- Hứa Thiên Lạc
Gần đây Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga và Cảnh sát trưởng Hồng Kông Đặng Bính Cường đã có trả lời phỏng vấn của truyền thông, tiếp tục “biểu đạt trung thành” với quốc gia, cả hai người cùng được hỏi về ảnh hưởng sau bị Mỹ chế tài. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết chế tài liên quan đã mang đến một chút bất tiện cho cá nhân, ví dụ bị hạn chế khi sử dụng thẻ tín dụng, nhưng bà nói thẳng sẽ không bị dọa vì chế tài. Còn ông Đặng Bính Cường lại lên án “nước khác” dùng “thủ đoạn mafia” vì nguyên nhân chính trị để đàn áp ông, ông cũng thừa nhận một bộ phận dịch vụ ngân hàng của ông bị ngừng.
Thẻ tín dụng của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga bị chặn vì lệnh chế tài
Theo Apple Daily đưa tin, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, người có tên trong danh sách chế tài của Mỹ, mới đây đã nhận trả lời phỏng vấn của Mạng truyền hình Toàn cầu Trung Quốc trực thuộc CCTV. Bà Lâm nói chế tài đã mang đến một chút bất tiện, nhưng bà cũng nói điều quan trọng là bà và các quan chức khác có thể được sự tín nhiệm của Trung ương (chính quyền Bắc Kinh) trong thời khắc quan trọng của lịch sử, cảm thấy vinh hạnh khi được thực thi Luật Anh ninh Quốc gia khu vực Hồng Kông để duy hộ chủ quyền quốc gia.
Luật An ninh Quốc gia khu vực Hồng Kông có hiệu lực đã hơn một tháng, cảnh sát Hồng Kông bắt giữ nhiều người, ngoài ra còn truy nã nhiều nhân sĩ ở hải ngoại, về vấn đề này, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói rằng Luật Anh ninh Quốc gia có hiệu quả “chấn tà”. Công ty Hồng Kông hoặc các chuyên gia hiện tương đối khó đi vào thị trường nước ngoài, “Chúng tôi phải chuyển trọng điểm của mình vào thị trường khổng lồ trong nước, nhất là khu vực vùng vịnh Quảng Đông-Hồng Kông-Ma Cao.”
Ông Đặng Bính Cường bị hạn chế dịch vụ ngân hàng
Cảnh sát trưởng Hồng Kông Đặng Bính Cường trước đó trả lời phỏng vấn của tờ Nhật báo Kinh tế, bản tin được đăng ngày 17/8. Ông Đặng phê bình nước khác vì nguyên nhân chính trị đã dùng “thủ đoạn mafia” để đàn áp ông, đồng thời thừa nhận bộ phận dịch vụ ngân hàng bị ngừng. Sau khi chế tài của Mỹ có hiệu lực, cũng có một bộ phận quốc gia ngừng bán vật tư cho cảnh sát Hồng Kông, và cắt đứt các hoạt động huấn luyện cấp quốc với nhau.
Ông Đặng cho biết, lực lượng cảnh sát sẽ không bị dọa sở bởi “thủ đoạn đe dọa cấp quốc gia”, ông nhấn mạnh sứ mệnh của mình là duy hộ an ninh quốc gia, còn nói bản thân mình thanh thản, mỗi đêm đều ngủ ngon, tự khen mình không làm gì hổ thẹn trong công tác.
Trước đó, ngày 7/8, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ đã tuyên bố chế tài 11 quan chức cấp cao của Hồng Kông và ĐCSTQ, bao gồm: Phó Chủ nhiệm Văn phòng sự vụ Hồng Kông & Ma Cao Trương Hiểu Minh; Chủ nhiệm Văn phòng Sự vụ Hồng Kông & Ma Cao Hạ Bảo Long; Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương tại Hồng Kông Lạc Huệ Ninh; Giám đốc Văn phòng An ninh Quốc gia tại Hồng Kông Trịnh Nhạn Hùng; Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga; Cục trưởng Cục Bảo an Hồng Kông Lý Gia Siêu; Giám đốc Sở Cảnh vụ Hồng Kông Đặng Bính Cường; cựu Giám đốc Sở Cảnh vụ Hồng Kông Lư Vĩ Thông; Vụ trưởng Tư pháp Hồng Kông Trịnh Nhược Hoa; Cục trưởng Cục Sự vụ Hiến pháp và Đại lục Tăng Quốc Vệ; Tổng thư ký Ủy ban An ninh Quốc gia Hồng Kông Trần Quốc Cơ. Nguyên nhân chế tài là vì những người này phá hoại tự do chính trị của Hồng Kông.
Hứa Thiên Lạc