Máy bay Úc chở 500kg Cocaine bị rơi
Một chiếc máy bay nhỏ của Úc đã bị rơi ngay sau khi cất cánh từ quốc đảo láng giềng Papua New Guinea. Một trong những nguyên nhân của vụ tai nạn là vì chiếc máy bay này quá tải khi chuyên trở lượng cocaine lớn, trị giá khoảng 80 triệu USD, Fox News đưa tin hôm Chủ nhật (2/8).
Năm người đàn ông là thành viên của một tổ chức tội phạm có trụ sở tại Melbourne đã bị bắt tại Úc và bị buộc tội âm mưu đưa 500 kg cocaine từ Papua New Guinea vào Queensland, Cảnh sát Liên bang Úc (AFP) cho biết trong một tuyên bố được công bố hôm thứ Bảy (2/8).
Cảnh sát nói rằng, vào ngày 26/7, nhóm tội phạm này đã bố trí một chiếc máy bay hạng nhẹ chở cocaine trái phép từ Sân bay Mareeba ở Queensland, Australia, đến Papua New Guinea tại độ cao khoảng 900 m để tránh bị radar phát hiện.
Victoria tuyên bố tình trạng thảm họa và NSW đặt trong “tình trạng báo động”
Thủ hiến Victoria, ông Daniel Andrews , đã tuyên bố tình trạng “thảm họa” và áp dụng các biện pháp hạn chế giai đoạn bốn vì sự bùng phát “không thể chấp nhận nổi” của bệnh dịch Covid-19.
Tuyên bố trong cuộc họp báo ngày Chủ Nhật (2.8.2020) ông Andrews cho biết từ 6 chiều ngày 2.8.2020 tiểu bang sẽ áp dụng tình trạng thảm họa trong vòng 6 tuần để cảnh sát và các cơ quan hữu trách có nhiều quyền hạn hơn trong việc ngăn chặn và can thiệp vào các hoạt động dân sự và giải quyết các hành vi vi phạm quy định phong tỏa.
Ngay từ khi chính quyền chưa tuyên bố tình trạng thảm họa, người dân Melbourne đã xếp hàng dài bên ngoài siêu thị để mua đồ tích trữ. Vì trước đó, hôm thứ Bảy chính quyền bang Victoria cũgn tuyên bố lệnh giới nghiêm với hiệu lực từ 5h giờ sáng Chủ Nhật.
Hiện tại mỗi gia đình tại Victoria chỉ có được một người ra khỏi nhà để đi mua đồ dùng thiết yếu và chỉ có thể mua trong phạm vi bán kính 5km. Việc tập thể dục bên ngoài nhà cũng bị hạn chế tối đa. Đám cưới cũng bị cấm và bt đầu từ ngày 5/8, toàn bộ học sinh ở tiểu bang Victoria sẽ quay trở lại việc học online. Đối với các cơ sở kinh doanh thì chỉ những cơ sở phục vụ hoạt động thiết yếu như siêu thị, bưu điện… thì được mở cửa còn lại các dịch vụ không thiết yếu sẽ phải đóng cửa.
Ông Daniel Andrews tuyên bố đây là giải pháp chẳng đặng đừng để “bảo vệ sức khỏe người dân và để vượt qua tình trạng hiện nay”.
Chính quyền bang Victoria gia tăng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 khi các ca bệnh mới gia tăng nhanh hơn trong những ngày gần đây. Tính đến trưa Chủ Nhật, chỉ su 24 tiếng đồng hồ, tiểu bang có thêm 671 ca Covid-19 mới và 7 người thiệt mạng. Đáng nói là đến nay Victoria vẫn chưa thể truy ra nguồn khởi phát của 766 ca bệnh,
Cùng ngày số ca nhiễm Covid-19 tại bang Victoria đã vượt quá 11,500 ca bệnh, chiếm 2/3 trong tổng số gần 18,000 ca Covid-19 của toàn quốc.
Tổng trưởng Y tế Greg Hunt ủng hộ việc công bố tình trạng thảm họa của Victroaia, cho biết các biện pháp mà bang này áp dụng không chỉ để bảo vệ người dân bang Victoria mà còn cả người dân các tiểu bang và lãnh thổ khác của Australia.
Hiện Queensland và New South Wales vẫn không bắt buộc nhưng lại đang khuyến khích người dân sử dụng khẩu trang không chỉ ở ngoài đường mà cả ở trongsiêu thị, trên các phương tiện giao thông công cộng hay nơi hành lễ tôn giáo.
Tuy vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo, việc sử dụng khẩu trang có thể phần nào giúp bảo vệ bản thân và sức khỏe cộng đồng, song việc đảm bảo khoảng cách an toàn 1,5 mét với người khác tại nơi công cộng mới là biện pháp quan trọng nhất để hạn chế sự truyền nhiễm Covid-19.
Coles và Woolworths thông báo trong thành phố Melbourne sẽ đóng cửa lúc 7.45pm vì lệnh giới nghiêm bắt đầu lúc 8pm.
Vì người dân hoảng hốt mua đồ dự trữ khiến cho nhiều siêu thị sạch hàng, cho nên hai siêu thị nói trên giới hạn những đồ cần thiết khách hàng có thể mua mỗi lần:
Coles giới hạn 2 bịt thịt xay, thịt gà, nước khử trùng sanitiser và một bịt khẩu trang.
Woolworths giới hạn 2 pack thịt đông lạnh, rau cải đông lạnh, 1kg thịt tươi, 2 kg carrots, hành và potatoes.
Trong lúc đó tại NSW Thủ hiến Gladys Berejiklian cảnh báo người dân cách đối phó của tiểu bang đối với COVID-19 trong vài tuần tới sẽ cho thấy tiểu bang thành công hay thất bai (make or break).
Phát biểu trong cuộc họp báo, bà Berejiklian cho biết tiểu bang NSW đang trong “tình trạnh báo động” và đòi hỏi mọi người phải chung sức để giữ “giữ vững chiến tuyến”.
Vào hôm Chủ Nhật NSW có 12 ca nhiễm mới, và chính quyền khuyến khích người dân nên mang khẩu trang.
Cao Ủy Úc và Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ khẩu chiến
Chỉ chưa đầy năm tháng sau khi nhậm chức Cao ủy Úc (Đại sứ) tại Ấn Độ, cựu Thủ hiến NSW Barry O’Farrell đã gây tiếng vang sau một trận khẩu chiến với Đại sứ Trung Quốc Tôn Vệ Đông (Sun Weidong ) về chủ quyền Biển Đông!
Sự thể bắt đầu khi ông O’Farrell tham gia cuộc phỏng vấn hãng tin Ấn Độ ANI vào ngày 30.7.2020, trong đó ông O’Farrell bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử và các vùng nước nội thủy có liên quan tới biển Đông. Ông Barry O’Farrell cho rằng Bắc Kinh nên kiềm chế việc đơn phương thay đổi hiện trạng trong khu vực.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Barry O’Farrell bày tỏ: “Chúng tôi vẫn còn lo ngại sâu xa về các hành động tại biển Đông mà chúng tôi cho rằng đang khiến tình hình bất ổn, và có thể kích động các hành động leo thang. Tuần trước, Úc đã gửi Công hàm lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bác bỏ các yêu sách hàng hải phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông”.
Cao ủy Úc tại Ấn Độ Barry O’Farrell cũng cho biết theo phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) vụ kiện Philippines -Trung Quốc liên quan đến vấn đề biển Đông năm 2016, Úc bác bỏ các tuyên bố của Trung Quốc về quyền lịch sử và các vùng nội thủy.
Chưa đầy 24 giờ sau khi bài phỏng vấn của đại diện phía Úc được công bố, Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Tôn Vệ Đông lập tức lên trang Twitter cá nhân bày tỏ sự phản đối. Trong dòng tweet ngày 31-7, Đại sứ Tôn Vệ Đông cho rằng chủ quyền lãnh thổ, các lợi ích và quyền hàng hải của Trung Quốc đều phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Ông Tôn Vệ Đông nói: “Bình luận của Đại sứ Úc tại Ấn Độ về vấn đề biển Đông đã bất chấp các thực tế. Có một thực tế rõ ràng rằng ai mới là người bảo vệ hòa bình và sự ổn định, và ai là người gây bất ổn và kích động leo thang tại khu vực”.
Đáp trả phát ngôn của ông Tôn Vệ Đông trên Twitter, ông Barry O’Farrell lên tiếng bày tỏ hy vọng Trung Quốc sẽ tuân thủ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Quốc tế vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc về vấn đề biển Đông.
Ông O’Farrell viết trên Twitter: “Cảm ơn Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ. Tôi hy vọng sau đây ông sẽ tuân theo phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện biển Đông, vốn là phán quyết cuối cùng và có tính ràng buộc theo luật quốc tế, đồng thời kiềm chế các hành động làm thay đổi hiện trạng”.
Sau dòng tweet vừa nêu của ông O’Farrell, Đại sứ Trung Quốc Tôn Vệ Đông tiếp tục lên Twitter chỉ trích phán quyết của Tòa Trọng tài hồi năm 2016. Ông Tôn Vệ Đông cho rằng phán quyết này vi phạm nguyên tắc đồng thuận của quốc gia, là phán quyết “phi pháp, vô hiệu, không có giá trị và hiệu lực ràng buộc”.
Trong dòng tweet thứ hai trong ngày 31-7, Đại sứ Trung Quốc tuyên bố: “Trung Quốc không chấp nhận và cũng không thừa nhận Tòa Trọng tài về vụ kiện biển Đông. Chúng tôi hy vọng các quốc gia không có yêu sách chủ quyền có thể đóng góp vào hòa bình và ổn định khu vực thay vì làm điều ngược lại”.
Những trao đổi qua lại giữa các nhà ngoại giao Trung Quốc và Úc tại Ấn Độ nổ ra chỉ 1 tuần sau khi chính phủ Úc gửi Công hàm lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc với biển Đông. Úc cho rằng những tuyên bố này không phù hợp với UNCLOS.
Nam Hàn cấm nhập thịt gà Úc
Ngày 1.8.2020 Chính phủ Nam Hàm tuyên bố cấm nhập thịt gia cầm và trứng từ Úc.
Bộ Nông nghiệp, thực phẩm và nông thôn sự vụ Nam Hàn Quốc cho biết lệnh cấm được áp dụng sau khi nhận tin về việ bùng phát dịch cúm gia cầm ở miền Nam nước Úc. Thông báo này cũng khuyến cáo người dân hạn chế đến các trang trại gia cầm và mua động vật từ các nơi bị ảnh hưởng.
Trước đó, dịch cúm gia cầm H7N7 đã được phát hiện ở một trang trại chăn nuôi gần Lethbridge, tiểu bang Victoria. Dịch có khả năng lây lan rất nhanh và khiến gia cầm ốm nặng hoặc chết.
Theo thông báo trên trang mạng của Tổ chức thế giới vì sức khỏe động vật (WOFAH), trang trại trên có hơn 43,000 con và 21,750 trường hợp đã nhiễm virus.
Các biện pháp nhằm kiểm soát dịch đã được thực thi và khu vực này đã được cách ly. Gia cầm tại trang trại đã được đưa đi tiêu hủy nhằm ngăn chặn dịch lây lan.
H7N7 không đặt ra nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng vì hiếm khi ảnh hưởng tới con người, trừ phi tiếp xúc trực tiếp với động vật mắc bệnh. Thịt hoặc trứng được nấu chín vẫn an toàn với sức khỏe con người.