- Khả Y
Ngày 13/8 mới đây, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ thông báo đã phá vỡ thành công chuỗi gây quỹ của ba tổ chức khủng bố lớn, bao gồm tổ chức Nhà nước Hồi giáo ISIS, đồng thời đóng băng hơn 300 tài khoản tiền mã hóa trị giá 2 triệu USD. Đây cũng là vụ thu giữ quỹ khủng bố lớn nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ.
Theo một thông cáo báo chí được đăng tải trên trang thông tin của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, 3 tổ chức khủng bố nước ngoài gồm: Chi nhánh quân sự của Hamas – Lữ đoàn Al-Qassam, Al-Qaeda và ISIS đã bị phát hiện gây quỹ cho các hoạt động khủng bố thông qua tiền mã hóa và mạng xã hội.
Trên thực tế, các tổ chức khủng bố Hamas, Al-Qaeda và ISIS, những kẻ thù công khai của thế giới này, từ lâu đã bị hệ thống tài chính truyền thống phong tỏa, cắt đứt các kênh tài trợ. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, các tổ chức này đã sử dụng các loại tiền mã hóa mới phát triển như Bitcoin…, để thực hiện các hoạt động rửa tiền phức tạp, và thậm chí giả làm tổ chức từ thiện hoặc nhà cung cấp vật tư y tế để bí mật gây quỹ cho các hoạt động khủng bố.
Trong bản cáo trạng, Bộ Tư pháp chỉ ra, năm 2019, Lữ đoàn Hamas Qassam đã yêu cầu những “nhà tài trợ khủng bố” quyên góp tiền Bitcoin để tài trợ cho các hoạt động khủng bố của chúng thông qua mạng xã hội; tổ chức này sau đó đã mở một trang web để đăng video dạy cách ẩn danh cho những “nhà tài trợ khủng bố”. Tổ chức khủng bố này thậm chí còn cung cấp các tài khoản quyên góp Bitcoin dành riêng cho mỗi nhà tài trợ để tránh bị các cơ quan chấp pháp theo dõi.
Tuy nhiên, các cơ quan chấp pháp Mỹ vẫn ngăn chặn và phong tỏa được 150 tài khoản mã hóa liên quan đến lữ đoàn Qassam, đồng thời bí mật tiếp quản các trang web này, tiếp tục giả vờ đang nhận tiền khủng bố của các cá nhân quyên góp cho các tổ chức trên.
Ngoài ra, trong bản cáo trạng hình sự dài 14 trang do công tố viên công bố, hai công dân Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc điều hành các hoạt động chuyển tiền, rửa tiền quy mô, bao gồm hỗ trợ tài chính cho Hamas.
Một nhóm khủng bố khác bị triệt phá quỹ tài chính là Al-Qaeda ở Syria. Các thành viên của tổ chức này sử dụng các kênh truyền thông xã hội trực tuyến như Telegram để quyên góp tiền mã hóa tài trợ cho các hoạt động khủng bố. Ngoài ra, Al-Qaeda còn mạo danh các tổ chức từ thiện hỗ trợ nạn nhân các cuộc tấn công khủng bố bạo lực làm vỏ bọc cho danh tính để gây quỹ.
Theo nguồn tin từ một mật vụ nằm vùng Mỹ, sau khi bắt nối thành công với người phụ trách một trong các công ty ngụy trang (Reminder for Syria), mật vụ đánh tiếng giả vờ muốn thực hiện các hoạt động phá hoại ở Hoa Kỳ. Hai bên sau đó đã thảo luận về giá tên lửa đất đối không (SAM), tiến hành thánh chiến trên đất Mỹ, ai làm người ấy chịu.
Cuối cùng, các đặc vụ đã dụ lấy thành công 155 tài khoản ảo thuộc tổ chức Al-Qaeda, và giao cho chính quyền đóng băng sau đó.
Tổ chức khủng bố ISIS trỗi dậy gần đây cũng đã bị Bộ Tư pháp Mỹ phát hiện các hành vi lừa đảo nhằm gây quỹ cho các hoạt động khủng bố có liên quan đến viêm phổi Vũ Hán.
Theo cáo trạng, Murat Cakar, một hacker trợ giúp ISIS gây quỹ, đã giả bán các thiết bị bảo hộ y tế và khẩu trang N95 cho các bệnh viện, trung tâm y tế và cứu hỏa của Mỹ trên một trang web lừa đảo để gây quỹ cho ISIS.
Các nhân viên điều tra Hoa Kỳ sau đó đã chặn trang web của Kakkar để ngăn những người tiêu dùng khác bị lừa và cắt đứt tài trợ của hắn cho ISIS.
Hôm thứ Năm, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã nhấn mạnh, chiến dịch lần này là “hoạt động lớn nhất từ trước đến nay nhằm đánh sập các tài khoản tiền ảo tài trợ cho khủng bố.” Đồng thời cũng công bố bản cáo trạng dài 87 trang đối với ba tổ chức khủng bố này. Đây là kết quả đạt được từ sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ đã điều động các cơ quan như FBI, Bộ An ninh Nội địa và Sở Thuế vụ điều tra hình sự các loại cơ cấu. Sau khi nắm được các đường dây tài trợ của các tổ chức khủng bố, Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc điều tra kín đáo. Đợi đến thời điểm thích hợp, tiến hành cắt đứt nhiều tài khoản ngân hàng và hàng trăm tài khoản tiền mã hóa của các tổ chức liên quan.
Nhiều quan chức cấp cao Hoa Kỳ đã lên án các tổ chức khủng bố sử dụng công nghệ cao để tiến hành các hoạt động phá hoại, và Hoa Kỳ sẽ không lùi bước trước cuộc chiến này.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin bày tỏ, đối mặt với những kẻ khủng bố sử dụng các giao dịch tài chính kỹ thuật số phức tạp, bao gồm cả tiền mã hóa để gây quỹ, Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ không để chúng thành công. Đồng thời, họ sẽ làm việc chăm chỉ để giải tán các đường dây giao dịch tài chính bất hợp pháp qua mạng này.
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr và Giám đốc FBI Christopher Wray cũng cho biết sẽ làm mọi cách để chống lại hoạt động tài trợ bất hợp pháp của các tổ chức khủng bố, bảo vệ sự an toàn của người dân Mỹ.
Khả Y