanam
averena ca sammanti
esa dhammo sanantano. (1:5)

Explanatory translation (verse 5)

idha verena verani kudacanam na hi sammanti
averena ca sammanti esa sanantano dhammo

idha: in this world; verani: hatred;
verena: through hatred; kudacanam: at no time;
na hi sammanti: not subsided;
averena ca: only by non-hatred;
sammanti: are pacified; eso: this (is);
sanantano: ageless; dhammo: wisdom.

(Ven. Weragoda Sarada Maha Thero, Chief Monk, Singapore Buddhist Meditation Centre, Singapore, “Treasury of Truth”, Illustrated Dhammapada, page 11, published and donated by the Corporate Body of the Buddha Educational Foundation, Taipei, Taiwan, 1993)
Bài kệ nói trên của kinh Lời Vàng hay kinh Pháp Cú (Dhammapada) đã được Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh chuyển dịch sang tiếng Việt như sau:

Hận thù diệt hận thù
Đời này không thể có
Từ bi diệt hận thù
Là định luật thiên thu

4.2 Giáo Sư F. Max Muller đã dịch kinh Dhammapada từ tiếng Pali sang Anh ngữ và bản dịch đầu tiên xuất bản năm 1870, bản dịch thứ nhì xuất bản năm 1881 do Clarendon Press của viện đại học Oxford University. Giáo Sư Muller dịch:

Verse 5: For hatred does not cease by hatred at any time: hatred ceases by love, this is an old rule. (Dhammapada, Chapter 1, The Twin-Verses, page 5, Sacred Books of the East, Vol. 10)

4.3 Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh đã chuyển dịch kinh Dhammapada sang Việt ngữ để cúng dường Phật Đản 2513 (1969) theo thể kệ và mỗi câu kệ có 5 chữ:

Kệ thứ 5:

Hận thù diệt hận thù
Đời này không thể có
Từ bi diệt hận thù
Là định luật thiên thu

và bốn bài kệ đầu tiên của phẩm Song Yếu là:

1. Tâm dẫn đầu mọi pháp                          2. Tâm dẫn đầu mọi pháp
Tâm chủ, tâm tạo tác                                   Tâm chủ, tâm tạo tác
Nếu nói hay hành động                               Nếu nói hay hành động
Với tâm tư ô nhiễm                                      Với tâm tư thanh tịnh
Khổ não sẽ theo ta                                       Hạnh phúc sẽ theo ta
Như xe theo vật kéo                                     Như bóng không rời hình

3. “Nó mắng tôi, đánh tôi,                         4. “Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó hại tôi, cướp tôi                                     ” Nó hại tôi, cướp tôi”
Ai ôm ấp niệm ấy,                                        Không ôm ấp niệm ấy
Hận thù không thể nguôi.                          Hận thù sẽ tự nguôi.

Kinh Dhammapada thuộc tập Khuddaka Nikàya (Tiểu Bộ Kinh) gồm có 26 phẩm, 423 bài kệ và là một trong những kinh được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trong các kinh sách Phật Giáo.

“Không những 423 bài kệ trong kinh này tóm thâu tinh hoa giáo lý Đức Phật, nhưng nhiều bài kệ đã là những lời dạy chính Đức Phật thân thuyết, và đọc những bài kệ này, chúng ta cảm như thân nghe chính lời Phật dạy từ hơn 2500 năm trước vang lại. Giá trị bất hủ của kinh Dhammapada là ở chỗ này và chúng ta cảm thấy không còn sự trung gian của các vi Tổ Sư kiết tập kinh điển.”

5. Hòa Thượng Thanh Long noi gương Bồ Tát Thường Bất Khinh

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm ‘Thường Bất Khinh Bồ Tát’ thứ 20 có ghi:

.. “Trong thời quá khứ vô lượng kiếp về trước, có vị Bồ Tát Tỳ Kheo tên Thường Bất Khinh. Vì cớ gì tên Thường Bất Khinh? Vì vị Tỳ Kheo đó phàm khi ngó thấy hoặc Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, hoặc ưu-bà-tắc, ưu-bà-di thảy đều lễ lạy khen ngợi mà nói rằng: “Tôi rất kính quí ngài chẳng dám khinh mạn. Vì sao? Vì quí ngài đều tu hành đạo Bồ Tát sẽ được làm Phật”..” (trích trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm thứ 20 ‘Thường Bất Khinh Bồ Tát’)

“Dạo ấy, tù đang đói kinh hoàng, hạt gạo quý như hạt ngọc. .. Ông cụ nhận được chừng 5 kg gạo thăm nuôi, nhưng chiều đến số gạo ấy đã được ông cụ phân phát hết; ông chỉ còn dành lại cho mình ký đường và lọ muối vừng. Ông cụ nói ‘của thập phương cho mình thì mình lại cúng dường Tam Bảo’.” (chuyện Ngày Giỗ, bút ký Bạn Bè Gần Xa của nhà văn Phan Lạc Phúc)

Hòa Thượng Thanh Long đã noi gương Bồ Tát Thường Bất Khinh xem tất cả chúng sinh đều có Phật tánh và sẽ thành Phật nên HT Thanh Long mới nói là cúng dường Tam Bảo, và ngoài việc bố thí tài vật (tài thí), HT luôn luôn ban bố tinh thần không sợ hãi (vô úy thí) cho các bạn tù.

Tinh thần bình đẳng (bình đẳng trí) và lòng từ bi bàng bạc trong hành động của HT Thanh Long chia xẻ gạo cho các bạn tù và luôn luôn ban bố tinh thần không sợ hãi (vô úy thí) cho các bạn tù, trong hành động của hai vợ chồng ông taxi Công Giáo ở gần bên chùa trông nom ông Cụ khi đau yếu.

Xin cảm ơn nhà văn Phan Lạc Phúc qua bút ký “Bạn Bè Gần Xa” đã cho chúng ta những câu chuyện chan chứa tình dân tộc.

Phan Đông Bích

REMARKS BY THE PRESIDENT IN TOAST REMARKS AT STATE DINNER

THE WHITE HOUSE
Office of the Press Secretary
(Hanoi, Socialist Republic of Vietnam)
For Immediate Release November 17, 2000

REMARKS BY THE PRESIDENT IN TOAST REMARKS AT STATE DINNER
Presidential Palace
Hanoi, Socialist Republic of Vietnam
7:38 P.M. (L)

“In short, people will look back and reach the same conclusion as the great Vietnamese statesman, Nguyen Trai, when he said 500 years ago,”After so many years of war, only life remains.”

Today, our people face a changing world and a changing life together, with the same basic aspirations and even some of the same worries. How can we seize the opportunities of a global economy while avoiding its turmoil? How can we open our doors to new ideas while protecting our traditions, our cultures, our way of life? “

“After just one day in your country, I am certain there will be no stopping the people of Vietnam as they gain the chance to realize their full potential. The people of the United States are happy that the time has come when we can be partners.

As the tale of Kieu foretold, “Just as the lotus wilts, the mums bloom forth; time softens grief, and the winter turns to spring.” Now the frozen images of the past have begun to thaw. The outlines of a warmer shared future have begun to take shape. Let us make the most of this new spring together.”

REMARKS BY THE PRESIDENT TO EMBASSY PERSONNEL

THE WHITE HOUSE
Office of the Press Secretary
(Hanoi, Socialist Republic of Vietnam)
For Immediate Release November 17, 2000
Daewoo Hotel
Hanoi, Socialist Republic of Vietnam
7:00 P.M. (L)
In his remarks, President Clinton said:

“One of the most famous sayings of the Buddha is, “Never does hatred by hatred cease; hatred ceases by love alone. This is an eternal law.” Even eternal laws have to be made real in the lives of particular people, and that is a law which has been made real in the life and service of Pete Peterson.”

Related posts